Kết luận chương

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ Nghiên cứu thiết kế hệ thống thiết bị sấy vải quả sử dụng năng lượng khí sinh học (Biogas (Trang 28)

1. Đã xác định được hệ số thoát ẩm của vải quả là hàm của nhiệt độ:

548,89

k 58,22e= − θ . Kết quả mô phỏng và thực nghiệm quá trình thoát ẩm trong vật

liệu sấy phù hợp .

2. Mô hình toán học và chương trình tính toán mô phỏng EGGSIM3 viết trong môi trường MATLAP đã xác định được mối quan hệ giữa nhiệt độ và độ ẩm không khí và nhiệt độ và độ ẩm của vải quả theo không gian và thời gian. Kết quả tính toán mô phỏng là cơ sở khoa học cho việc khảo sát các tham số ảnh hưởng đến quá trình sấy nhằm lựa chọn chế độ sấy và các thông số hình học thiết bị sấy.

3. Để nhiệt độ trong buồng chứa vải quả chênh lệch không quá 1oC và thời gian sấy thích hợp thì chiều cao buồng chứa vải quả được chọn theo tốc độ gió như bảng 3.5.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 4.1. Kết quả khảo sát chế độ sấy vải quả trong thực tiễn sản xuất

Để có cơ sở cho việc lựa chọn quy trình công nghệ và hệ thống thiết bị sấy, cần phải khảo sát kiểm tra xác định các thông số công nghệ của quá trình sấy, phát hiện những hạn chế về công nghệ và hệ thống thiết bị, từ đó đề xuất những biện pháp cải tiến phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình sản xuất vải quả khô trờn cỏc lũ thủ công của bốn hộ gia đình tại Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương).

- Mẫu số 1, lò sấy của gia đình ông Trần Đại Học tại thụn Phỳc Thành xã Quý Sơn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, năng suất 800 ữ 1000 kg vải quả tươi, dùng trực tiếp khúi lũ làm tác nhân sấy.

- Mẫu số 2, lò sấy của gia đình ông Nguyễn Văn Hội xã Thanh Xá huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương năng suất 900 ữ 1200 kg vải quả tươi, dùng trực tiếp khúi lũ làm tác nhân sấy.

- Mẫu số 3, lò sấy của gia đình ông ...tại xã Phương Chiểu huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, năng suất 700 ữ 900 kg vải quả tươi, dùng trực tiếp khúi lũ làm tác nhân sấy.

- Nguyên liệu sấy là vải thiều Chũ – Kim Động (Hưng Yên), Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương), thực hiện sấy khô theo quy trình công nghệ được thể hiện trờn hình 1.7 (chương 1).

Sau khi sấy, chúng tôi tiến hành lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu hóa học và cảm quan. Kết quả phân tích hóa học và cảm quan mẫu sản phẩm sấy được ghi trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả phân tích hóa học và cảm quan mẫu sản phẩm sấy Mẫu sản phẩm sấy Nhiệt độ sấy T0C Độ ẩm W(%) Thời gian sấy(h) Đường tổng số (%) VitaminC (mg/100g) Màu sắc sản phẩm TN1 75 ữ 95 16,36 66 ữ 70 56,16 14,00 Nâu sẫm TN2 65 ữ 85 16,28 70 ữ 75 61,38 15,00 Nâu TN3 75 ữ 100 16,44 60 ữ 64 56,95 13,75 Nâu sẫm

Từ kết quả phân tích trong bảng 4.1, cho thấy do các hệ thống sấy đều dùng trực tiếp khúi lũ làm tác nhân sấy nên rất khó kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ sấy. Vì vậy, nhiệt độ sấy không được duy trì ổn định theo từng giai đoạn sấy nên hàm lượng đường đường tổng số bị tổn thất khá lớn, do bị caramen hóa và sản phẩm

chuyển màu nâu hoặc nâu sẫm. Hàm lượng Vitamin C tổn thất khá lớn do sấy ở nhiệt độ cao và thời gian sấy kéo dài. Kết quả phân tích mẫu số 3, với nhiệt độ sấy 75 ữ 100oC, hàm lượng vitaminC giảm còn 13,75(mg/100g) và sản phẩm sấy có hiện tượng cùi bị đen, hình 4.1.

Hình 4.1. Hình ảnh vải quả khô sau khi sấy bị cháy

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ Nghiên cứu thiết kế hệ thống thiết bị sấy vải quả sử dụng năng lượng khí sinh học (Biogas (Trang 28)