Uống sữa bò vào buổi chiều sẽ có lợi hơn uống vào buổi sáng rất nhiều, và nên ăn kèm với đồ ăn nhiều tinh bột.
-Sữa bò không nên thêm đường, vì nếu cho đường vào sữa tươi là một việc phản khoa học. Bởi vì, sau khi uống cơ thể sẽ phân giải đường sinh ra các chất có tính Acid, mà trong sữa bò lại có một lượng lớn Canxi, đó là một chất mang tính kiềm, như vậy bạn đã vô tình gây ra phản ứng trung hoà kiềm và Acid, làm mất hết lượng Canxi trong sữa.
-Trong vòng 1 tiếng sau khi ăn quýt thì không nên uống sữa bò, vì thành phần Protein trong sữa bò khi gặp chất Acid lactic trong quýt sẽ dễ bịngưng kết, do đó mà ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá và hấp thụ của cơthể.
- Rất nhiều người thích uống sữa bò vào buổi sớm tinh mơ lúc bụng còn đói vì cho rằng như thế là cách tẩm bổ tốt nhất cho cơ thể. Nhưng về mặt khoa học, cách ấy lại không có lợi. Bởi vì, chỉ sau khi bụng đã lót dạ bằng một tí thức ăn tinh bột thì nhữngđồ ăn có hàm lượng Protein cao mới có tác dụng trao đổi chất. Vì vậy, khi uống sữa bò nên ăn kèm với một ít bánh mì hay một đồ ăn nào đó giàu tinh bột. Làm như thế sẽ giúp cho sữa bò được giữ lâu hơn trong dạ dày khiến sự hấp thụ dinh dưỡng được tốt hơn.
- Trong sữa bò có chứa hàm lượng Canxi lớn, vì thế trẻ em nên uống nhiều sữa bò.Người thiếu Canxi uống sữa bò không đường sẽ rất tốt.
3.Trái cây và vitamin tan trong nước a,Trái cây và dinh dưỡng hợp lý
Trái cây không phải là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của con người tuy nhiên trong khẩu phần ăn không thể thiếu trái cây vì là nguồn cung cấp khoáng và vitamin quan trọng của con người. Theo tháp dinh dưỡng thì nhu cầu về trái cây là bằng với rau củ tuy nhiên trái cây không qua chế biến (chỉ có sơ chế) nên nó đảm bảo về mặt dinh dưỡng hơn so với rau củ đã qua chế biến (thường).
Tháp dinh dưỡng
Trái cây gọt sẵn và ướp lạnh vẫn duy trì được hàm lượng vitamin C và vitamin nhóm B. Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Mỹ, đã thử nghiệm trên dứa, dưa hấu, dưa lưới, dâu tây, xoài và quả kiwi. Một nửa trong số đó được cắt gọt và một nửa để nguyên quả.Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ một lượng nhỏ chất chống oxy hoá bị mất đi ở trái cây cắt sẵn so với trái cây để nguyên quả. Chẳng hạn, vitamin C bị giảm đi 5% ở miếng xoài, dâu tây và dưa hấu, 10% ở miếng dứa, 12% ở quả kiwi và 25% ở dưa lưới. Nếu so với lượng thất thoát vitamin C trung bình (khoảng 50%) khi chế biên rau củ thì đây là những con số nhỏ hơn rất nhiều.
Trái cây có nhiều Vitamin C bao gồm cam, chanh, bưởi, ổi, đu đủ, táo, trái hồng, sơri, thơm, chuối, dâu tây, nho, dưa hấu, xoài…Trái cây chín sẽ có nhiều Vitamin C hơn trái xanh.Vitamin C sẽ rất dễ bị mất trong quá trình bảo quản và chế biến.
Sản phẩm chế biến, đóng hộp
Thất thoát Vitamin(%) (so với rau tươi)
A B1 B2 Niacin C
Sản phẩm đông lạnh(chưa tan giá)
37(*)0-78(**) 29 0-78(**) 29 0-66 17 0-67 16 0-33 18 0-50 Sản phẩm tiệt trùng 0-6839 22-6747 33-8357 25-6042 11-8656
Sự thất thoát vitamin trong chế biến và bao gói trái cây (*) : giá trị trung bình
(**) : khoảng biến động(của giá trị đo được)
Trái cây chứa nhiều folic acid bao gồm cam, dâu tây, chuối, cà chua, trái kiwi
Trong các vitamin tan trong nước có ở trái cây thì hàm lượng vitamin C luôn chiếm tỉ lệ cao có thể dao động từ vài mg đến vài trăm mg cho 100g trái cây, còn các vitamin khác như B1, B2, B6… có dao động nhưng khác nhau không nhiều.
Tính trung bình cho 100g trái cây ta có bảng số liệu sau :
Apple-
táo Avocado-bơ Banana-chuối kiwi Grapes-nho Guava-ổi Năng lượng(kCa l) 49 126 88 40 64 72 Vitamin C(mg) 15 17 10 70 3 218 Vitamin B1(mg) 0,02 0,06 0,04 0,01 0,03 0,04 Vitamin B2(mg) 0,01 0,12 0,03 0,02 0,01 0,04 Vitamin B6(mg) 0,05 0,36 0,036 0,12 0,06 0,14
Bổ sung trái cây bao nhiêu là đủ?
- Đối với trẻ dưới 12 tháng, việc ăn trái cây chủ yếu là tập cho trẻ làm quen nên không nhất thiết phải cho trẻ ăn nhiều nếu trẻ chưa quen, chưa thích.
- Đối với trẻ khoảng 1 - 2 tuổi thì một lần trẻ có thể ăn được 1/2 phần trái cây, ví dụ như 1/2 trái chuối, 100ml nước cam ép, 3 - 4 trái nho, 1/ 2 trái táo, 1/2 chén đu đủ... nên cho trẻ ăn khoảng 1 - 2 lần trái cây mỗi ngày
ngày nào trẻ cũng phải ăn chính xác lượng trái cây như trên mà có ngày ăn nhiều, có ngày ăm ít.
-Đối với người lớn mỗi ngày cần cung cấp khoảng 200g trái cây và được chia ra làm 3 bữa.
Những lời khuyên khi sử dụng trái cây :
- Sau khi ăn trái cây xong cần để cho dạ dày nghỉ ngơi khoảng 30 phút trước khi tiếp tục ăn thêm những thức ăn khác.
- Nếu đã dùng bữa xong, nên đợi khoảng 3 tiếng sau mới tiếp tục ăn thêm trái cây - Nên ăn trái cây trước buổi trưa. Điều này giúp cho lượng đường huyết tăng chậm hơn và không khiến bạn cảm thấy quá đói. Sau khi hệ tiêu hóa đã được nghỉ ngơi sau một đêm dài thì việc ăn trái cây cũng chính là một cách nhẹ nhàng để chúng khởi động lại và bắt đầu một ngày làm việc mới.
- Không nên ăn trái cây cùng lúc với những thức ăn khác, chỉ ăn trái cây riêng lẻ. - Không nên ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn. Để hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ trái cây, bạn nên ăn chúng trước bữa ăn.
- Chuối và bơ là những thứ khó tiêu, do đó cần tránh ăn chúng vào lúc sáng sớm.
b,Trái thơm (quả dứa, quả khóm)
Trái thơm vị chua, ngọt, ngoài việc dùng để ăn tráng miệng, làm nước uống, làm bánh, người ta còn dùng để trị bệnh
Tên thông thường: Pineapple, Ananas, Nanas, Pina.
Tên khoa học: Ananas comosus, họ Bromeliaceae
Nguồn gốc:
Nguồn gốc từ Brazil vàParaguay, được người da đỏ trồng , lan rộng từ Trung và Nam Mỹ đến miền Tây trước khi Christopher Columbus tìm thấy trái thơm trên hòn đảo Guadaloupe (1493) rồi đưa về Tây Ban Nha. Sau đó người Tây Ban Nha mang trái thơm theo tàu, để thủy thủ khỏi bị bịnh Scorbut, thành ra trái thơm được phổ biến khắp thế giới.
Thơm là trái cây nhiệt đới, thích hợp với môi trường ẩm thấp, nhưng có thể chịu đựng tới nhiệt độ 28°F (-2°C), nhưng ở nhiệt độ lạnh, cây lớn chậm và trái chua.
Hoa hơm rụng đi, thành mắt thơm
Thành phần:
Trái thơm chứa nhiều enzyme: pectase, invertase, peroxydase, desmolases và nhất là broméline, enzyme đặc biệt nhất của trái thơm. Chất này có trong trái thơm, cộng thơm và lá thơm. Sở dĩ nó làm mềm thịt là nhờ nó có khả năng chia cắt các protéine ra làm những phân tử đơn giản hơn tức là nhỏ hơn (cũng như thể nó "tiêu hóa" giùm ta phần đầu).
Thành phần trung bình cho 100g thơm
Thành phần (g)
Glucide 11.6
Protide 0.50
Lipide 0.20
Acide hữu cơ 0.90
Nước 84.8 Chất xơ 1.40 Vitamin (mg) Vitamin C (ac. ascorbique) 18.00 Provitamin A (carotène) 0.060 Vitamin B1 (thiamine) 0.080 Vitamin B2 (riboflavine) 0.030 Vitamin B3 ou PP (nicotinamide) 0.300 Vitamin B5 (ac. panothénique) 0.160 Vitamin B6 (pyridoxine) 0.090 Vitamin B9 (ac. folique) 0.014 Vitamin E (tocophérols) 0.100
Khoáng chất (mg) Potassium (K) 146.0 Phosphore (P) 11.00 Calcium (Ca) 15.00 Magnésium (Mg) 5.000 Lưu huỳnh (S) 3.000 Sodium (Na) 2.000 Sắt (Fe) 0.300 Đồng (Cu) 0.080 Kẽm(Zn) 0.090 Manganèse (Mn) 0.400 Fluor (F) 0.010 Iode (I) 0.010
Trái thơm chứa rất nhiều loại vitamin đăc biệt là nhóm vitamin tan trong nước do đó trong khẩu phần ăn ta chú ý bổ sung trái thơm vào khẩu phần ăn sẽ đáp ứng được phần nào về nhu cầu vitamin cũng như các loại khoáng, đem lại nhiều lợi ích cho người ăn:
- Kích thích tiêu hóa
Các enzym bromelain có trong dứa giúp kích thích tiêu hóa.Bên cạnh đó dứa cũng được coi là thực phẩm làm giảm bớt buồn bã, tốt cho dạ dày và giảm chứng ợ nóng. - Tăng quá trình phát triển xương, sụn, răng lợi
Với nguồn vitamin C dồi dào (18mg/100g thơm) cùng các chất khoáng như Ca, K, chất xơ, I và P, các enzim... dứa còn đóng góp hữu hiệu trong quá trình phát phát triển của xương, sụn, răng lợi.
Dứa rất giàu Mn (0,4mg/100g thơm) - một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để xây dựng xương và mô liên kết.
- Tăng cường sức đề kháng cơ thể
Vitamin C có trong dứa luôn là một loại thuốc tự nhiên cung cấp một sức đề kháng tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể tăng cường quá trình hấp thụ chất sắt từ các loại rau quả và đẩy nhanh quá trình lành sẹo.
- Liều thuốc chống ho và cảm lạnh
Vitamin C trong dứa là một liều thuốc chống ho và cảm lạnh. Ngoài ra dứa còn có một lợi ích bổ sung nữa là bromelain giúp ngăn chặn ho và nới lỏng niêm dịch.
c,Trái Xoài
Nguồn gốc
Xoài (danh pháp khoa học: Mangifera) thuộc họ Đào lộn hột (Anacadiaceae), là những loài cây ăn quả vùng nhiệt đới. Người ta không biết chính xác nguồn gốc của xoài, nhưng nhiều người tin là chúng có nguồn gốc ở Nam và Đông Nam Á, bao gồm miền đông Ấn Độ, Myanma, Bangladesh theo các mẫu hóa thạch được tìm thấy ở khu vực này có niên đại khoảng 25 tới 30 triệu năm trước.Trong kinh Vệ Đà có chỉ dẫn tới xoài như là "thức ăn của các vị thần". Các loài xoài có thể chia làm hai loại, một loại có nguồn gốc từ Ấn Độ còn loại kia có nguồn gốc từ Philippines và Đông
Nam Á. Chủng loại Ấn Độ không chịu được điều kiện quá ẩm ướt, có chồi non màu đỏ, dễ bị nấm mốc sương, quả đơn phôi có màu sáng và hình dạng bình thường. Chủng loại Đông Nam Á chịu được điều kiện quá ẩm ướt, có chồi màu lục nhạt hay đỏ và kháng nấm mốc sương. Quả của chúng là đa phôi có màu lục nhạt và dài hình quả thận
Thành phần dinh dưỡng:
Trong 100g phần ăn xoài chín, có chứa các chất dinh dưỡng (FAO,1976): nước 86,5g; glucid 15,9g; protein 0,6g; lipid 0,3g; khoáng 0,6g; các chất khoáng: Ca 10mg, P 15mg, Fe 0,3mg; các vitamin: A 1880 microgam, B1 0,06mg, C 36mg; cung cấp 62 calo, 78% nhu cầu vitamin A mỗi ngày,rất tốt cho sự phát triển của trẻ em, làn da và thị lực; 46% nhu cầu vitamin C. Quả xoài xanh thái mỏng, phơi khô hoặc sấy khô là nguồn vitamin C thiên nhiên dồi dào.
chế biến :
-Chế biến xoài sấy - Chế biến nước xoà - Chế biến giấm xoài