ty TNHH thiết bị giáo dục và nội thất Tín Nghĩa.
4.2.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán bán hàng bàn ghế mẫu giáo tại Công ty TNHH thiết bị giáo dục và nội thất Tín Nghĩa.
Kế toán bán hàng là một nội dung lớn tại các DN nói chung và tại Công ty TNHH thiết bị giáo dục và nội thất Tín Nghĩa nói riêng. Bán hàng là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của DN, là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của DN. Vì thế kế toán bán hàng là nội dung vô cùng quan trọng trong các DN thương mại. Nếu làm tốt công tác kế toán bán hàng thì DN có thể tìm ra được hướng đi đúng trong kinh doanh và có hiệu quả. Trên thực tế, kế toán bán hàng được rất nhiều người quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp
đến DN. Qua khảo sát tại Công ty TNHH thiết bị giáo dục và nội thất Tín Nghĩa em thấy công tác kế toán bán hàng tại Công ty còn nhiều hạn chế cần được khắc phục. Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu và hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thiết bị giáo dục và nội thất Tín Nghĩa nên em đã chọn đề tài: “ Kế toán bán hàng bàn ghế mẫu giáo tại Công ty TNHH thiết bị
giáo dục và nội thất Tín Nghĩa”
4.2.2. Yêu cầu hoàn thiện kế toán bán hàng bàn ghế mẫu giáo tại Công ty TNHH thiết bị giáo dục và nội thất Tín Nghĩa.
Để giải quyết vấn đề đặt ra thì trước tiên phải có những tiêu chí, những yêu cầu hoàn thiện. Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế và mục đích của kế toán bán hàng cung cấp thông tin cho nhà quản lý DN, cho các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và cho các đối tượng khác thì việc giải quyết các vấn đề trong kế toán bán hàng là rất cần thiết và phải dựa trên các yêu cầu sau: - Yêu cầu tuân thủ:
Tuân thủ là yêu cầu đặt ra hàng đầu trong quá trình hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty.Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng phải đảm bảo tuân thủ các chế độ kế toán hiện hành mà DN đang áp dụng, các văn bản pháp lý như: Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, thong tư hướng dẫn. Chế độ kế toán DN vừa và nhỏ (theo QĐ 48/2006 QĐ-BTC) áp dụng cho tất cả các DN có quy mô vừa và nhỏ thuộc mọi lĩnh vực kinh doanh, mọi thành phần kinh tế trong cả nước gồm: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân và các Hợp tác xã. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15 ( QĐ 15/2006/QĐ- BTC) áp dụng cho mọi DN thuộc các thành phần kinh tế: Các DN Nhà nước, Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên, Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra còn các Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh, DN tư nhân có quy mô lớn. DN vừa và nhỏ có thể áp dụng theo QĐ 15 nhưng phải báo cho cơ quan thuế quản lý DN mình biết
và phải thực hiện ổn định ít nhất hai năm tài chính. Các DN vừa và nhỏ thuộc các lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán,…thì áp dụng Chế độ kế toán đặc thù do BTC ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.
- Yêu cầu phù hợp:
Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng bên cạnh việc tuân theo Chế độ kế toán hiện hành thì còn phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh và trình độ quản lý của DN, phù hợp với việc tổ chức công tác kế toán bán hàng của DN. Đây là yêu cầu thực sự cần thiết đối với các DN, nếu các giải pháp đưa ra mà không phù hợp với đặc điểm kinh doanh cũng như đặc điểm công tác kế toán của DN thì sẽ không có khả năng thực hiện được.
- Yêu cầu thống nhất:
Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng phải đảm bảo thống nhất theo quy định của Nhà nước và thống nhất giữa các bộ phận kế toán của Công ty từ phương pháp hạch toán hàng tồn kho đến việc sử dụng tài khoản kế toán về nội dung, tên gọi, mã hàng,….Theo đó thì kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty sẽ trở nên đồng bộ hơn, dễ kiểm tra số liệu.
- Yêu cầu chính xác và kịp thời:
Kế toán có nhiệm vụ cung cấp thông tin chính xác, trung thực khách quan phù hợp với bản chất của hoạt động kinh tế, giúp cho cơ quan nhà nước, nhà quản lý DN nhận thức đúng thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của DN, từ đó đánh giá đúng về kết quả kinh tế của DN để khai thác tôi đa nhửng hoạt động có hiệu quả. Vì vậy các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng cũng phải đem lại tính chính xác cao cho công tác kế toán. Bên cạnh đó để phát triển kinh tế trong nước, mở rộng kinh tế đối ngoại, tranh thủ khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài, người quản lý phải cập nhật thông tin về tình hình hoạt động và kết quả đạt được của Công ty ở một thời kỳ nhất
định. Do đó tính kịp thời cuả các thông tin kế toán trong đó có thông tin về kế toán bán hàng cũng là một yêu cầu quan cần thiết.
- Yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả và khả thi:
Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng khi đã tuân thủ các yêu cầu trên thì còn điều quan trọng là phải dựa trên tiêu chí tiết kiệm. Các DN muốn có lợi nhuận cao thì tiết kiệm chi phí là một trong những giải pháp hiệu quả. Hiệu quả công việc là điều cuối cùng DN mong muốn để mang lại lợi nhuận cao, vì thế các giải pháp đưa ra cũng phải đảm bảo mang lại hiệu quả.Tuy nhiên thì các giải pháp đề xuất phải có tính khả thi. Mọi vấn đề nếu chỉ đặt ra trên lý thuyết mà ko thực hiện được thì không còn ý nghĩa với các DN mà phải có khả năng thực hiện, nghĩa là phải có tính khả thi cao.
4.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng bàn ghế mẫu giáo tại Công ty TNHH thiết bị giáo dục và nội thất Tín Nghĩa.
Qua thời gian thực tập tại Phòng kế toán của Công ty TNHH thiết bị giáo dục và nội thất Tín Nghĩa đồng thời cùng với những nghiên cứu về mặt lý luận trong chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam em thấy bộ phận kế toán bán hàng của Công ty còn tồn tại một số vấn đề. Việc giải quyết các vấn đề này là cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy em xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty TNHH thiết bị giáo dục và nội thất Tín Nghĩa như sau:
4.3.1. Giải pháp thứ nhất: Hoàn thiện phương thức bán hàng
Công ty nên mở rộng thêm phương thức bán đại lý giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, mở rộng quy mô, thu hút nhiều khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty
4.3.2.Giải pháp thứ hai: Hoàn thiện chính sách bán hàng
Công ty nên chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán sớm trước thời hạn trong hợp đồng. Ngoài ra với những khách hàng thân cận của
Công ty thì cũng nên có những chính sách ưu đãi. Cuối các tháng hoặc các tổng kết những khách hàng mua nhiều trong tháng, quý Công ty có thể có những phần quà dành cho họ. Đồng thời cũng tổng kết những nhân viên kinh doanh ký được nhiều hợp đồng với tổng giá trị lớn để có những hình thức khuyến khích thích hợp.
4.3.3.Giải pháp thứ ba: Hoàn thiện hạch toán ban đầu
Việc vận dụng TK kế toán:
- Khi phát sinh các nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba và bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng thì kế toán không hạch toán vào TK 156 mà sử dụng TK 632 “ Giá vốn hàng bán” và TK 157 “ Hàng gửi bán”. Cụ thể trình tự hạch toán như sau:
Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba:
Căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán của khách hàng kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Giá bán đã có thuế
Có TK 511: Doanh thu bán hàng theo giá chưa thuế Có TK 3331: thuế GTGT đầu ra
Đồng thời căn cứ vào hóa đơn GTGT ( hoặc hóa đơn bán hàng) do nhà cung cấp lập, phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: Trị giá hàng
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng mua giao tay ba
Có TK 111, 112, 331: Tổng tiền phải thanh toán cho nhà cung cấp.
Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng:
Khi Công ty mua hàng về sau đó chuyển thẳng đi bán, căn cứ vào hóa đơn GTGT( hoặc hóa đơn bán hàng) và phiếu gửi hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 157: Trị giá hàng mua vận chuyển thẳng chưa có thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng mua gửi K
Có TK 111, 112, 331: tổng tiền phải thanh toán cho nhà cung cấp Khi hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ kế toán phản ánh doanh thu:
Nợ TK111, 112, 131: giá bán đã có thuế
Có TK 511: Doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 157
- Đối với TK doanh thu, kế toán nên mở chi tiết tới tài khoản cấp 3 để theo dõi chi tiết doanh thu bán hàng từng loại nhóm hàng thuận tiện hơn cho việc quản lý.
VD: TK 51111: “ Doanh thu bán bàn ghế mẫu giáo” TK 51112: “ Doanh thu bán bàn ghế văn phòng” TK 51113: “ Doanh thu bán đồ chơi ngoài trời”
………..
- Đối với các khoản giảm trừ doanh thu: Kế toán nên sử dụng đúng các
TK giảm trừ doanh thu khi phát sinh các nghiệp vụ có liên quan để phản ánh đúng bản chất
TK 5211: “ Chiết khấu thương mại: TK 5212: “ Hàng bán bị trả lại” TK 5213: “ Giảm giá hàng bán” Trình tự kế toán như sau:
Khi phát sinh các nghiệp vụ như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan hạch toán như sau:
Nợ TK 5211, 5212, 5213: Số chiết khấu thương mại, trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán
Nợ TK 3331: Số thuế đầu ra tương ứng tính trên các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
Có TK 111, 112, 131: Tổng số tiền giảm trừ
Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu sang TK 5111 để xác định doanh thu thuần về bán hàng.
4.3.4. Giải pháp thứ 4: Giải pháp đối với hàng tồn kho bị giảm giá
Hàng tồn kho được ghi chép trên sổ kế toán theo giá mua thực tế tại thời điểm phát sinh. Nhưng trên thực tế thì giá của HTK trên thị trường có thể giảm so với giá gốc do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân. Theo nguyên tắc thận trọng trong kế toán thì Công ty cần lập dự phòng giảm giá HTK.
Dự phòng giảm giá HTK là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn so với giá trị đã ghi sổ kế
toán của HTK. Việc lập dự phòng nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do HTK bị giảm giá đồng thời cũng để phản ánh phần giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.
Dự phòng giảm giá HTK được lập khi giá trị thuần có thể thực hiện của HTK nhỏ hơn giá gốc và được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Dự phòng được lập vào cuối kỳ kế toán năm khi lập báo cáo tài chính và khi lập dự phòng phải tuân theo các quy định của chuẩn mực kế toán số 02 “ Hàng tồn kho”
Kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan như: Bảng kê lập dự phòng, Chứng từ lập và hoàn nhập dự phòng.Đồng thới căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng HTK thực tế của từng loại hàng hóa để xác lập dự phòng theo công thức:
Mức dự phòng Số lượng vật tư, Giá trị thuần có giảm giá vật tư, = hàng hóa giảm giá * Giá trị - thể thực hiện hàng hóa cho tại thời điểm cuối ghi sổ được của các mặt năm kế hoạch năm báo cáo kế toán hàng tương ứng
Nội dung TK 1593 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” phản ánh việc lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng giảm giá HTK.
Kết cấu:
Bên nợ: Giá trị dự phòng giảm giá HTK được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ
Bên có: Giá trị dự phòng giảm giá HTK đã lập tính vào giá vốn của hàng bán trong kỳ.
Số dư bên có: Giá trị dự phòng giảm giá HTK hiện có cuối kỳ.
Trình tự hạch toán:
Cuối kỳ kế toán năm khi lập dự phòng giảm giá HTK lần đầu tiên, kế toán ghi Nợ TK giá vốn hàng bán (632) và ghi Có cho tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (1593).
Cuối ký kế toán năm ( hoặc quý) tiếp theo:
+ Nếu khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn kế toán ghi Nợ TK giá vốn hàng bán ( 632), ghi Có TK dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( 1593).
+ Nếu khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn ghi Nợ tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho(1593), ghi Có TK giá vốn hàng bán(632)
BẢNG LẬP DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO Ngày 31/12/N Tên hàng hóa Đơn vị tính Số lượng 1 sản phẩm Tổng trị giá gốc Tổng giá trị thuần Mức dự phòng Trị giá gốc Trị giá thuần Tổng
4.3.5. Giải pháp thứ năm: Giải pháp đói với các khoản nợ phải thu khó đòi
Dự phòng phải thu khó đòi là khoản dự tính trước cho khoản nợ phải thu khó đòi hoặc khả năng không đòi được. Công ty có thể xem xét lập dự phòng phải thu khó đòi để đảm bảo việc kinh doanh ổn định tránh thua lỗ.
Để hạch toán khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi sử dụng TK 1592 “ Dự phòng phải thu khó đòi”
Kết cấu:
Bên nợ:
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi - Xóa các khoản dự phòng phải thu khó đòi
Bên có: Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Số dư bên có: Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ
Trình tự hạch toán:
Cuối kỳ kế toán năm công ty căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được kế toán tính, xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. nếu số dự phòng nở phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hạch toán vào chi phí:
Nợ TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có Tk 1592: Dự phòng phải thu khó đòi
Nếu khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí:
Nợ TK 1592: Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là thực sự không đòi được thì được phép xóa nợ. Việc xóa nợ các khoản náy phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xóa nợ các khoản phải thu khó đòi kế toán