Các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên và giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái ở Thác Đa (Trang 30)

7 Những thành tích và những hạn chế còn tồn tại của công ty 1 Những thành tích mà công ty đạt được

3.1.3Các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.

Những giải pháp cần thiết để phát triển dịch vụ du lịch sinh thái ở nước ta là nhà nước cần có những văn bản pháp quy tạo ra hành lang môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái có cơ hội phát triển ,đồng thời tạo nên những cơ chế,chính sách ưu đãi dành riêng cho loại hình du lịch sinh thái mới mẻ mà tiềm năng của nó rất lớn,chưa được khai thác có hiệu quả đồng thời cần có sự

phối hợp tốt giữa cơ quan quản lý và du lịch với các bộ,nghành,địa phương quản lý có hiệu quả.Việc sử dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên ,môi trường sinh thái vào mục đích du lịch theo những mục tiêu ,định hướng đã nêu ra.

Cụ thể là:

Giáo dục – đào tạo và tuyên truyền về du lịch sinh thái:

Giải pháp thiêt yếu nhất chính là tuyên truyền giáo dục về du lịch sinh thái cho một loạt các đối tượng liên quan đến du lịch sinh thái.Đối tượng giáo dục bao gồm các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên,các hướng dẫn viên,các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và du lịch cộng đồng địa phương và khách du lịch trong và ngoài nước.

Bằng phương pháp tuyên truyền ,giáo dục các vấn đề khúc mắc khác có thể được dễ dàng tháo gỡ.Chẳng hạn như giáo dục tuyên truyền với các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên để họ quan tâm hơn đến việc quy hoạch cho du lịch sinh thái.Đối với họ không phải chỉ cần chú trọng tới lợi ích bảo tồn của du lịch sinh thái mà nên nhấn mạnh đến tiềm lực kinh tế mà du lịch sinh thái mang lại.Cũng cần lưu ý họ tới tầm quan trọng của cộng đồng địa phương.

Đào tạo hướng dẫn viên du lịch cần được tiến hành chính quy trong các trường cao đẳng,đại học.Cũng nên ưu tiên đào tạo các hướng dẫn viên địa phương.Tuy nhiên nếu trước mắt người dân chưa có điều kiện tham dự các khóa đào tạo chính quy thì các điểm,khu nên tổ chức đào tạo ngắn hạn cho họ ở địa phương.

Tuyên truyền giáo dục tại hiện trường cho dù khách cũng nằm trong định nghĩa của du lịch sinh thái hay nói cách khác giáo dục về bảo tồn thiên nhiên là 1 phần tạo nên du lịch sinh thái.Những nội dung tuyên truyền phải phù hợp, giúp du khách liên hệ trực tiếp những điều họ đã từng nge,từng đọc với những điều mắt thấy tai nghe khi họ đến thăm khu bảo tồn thiên nhiên.Làm được như thế sẽ giúp du khách có ý thức hơn trong khi tiếp xúc với động vật hoang dã,họ thấy chuyến đi của mình bổ ích và mong muốn trở lại hoặc đến 1 khu khác để học được những điều mới lạ hơn.

Đối với cộng đồng dia phương,chương trình giáo dục phải dựa trên nhiều hình thức,không thể tập trung họ lại,dạy cho họ một mớ lí thuyết về bảo tồn và cần thiết của bảo tồn và sự cần thiết của bảo tồn.Nên sử dụng những hình thức dễ hiểu,dễ nhớ ví dụ như bang hình,slade,tranh ảnh,các chương trình biểu diễn văn nghệ vv. Giáo dục cộng đồng địa phương trước hết tập trung vào đối tượng chủ chốt là những nhà lãnh đạo dịa phương (huyện,xã),những người có uy tín trong cộng đồng như những người lớn tuổi,những người có trình độ học vấn như thầy giáo ,những người đứng đàu các tổ chức đoàn thể cộng đồng quần chúng như đoàn thanh niên như hội phụ nữ, hội nông dân … Nếu có thể tuyên truyền giáo dục cho các đối tượng này thì việc giáo dục cho toàn thể cộng đồng địa phương trở lên dễ dàng hơn rất nhiều bởi vì họ luôn được dân nghe theo. Nên lấy người địa phương làm nhà quản lí du lịch sinh thái nếu có thể

Không chỉ giáo dục đối với cộng đồng địa phương nơi có khu bảo tồn. thiên nhiên , mà nên có những chương trình giáo dục đối với cộng đồng người việt nam nói chung, vì họ là những du khách tương lai của các điểm du lịch sinh thái. Chương trình giáo dục phải khuyến khích họ và làm cho họ có mong muốn được đi du lịch theo hình thức du lịch sinh thái. Đối tượng chủ yếu của việt nam có lẽ là học sinh, sinh viên trong các nhà trường. Họ là những người thường xuyên tổ chức các chuyến đi tham quan thiên nhiên, nhưng nhiều khi chưa ý thức hết được vai trò quan trọng của thiên nhiên. Hậu quả những chuyến đi dã ngoại của họ trong các khu thiên nhiên thường là những bãi rác sau khi họ ăn trưa và nhiều tác động tiêu cực khác. Tuy nhiên, thay đổi hành vi, thay đổi thói quen của họ không phải là việc dễ dàng làm trong ngày một ngày hai.

Đối với học sinh, sinh viên nên có những chương trình giáo dục du lịch sinh thái kết nhợp với giáo trình của nhà trường. Vấn đề này sẽ liên quan đến Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Nên có chương trình giáo dục ngay từ cấp 1 vì càng nhỏ các em càng dễ tiếp thu hơn những gì được dậy. Đối với những đối tượng lớn hơn nên chỉ lưu ý họ, thuyết phục họ chứ không nên ra lệnh vì lớp trẻ thường

thích làm trái lời để thể hiện sự trưởng thành của mình, mặc dù đó không phải là cách làm tốt nhất

Không chỉ tuyên truyền, giáo dục đối với người dân trong nước, cần phải tuyên truyền du lich sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên cho cả đối tượng khách nước ngoài. Nên khuyến khích họ sử dụng dịch vụ và mua quà lưu niệm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên và giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái ở Thác Đa (Trang 30)