- Tránh thực hiện các đơn hàng vào ngày mưa to gió lớn.
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong Côngty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA.
Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA.
Theo xu thế chung Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA xác định quản trị rủi ro là vấn đề cấp thiết của Công ty, là hoạt động đan xen với hoạt động quản trị chiến lược và quản trị tác nghiệp. Do đó không thể xem nhẹ quản trị rủi ro trong kinh doanh, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả Công ty phải giảm tới mức thấp nhất các rủi ro thiệt hại từ hoạt động kinh doanh qua đó tăng lợi nhuận và nâng cao uy tính của Công ty.
Ban lãnh đạo Công ty xác định quản trị rủi ro là yêu cầu bức thiết của hoạt động kinh doanh trong thời kỳ hiện nay và xác định đây là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới. Thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục thực hiện và hoàn thiện công tác quản trị rủi ro nhất là việc nhận dạng, phân tích, đánh giá lại các rủi ro tổn thất, từ đó thực hiện kiểm soát và tài trợ rủi ro chính xác hơn. Công ty sẽ đầu tư nhiều hơn cho công tác phòng ngừa rủi ro thông qua việc huy động vốn để mua mới và tu sửa phương tiện, đào tạo nhân lực, tham khảo ý kiến các chuyên gia về hoạt động quản trị rủi ro.
3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA. Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA.
3.3.1. Các đề xuất nhằm hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro
Thứ nhất: Công ty cần thực hiện những công tác nhằm nâng cao kỹ thuật nhận dạng rủi ro như: lập bảng câu hỏi, huy động thêm nhân lực, lập tổ giám sát...
Thứ hai: Công ty nên tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng của mình, để có thể tận dụng được nguồn thông tin từ khách hàng cho công tác nhận dạng rủi ro.
Thứ ba: công tác nghiên cứu thông tin cần được giao phó cho người có đủ năng lực và có trách nhiệm với Công ty, vì đây là công đoạn quan trọng nhất khi đưa thông tin về cho nhà quản trị.
Thứ tư: sau khi có thông tin thì Công ty nên đi tiến hành phân tích và xử lí thông tin, đưa ra những nhận định chủ quan của mình về các loại rủi ro rồi sau đó đi đến kết luận.
3.3.2. Các đề xuất nhằm hoàn thiện công tác phân tích và đo lường rủi ro
Công ty nên sử dụng thông tin trong các báo cáo tài chính hàng năm về tình hình chi trả các tổn thất do rủi ro mang lại.
Công tác tính toán tổn thất cần được giao phó cho người có năng lực, uy tín đảm nhiểm để tránh tình trạng thất thoát cho Công ty;
Đối với khách hàng: Công ty nên tiếp cận theo hướng phỏng vấn trực tiế hoặc ra bảng điều tra câu hỏi để thu thập ý kiến của người tiêu dùng rồi sau đó thực hiện công tác phân tích hiệu quả hơn.
Đối với nhà cung cấp : Công ty nên sử dụng các hồ sơ chứa các vụ rủi ro trong các năm trước của Công ty để điều tra xem nhà cung cấp này có đáng tin cậy không? Có nên tiếp tục nhập hàng từ nhà cung cấp này không? Hay là nên chuyển đổi nhà cung cấp?
Đối với nhân viên: Công ty nên giám sát và theo dõi hoạt động của nhân viên trong quá trình làm việc, để từ đó có những nhận định đúng về khả năng của mỗi nhân viên và đi phân tích những rủi ro mà nhân viên này có thể mang lại;
3.3.3. Các đề xuất nhằm hoàn thiện công tác phòng ngừa rủi ro
Công ty nên thực hiên việc phân tán rủi ro bằng cách phát triển các hoạt động kin doanh mà ít có nguy cơ xảy ra tổn thất, không nên tập trung vào một mặt hàng kinh doanh;
Công ty cần căn cứ vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, dự kiến phân cấp để thành lập bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro. Do Công ty nhỏ, có tần suất xuất hiện về rủi ro thấp nhưng ảnh hưởng của rủi ro đến hiệu quả hoạt dộng của Công ty rất lớn, vì vậy Công ty nên có một cán bộ chuyên trách về quản trị rủi ro trong kinh doanh vừa tiết kiệm được nhân lực, lại vừa nâng cao được hiệu quả quản trị rủi ro.
Thực hiện tốt một số nguyên tắc trong quá trình thực hiện quản trị rủi ro trong kinh doanh.
Ban lãnh đạo Công ty cần đảm bảo thực hiện tốt, đông bộ các nguyên tắc cơ bản về kiểm soát và quản lý rủi ro. Nội dung nguyên tắc bao gồm: