Kết hợp sự tham gia của cộng đồng địa phương:

Một phần của tài liệu Thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên và giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái ở Thác Đa (Trang 33)

7 Những thành tích và những hạn chế còn tồn tại của công ty 1 Những thành tích mà công ty đạt được

3.1.4kết hợp sự tham gia của cộng đồng địa phương:

Giáo dục cộng đồng phải đi đôi với hỗ trợ phát triển cộng đồng và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương. Không có lí gì nếu như ta vận động họ không phá rừng làm rãy trong khi họ lại dựa vào hoạt động này để kiếm sống

Sự thật này dẫn đến vấn đề giải pháp khác cho phát triển du lịch sinh thái, vấn đề tào việc làm, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và ngành nghề cho nhân dân địa phương. Do du lịch sinh thái liên quan đến văn hóa địa phương, nên khuyến khích phát triển những ngành nghền thủ công truyền thống như dệt đồ thủ cẩm, sản xuất đồ lưu niệm bằng mấy tre đan … vv. Văn hóa dân tộc là một hấp dẫn đối với khách du lịch sinh thái, do đó nên khuyến khích các hoạt động này vừa như là một hình thức để giữ gìn bản sắc văn hóa vừa là một hình thức tăng thu nhập cho nhân dân địa phương.Cần phối hợp cho nhân dân địa phương để tổ chức các phiên chợ,bán các sản phẩm địa phương,tổ chức các chương trình văn nghệ dô các nghệ nhân ở các dân tộc thiểu số thâm gia để thu hút khách và tăng thu nhập cho chính họ.

Hiện tại các dự án phát triển du lịch đang được triển khai ở các khu bảo tồn thiên nhiên nhưng hiệu quả của các hoạt động này tới đời sống dân cư chưa được nhiều. Người ta cho rằng du lịch sinh thái thường là phương tiện để đạt được 2 mục tiêu là phát triền cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên. Nhưng thực tế cộng đồng địa phương thường bị đứng ngoài các dự án du lịch. Trong lĩnh vực du lịch nếu thiếu sự tham gia của cộng đồng địa phương thì du lịch đồng nghiã với tác động tiêu cực với kinh tế xã hội. Một thực tế đang diễn ra hàng ngày là

những người dân sống ở vùng đệm và trong các khu bảo tồn vẫn đang khai thác tài nguyên, lâm sản. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là đời sống của họ còn nhiều khó khăn thiếu thốn.

Để thu hút cộng đồng địa phương vào các dự án du lịch sinh thái, ban quản lí các khu bảo tồn thiên nhiên cần phải phối hợp vơi các bên liên quan triển khai các công việc sau:

- nghiên cứu phát triển các ngành nghề sản xuất nông lâm nghiệp nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội và nâng cao trình độ dân trí của địa phương.

- Tổ chức giáo dục cho nhân dân địa phương để nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường bằng cách phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu, tờ rơi, hay mở các lớp tập huấn các câu lạc bộ

- Mở các lớp tập huấn về du lịch sinh thái, nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, đào tạo hướng dẫn viên du lịch cho địa phương.

- Chuyển giao các kĩ thuật thích hợp về nông lâm ngư nghiệp, làm VAC - Xây dựng quy hoạch du lịch với sự tham gia của cộng đồng ngay từ đầu. Hình thành các phân khu cung cấp dịch vụ, các tuyến tham quan, với các sản phẩm văn hóa địa phương

Một phần của tài liệu Thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên và giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái ở Thác Đa (Trang 33)