Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích doanh thu tại công ty Cổ phần Hội Nghị và Du Lịch VN (Trang 27)

DN phân tích doanh thu theo 5 năm liền kề để thấy được sự biến động tăng, giảm và xu hướng phát triển của doanh thu đồng thời dự báo triển vọng phát triển của DN. DN đã thực hiện phân tích tốc độ phát triển doanh thu bằng cách xác định các chỉ tiêu về tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển liên hoàn. Theo số liệu 5 năm từ năm 2005 đến năm 2009, doanh nghiệp đã phân tích doanh thu theo biểu:

Biểu 2. Biểu phân tích tốc độ phát triển của doanh thu:

Đơn vị: 1000 đồng.

Năm Doanh thu M Tốc độ phát triển liên hoàn Ti (%) Tốc độ phát triển định gốc Toi (%) 2005 3.580.788 100 100 2006 8.100.106 226,21 226,21 2007 8.270.540 102,10 230,97 2008 8.356.353 101,04 233,37 2009 8.325.696 99,63 232,51 Tốc độ phát triển trung bình: T= 4 226,21*102,10*101,04*99,63= 123,48%

DT của DN trong 4 năm từ năm 2005 đến năm 2008 tăng, tỷ lệ tăng thấp nhất là 1,04%, cao nhất là 126,21%. Năm 2009, so với năm 2008, doanh thu giảm 0.37% nguyên nhân là do suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới hoạt động của DN. Nhìn chung, doanh thu của DN có tăng qua các năm (trừ năm 2009) tốc độ tăng doanh thu của công ty trong 5 năm tương đối cao, chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân là 123,48%. Như vậy, trung bình trong 5 năm, doanh thu của DN tăng 23,48%, con số này cho thấy những nỗ lực tăng doanh thu của công ty trong việc tăng doanh thu đã có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu đạt 23,48% chủ yếu là do năm 2006, công ty mở rộng thêm hai lĩnh vực kinh doanh là xuất

nhập khẩu và tổ chức sự kiện. Cũng chính vì thế mà khi lấy mức doanh thu năm 2005 làm mức doanh thu gốc thì tốc độ phát triển định gốc của doanh thu đều lớn hơn 200%.

Nhận xét về ưu, nhược điểm của cách phân tích mà công ty đã thực hiện:

Ưu điểm:

Cũng như phân tích doanh thu theo nghiệp vụ kinh doanh, DN đã sử dụng mẫu bảng và tính toán được các chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển của doanh thu qua các năm. Qua bảng phân tích trên, DN có thể thấy tốc độ tăng giảm của doanh thu trong DN từng năm so với năm gốc (cụ thể là năm 2005) và năm ngay trước đó. Từ đó, ban lãnh đạo công ty sẽ có những chính sách thích hợp để tăng doanh thu cũng như đề ra các kế hoạch về doanh thu cho các năm tiếp theo.

Nhược điểm:

Mục đích của việc phân tích tốc độ phát triển của doanh thu là để thấy được sự biến động doanh thu và xu hướng phát triển của doanh thu. Do đó, sau khi tính toán các chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển doanh thu qua các năm, DN cần nhận xét cụ thể và chi tiết hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu, sự tăng giảm các chỉ tiêu tính được qua các năm. Từ đó, đưa ra các kết luận về nguyên nhân của sự thay đổi đó cũng như dự báo chung về xu hướng phát triển doanh thu trong các năm tiếp theo.

Ngoài việc sử dụng bảng tính các chỉ tiêu về tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc, DN nên sử dụng thêm đồ thị để phản ánh tốc độ phát triển doanh thu qua các năm. Nhìn vào đồ thị, đối tượng sử dụng có thể thấy được ngay sự biến động doanh thu của DN.

Mặt khác, để người sử dụng có thể thấy rõ hơn sự biến động tăng giảm của doanh thu theo thời kỳ (năm), DN có thể tính toán thêm các chỉ tiêu về lượng tăng, giảm tuyệt đối và giá trị tuyệt đối 1% tăng, giảm. Như vậy, bảng phân tích tốc độ phát triển doanh thu có thể thêm các cột: lượng tăng, giảm tuyệt đối định gốc; lượng tăng, giảm tuyệt đối liên hoàn; giá trị tuyệt đối 1% tăng. Khi đó, bảng phân tích tốc độ phát triển doanh thu sẽ có thể được gọi là bảng phân tích biến động doanh thu theo thời kỳ.

Trên đây là một số nội dung phân tích doanh thu mà công ty đã thực hiện. Theo kết quả điều tra cũng như kết quả phỏng vấn thì các nội dung phân tích này vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu quản lý kinh tế trong DN. Vì vậy, trong chương 4, em đề xuất một số ý kiến, kiến nghị nhằm hoàn thiện cả về mặt nội dung và phương pháp phân tích doanh thu trong DN.

CHƯƠNG 4. CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DOANH THU TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN HỘI NGHỊ VÀ DU LỊCH VIỆT NAM.

4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu. 4.1.1. Những mặt đã đạt được của công ty.

Sau hơn 8 năm thành lập và phát triển, công ty đã đạt được nhiều thành tựu, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của nhà nước về tài chính kế toán và các chính sách có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của DN.

Năm 2006, công ty mở rộng quy mô kinh doanh, chuyển đổi hình thức sở hữu công ty thành công ty cổ phần, mở rộng thêm hai lĩnh vực họat động, đa dạng hóa loại hình kinh doanh và tăng doanh thu. Trên thực tế, hai địa bàn Hà Nội và TP.HCM luôn tập trung các sản phẩm xoay quanh loại hình MICE ( du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, hội chợ, tìm kiếm cơ hội đầu tư, thương mại và mua sắm ). Trong vòng mười năm tới, MICE là dòng sản phẩm chính để nước ta thu hút nguồn khách và ngoại tệ, góp phần đánh bóng thương hiệu quốc gia. Vì thế, sau khi mở rộng quy mô kinh doanh, công ty đã có những bước tiến nhất định và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Sau khi mở rộng thêm hai hoạt động là tổ chức sự kiện và xuất nhập khẩu, doanh thu của DN tăng lên rất nhiều, đáp ứng được mục tiêu khi quyết định mở rộng hoạt động.

DN đã áp dụng thành công nhiều chính sách nhằm tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách bền vững như:

- Tăng cường đội ngũ Hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tốt, nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh quảng bá du lịch; đồng thời tiến hành liên doanh liên kết với các công ty Du lịch khác để thực hiện các tour du lịch đạt hiệu quả cao. - Chú trọng xây dựng và áp dụng các chính sách xúc tiến quảng bá, đưa DN đến với khách hàng, giới thiệu chi tiết các mặt hàng DN kinh doanh và các tour du lịch về thời gian, địa điểm, hành trình, …trên website của DN để mọi khách hàng có thể tham khảo.

- Đa dạng hóa loại hình dịch vụ, nhất là dịch vụ tour du lịch về thời gian, điểm đến, phương tiện.

Khi toàn thế giới, không loại trừ VN chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, DN đã hoàn thành tốt mục tiêu hạn chế mức giảm của doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu của DN nhìn chung tăng qua các năm, tỷ suất lợi nhuận tương đối cao.

4.1.2. Những mặt tồn tại.

Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên chưa thực sự tốt, và mới chỉ giới hạn chủ yếu là tiếng Anh. Để cạnh tranh được các DN trong ngành và đáp ứng được khách du lịch đến từ nhiều quốc gia, đội ngũ hướng dẫn viên phải thông thạo nhiều ngoại ngữ khác nữa. DN phải có chính sách phát triển nguồn nhân lực cả về chiều rộng và chiều sâu, đào tạo nhân lực, tuyển dụng nhân viên mới phải có quy trình rõ ràng và phải có yêu cầu cụ thể.

Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng so với các DN khác trong ngành, công ty chưa thực sự xây dựng được một thương hiệu mạnh bởi việc xúc tiến quảng bá chỉ mới bắt đầu được thực hiện và hình thức thực hiện xúc tiến quảng bá chưa đa dạng mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng website và cung cấp thông tin về công ty cũng như hàng hóa dịch vụ của công ty trên website. Đó cũng chủ yếu do quy mô DN không lớn nên việc đầu tư cho xúc tiến quảng bá không nhiều.

Việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu vẫn còn những hạn chế: Doanh thu năm 2009 giảm 30 657 000 đồng so với năm 2008, tỷ lệ giảm 0,37%; cung cấp dịch vụ du lịch là nghiệp vụ kinh doanh mang lại doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp và là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu nhưng đến năm 2009, tỷ trọng doanh thu cung cấp dịch vụ của DN lại giảm 2,31%. Nguyên nhân là do tình trạng khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng tới các DN Việt Nam và nhu cầu của người dân về các dịch vụ của công ty.

Mặt khác, nhiều ý kiến của các thành viên trong công ty cho rằng, kết quả hoạt động của công ty chưa tương xứng với tiềm lực hiện có. Bởi vậy, công ty cần phải có các biện pháp cụ thể hơn để tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh sao cho tương xứng với tiềm lực hiện có.

Công tác phân tích kinh tế nói chung và phân tích doanh thu nói riêng chưa được DN thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức. Việc phân tích được thực hiện định

kỳ vào cuối năm nên một số quyết định của nhà quản lý chưa kịp thời và chưa thích ứng được với các biến động trên thị trường.

Các nội dung, phương pháp và bảng biểu công ty sử dụng để phân tích doanh thu đáp ứng được yêu cầu của phân tích doanh thu nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế trong công ty.

Mặt khác, công tác phân tích doanh thu chưa được thực hiện đầy đủ, mới chỉ dừng lại ở việc phân tích doanh thu theo nghiệp vụ kinh doanh và phân tích tốc độ phát triển của doanh thu, còm nhiều nội dung mà công ty chưa tiến hành phân tích. Vì thế, nhà quản lý chưa nắm bắt được tình hình doanh thu trong DN và chưa thấy được một cách toàn diện vai trò của phân tích doanh thu trong DN nên chưa có sự đầu tư phù hợp cho công tác phân tích. DN cần bổ sung thêm các nội dung phân tích doanh thu để có cách nhìn toàn diện hơn đối với tình hình doanh thu và đối với công tác phân tích doanh thu.

Khi phân tích doanh thu, công ty mới chỉ sử dụng các số liệu thực hiện doanh thu, chưa sử dụng số liệu kế hoạch về doanh thu. Bởi vậy, nhà quản lý không thấy được tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu như thế nào để làm cơ sở đưa ra được các biện pháp, quyết định hợp lý xây dựng kế hoạch doanh thu cho các kỳ tiếp theo.

4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích doanh thu tại công ty Cổ phần Hội Nghị và Du Lịch VN. 4.2.1. Dự báo triển vọng của công ty.

Du lịch đang được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu bởi những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội mà bản thân ngành du lịch đem lại. Ngoài hiệu quả kinh tế, sự phát triển du lịch còn tác động trực tiếp đến nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ phát triển . Vì vậy, DN có tiềm năng phát triển bởi sự đầu tư cho lĩnh vực du lịch, hơn nữa doanh thu từ du lịch của DN cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu.

Mặt khác, nhà nước ta đang có các chính sách đầu tư, kích cầu du lịch hấp dẫn khách nước ngoài vào VN, từng bước thực hiện mục tiêu “đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực”. Có được lợi thế này, các công ty du lịch nói chung và công ty Cổ phần Hội Nghị và Du Lịch VN nói riêng có nhiều tiềm

năng để tiếp tục khẳng định vị thế của mình, góp phần hiện thực hóa định hướng phát triển du lịch của nước ta, đưa Việt Nam đến với thế giới.

Ngoài du lịch ra, hoạt động xuất nhập khẩu và bán hàng thủ công mỹ nghệ cũng như tổ chức sự kiện, hội nghị hội thảo cũng là những hoạt động kinh doanh có nhiều tiềm năng phát triển hiện nay.

Uy tín và thương hiệu của công ty đang từng bước được xây dựng củng cố nhờ việc thực hiện thành công các chính sách nhằm tăng doanh thu và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để làm hài lòng khách hàng tới mức tối đa. Theo ban lãnh đạo công ty và chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục áp dụng các chính sách tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận.

4.2.2. Định hướng phát triển của công ty.

Căn cứ vào chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào du lịch – lĩnh vực được nhà nước khuyến khích phát triển.

Ngoài ra, DN cũng thực hiện các chính sách đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của loại hình kinh doanh du lịch MICE ( du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, hội chợ, tìm kiếm cơ hội đầu tư, thương mại và mua sắm ) bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ tổ chức sự kiện, tạo uy tín, tăng doanh thu để chuẩn bị cho việc tham gia vào thị trường chứng khoán.

Áp dụng các biện pháp tăng doanh thu, chú trọng đào tạo nhân lực, đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn viên, lập kế hoạch tuyển dụng và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác phân tích kinh tế trong DN.

Lập kế hoạch cho việc hoàn thiện công tác phân tích kinh tế trong DN từ việc tổ chức phân tích về nhân sự và tài chính đến nội dung phân tích, bổ sung thêm các nội dung phân tích doanh thu, đa dạng hóa nguồn tài liệu sử dụng phân tích, sử dụng cả các số liệu kế hoạch và các số liệu thực hiện.

Với phương hướng như trên, công ty đã đặt ra mục tiêu cụ thể năm 2011 như sau:

- Tổng doanh thu đạt 9.710.147.396 đồng, trong đó, doanh thu từ tổ chức tour du lịch phấn đấu đạt 3.880.000.000 đồng.

4.3. Các đề xuất nhằm hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích doanh thu tại công ty Cổ phần Hội Nghị và Du Lịch VN.

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các DN mới thành lập ngày càng nhiều và các DN hiện tại thì có xu hướng không ngừng mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh. Vì thế, thị phần của các DN hiện tại có xu hướng giảm. Muốn tồn tại và tiếp tục phát triển, các DN phải không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng. Để có thể tìm ra được các hạn chế trong công tác quản lý, trong hoạt động kinh doanh, các DN cần tiến hành phân tích kinh tế. Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng đối với DN, xét trên một góc độ nào đó, tăng doanh thu chính là tăng lợi nhuận cho DN. Phân tích doanh thu là một nội dung quan trọng trong phân tích kinh tế DN. Vì thế, công tác phân tích doanh thu cần được chú trọng và quan tâm đúng mức. Khi thực hiện đề tài này, kiến nghị đầu tiên của em đối với công ty Cổ phần Hội Nghị và Du Lịch VN là ban lãnh đạo công ty cần có cái nhìn đúng đắn hơn đối với công tác phân tích doanh thu trong DN.

Bên cạnh đó, công tác phân tích doanh thu của công ty còn có nhiều hạn chế, cả về nội dung và phương pháp, cần được hoàn thiện hơn. Sau đây, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích doanh thu tại công ty:

4.3.1. Hoàn thiện về mặt nội dung:

4.3.1.1. Nội dung hoàn thiện trong thời gian hiện nay:

 DN đã phân tích doanh thu theo nghiệp vụ kinh doanh và phân tích tốc độ phát triển của doanh thu. Tuy nhiên, hai nội dung này công ty cần phải phân tích thêm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích doanh thu tại công ty Cổ phần Hội Nghị và Du Lịch VN (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w