Từ môi trường bên trong của Công ty: công cụ sản xuất, trình độ lao động Công ty đã sử dụng nguồn thông tin có chất lượng từ các cuộc điều tra thường

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro trong công TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA (Trang 25)

niên, từ các đối thủ cạnh tranh của Công ty, hay chính từ các bản báo cáo tổn thất của rủi ro các năm trước để từ đó Công ty tiến hành nhận dạng rủi ro trong thời gian tới.

Trên thực tế Công ty hầu như chỉ phải đối mặt với nguy cơ xảy ra rủi ro và tổn thất về tài sản, qua 3 năm không có tổn thất về người và trách nhiệm pháp lí. Cụ thể là:

- Công ty bị thiệt hại về tài sản bao gồm: hỏng hàng hóa(sơn), bị hỏng phương tiện, mất chi phí để sửa chữa.

- Phương tiện bị hỏng phải sửa chữa và không thể vận chuyển hàng đến cho khách hàng được, điều này làm cho Công ty mất đi một số cơ hội làm ăn cũng như phải chịu chi phí thuê phương tiện khác để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh được liên tục.

- Tuy xảy ra tai nạn nhưng Công ty không bị thiệt hại về nhân lực.

Yếu kém trong công tác nhận dạng rủi ro chính là công cụ nhận dạng của Công ty còn thô sơ, chưa áp dụng các tiến bộ của khoa học vào công tác nhận dạng mà chủ yếu Công ty cử người đi điều tra tình hình, rồi thống kê trong các hồ sơ lưu trữ để từ đó đưa ra các nhận định về rủi ro trong thời gian tới. Điều này lí giải tại sao hằng năm Công ty đều mất một khoản khá lớn cho công tác nhận dạng rủi ro, thống kê cho thấy Công ty đã bỏ ra hơn 100 triệu đồng để thực hiện công việc này.

b) Phân tích rủi ro

Công ty cũng đã tiến hành phân tích những nguyên nhân gây ra rủi ro bằng việc phân tích các mối hiểm họa như sự bất thường của thiên nhiên, thời tiết, điều kiện kĩ thuật, phương tiện…ngoài ra Công ty cũng tiến hành phân tích những tổn thất đã đo lường được trong quá khứ để từ đó lựa chọn được những phương pháp phòng tránh thích hợp.

Từ các rủi ro xảy ra đối với Công ty trong ba năm qua, thì Công ty đã thu thập, thống kê để từ đó làm rõ nguyên nhân rủi ro và phân tích các tổn thất xảy đến với Công ty.

Qua các dữ liệu thứ cấp thu được cho thấy các vụ tai nạn, rủi ro mà Công ty gặp phải chủ yếu là do công cụ sản xuất quá lỗi không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

Ngoài ra, một nguyên nhân chính nữa tác động đến rủi ro của doanh nghiệp chính là môi trường, thiên nhiên, từ các vụ bão lũ, lốc xoáy...đã làm cho cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp bị sụt giảm trầm trọng. Năm 2010 thì Công ty đã chịu một khoản là 186.4 triệu đồng để bù đắp cho rủi ro do phương tiện vận chuyển bị gặp nạn, năm 2011 là 447,3 triệu đồng và năm 2012 là 223,5 triệu đồng. Khi rủi ro do công tác vận chuyển xảy ra thì không chỉ hàng hóa, xe cộ là đối tượng chịu tổn thất mà ngoài ra còn có cả khách hàng, nhân viên của Công ty... đặc biệt rủi ro này ảnh hưởng cực lớn đến bộ phận vận chuyển của Công ty, với nguồn nhân lực hạn hẹp và trang thiết bị không đáp ứng được nhu cầu, cũng như không chịu được áp lực công việc dày đặc nên khi rủi ro xảy ra thì bộ phận chuyên chở hàng hóa đã bị động, đã thiếu hụt nhân sự cũng như phương tiện nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng gián đoạn trong công việc, và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Công ty còn đi phân tích một số rủi ro sau:

Rủi ro do thiếu nguyên vật liệu: Trên thực tế, rủi ro này chủ yếu xuất hiện vào các mùa mưa bão, mùa có khí hậu, thời tiết xấu, vì lúc đó thì các xe chở hàng cũng như nhà cung cấp thường gặp sự cố và gây ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của Công ty.

Một số nguyên nhân gây ra rủi ro:

- Ảnh hưởng của thời tiết

- Nhà cung cấp không đáp ứng được nhu cầu

- Thiếu sự lựa chọn về nhà cung cấp

- Nguyên vật liệu bị khan hiếm…

Tổn thất do rủi ro này mang lại cho Công ty là không hề nhỏ, chủ yếu là tổn thất về cơ hội kinh doanh, làm gián đoạn quá trình sản xuất của doanh nghiệp,... Thống kê cho thấy năm 2010 Công ty đã phải chịu tổn thất lên tới 400 triệu đồng do việc không đủ nguyên liệu để sản xuất, và cung ứng cho khách hàng.

Rủi ro do vận chuyển bằng ô tô: Công tác vận chuyển là một trong số những công tác quan trọng ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của Công ty. Rủi ro về công tác vận chuyển gây ra những tổn thất không hề nhỏ về tài sản cũng như tính mạng con người. Một số nguyên nhân chính gây ra rủi ro:

- Thời tiết xấu

- Phương tiện cũ kỹ, hỏng hóc

- Áp lực công việc…

Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh: Nền kinh tế thị trường đặt các doanh nghiệp ở vị trí ngang hàng với nhau. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế các nước đang bước vào ngưỡng cửa của hội nhập thì sự cạnh tranh lại càng trở nên quyết liệt hơn. Cạnh tranh bao hàm tất cả: Cạnh tranh về khách hàng, cạnh tranh về nguồn hàng, cạnh tranh về thị trường..Điều đó đến từ các đối thủ cạnh tranh. Có người chiến thắng thì phải có kẻ chiến bại, chấp nhận cạnh tranh để tồn tại và phát triển buộc Công ty cũng phải chấp nhận những rủi ro mà cạnh tranh đưa lại. Cạnh tranh của Công ty gặp phải ngay từ các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn, nên việc chia sẻ thị trường là điều khó tránh khỏi đối với Công ty.

c) Đánh giá và đo lường rủi ro

Hiện nay Công ty chỉ chủ yếu sử dựng phương pháp định lượng để đo lường những tổn thất về hàng hóa, phương tiện và những chi phí để khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra.

Qua tìm hiểu và làm điều tra các nhà quản trị cũng như nhân viên phòng dự án thì trong kinh doanh Công ty có thể đối mặt với nhiều rủi ro. Tần suất xảy ra rủi ro thể hiện trong thời gian qua, Công ty thực hiện các biện pháp ngăn ngừa chưa tốt, giải quyết vấn đề chưa sâu. Với đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng thì trong thời gian qua cùng với sự biến động của môi trường Công ty đã phải đối mặt với khá nhiều rủi ro liên quan và có cường độ khác nhau.

Từ kết quả điều tra cụ thể: Có 5/15 phiếu cho rằng hiện tại có rất nhiều rủi ro ảnh hưởng tới doanh nghiệp chiếm 33,3%, có 7/15 phiếu chiếm 46,7% cho là nhiều rủi ro, chỉ có 3/15 phiếu chiếm 20% cho là ít rủi ro.

Như vậy đa phần những người được điều tra đều cho rằng tần suất xảy ra rủi ro trong hoạt động vận chuyển của Công ty là tương đối lớn vì vậy thể hiện công tác ngăn ngừa rủi ro của Công ty chưa được tốt, đồng thời Công ty cần có giải pháp khắc phục nhằm giảm tần suất xảy ra.

Kết quả đánh gia tần suất xảy ra rủi ro do công tác vận chuyển bằng ô tô được thể hiện thông qua biểu đồ sau:

Hình 2.6. Kết quả đánh giá tần suất xảy ra rủi ro do vận chuyển bằng ô tô

(Nguồn: Sinh viên tự điều tra) Trong ba năm qua Công ty đã xảy ra 4 vụ tai nạn trong đó nguyên nhân chủ yếu là do phương tiện cũ nát và không đủ khả năng chống chọi khi xảy ra bão gió.

Qua số liệu điều tra về rủi ro do vận chuyển bằng ô tô mang lại trong 3 năm từ năm 2010 đến 2012 cho ta bảng đo lường tổn thất sau:

Bảng 2.7. Bảng đo lường tổn thất

Đơn vị: triệu VNĐ Năm

Đối tượng tổn thất 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Do hàng hóa bị hư hỏng 106,4 216,8 102,6 110,4 203,76% -114,2 47,32%

Chi phí sửa chữa phương tiện

khi gặp tai nạn 80 230,5 120,9 150,5 288,13% -109,6 52,45%

Tổng 186,4 447,3 223,5 260,9 240% -223,8 49,97%

(Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét: Qua bảng đo lường tổn thất của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA trên cho thấy năm 2011 là năm Công ty phải chịu tổn thất nhiều nhất do xảy ra nhiều vụ tai nạn dẫn đến tổng thiệt hại mà Công ty phải gánh chịu cao hơn năm 2010 là 260,9 triệu đồng, gấp 240%; năm 2012 là 223,8 triệu đồng, giảm 49,97% so với năm 2011. Điều này cũng cho thấy tần suất rủi ro sẽ ảnh hưởng rất lớn đến biên độ rủi ro hay nói cách khác số vụ rủi ro càng nhiều thì tổn thất xảy ra là càng cao.

Qua bảng đánh giá tổn thất trên ta có thể thiết lập bảng đo lường rủi ro qua các năm sau:

Bảng 2.8. Bảng đánh giá rủi ro

2010 Thấp Thấp

2011 Cao Cao

2012 Thấp Cao

(Nguồn: tác giả) Như vậy qua bảng đánh giá trên chúng ta có thể thấy:

- Năm 2011 là năm có tần số các vụ rủi ro xảy ra cao, do các rủi ro đều cùng một nguyên nhân nên khó có thể đánh giá được nguyên nhân nào dẫn đến rủi ro có tần số cao và nguyên nhân nào gây ra rủi ro với tần số thấp.

- Năm 2012 thì số lần xuất hiện rủi ro của Công ty đã giảm thiểu đáng kể, nhưng mặt khác thì mức độ nghiêm trọng của rủi ro vẫn không giảm, điều này cho thấy Công ty vẫn còn chưa quan tâm tới công tác quản trị rủi ro một cách kỹ lưỡng.

Khi các rủi ro xảy ra Công ty đều không thể thực hiện được hợp đồng vận chuyển, điều này làm giảm uy tín và cơ hội kinh doanh trong khi các đối thủ của Công ty có cơ hội nhảy vào. Những rủi ro này Công ty rất khó có thể đo lường chính xác, nhưng rõ ràng là nó có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của Công ty. Ngoài ra khi phương tiện bị hỏng cần có thời gian để sửa chữa thì côngty cũng mất chi phí cơ hội khi phương tiện không thể hoạt động, những chi phí này rất khó đo lường.

d) Kiểm soát

Phòng ngừa rủi ro

Theo kết quả tổng hợp của phòng kinh doanh thì hàng năm Công ty đều trích các chi phí cho hoạt động ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro: Mua bảo hiểm, trích lập quỹ dự phòng, đào tạo nguồn lực cho hoạt động ngăn ngừa rủi ro. Với các con số cụ thể sau thể hiện Công ty đã có sự quan tâm tới vấn đề này.

Bảng 2.9. Chi phí ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro của Công ty

(ĐVT triệu đồng) TT Chi phí 2010 2011 2012 Giá trị % DTT Giá trị % DTT Giá trị % DTT 1 Bảo hiểm 4.572 0,5 5.798 0,52 6.349 0,51

2 Trích từ quỷ dự phòng 549 0,06 692 0,062 759,4 0,061 3 Đào tạo nhân lực rủi ro 92 0,01 167 0,015 174,3 0,014

Tổng cộng 5.213 0,57 6.648 0,5962 7.282,7 0,585

(Nguồn phòng tài chính)

Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất thì chi phí bảo hiểm chiếm phần lớn trong chi phí cho hoạt động ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, cùng với đó việc lập qũy dự phòng, trích qũy khi rủi ro xảy ra đều tăng qua các năm 2010 trích từ quỹ dự phòng là 549 triệu, 2011 là 692 triệu và năm 2012 759,4 triệu. Như vậy các chi phí dùng cho ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro đều tăng có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Ví dụ về những biện pháp phòng ngừa mà Công ty đã thực hiện đối với từng loại rủi ro cụ thể:

Rủi ro do thiếu nguyên liệu:

- Chọn thêm nhà cung cấp để có thêm lựa chọn khi rủi ro xảy ra: ngoài những nahf cung cấp chính cho Công ty như Mycolor thì Công ty còn lựa chọn thêm cho mình những nhà cung cấp khác như Dulex để tránh tình trạng độc quyền nhà cung cấp.

- Nâng cấp, cải thiện cơ sở vật chất cũng như phương tiện sản xuất để tránh tình trạng phung phí nguyên liệu, dẫn tới việc thiếu hụt nguyên liệu sản xuất: Công ty thường xuyên nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng của Công ty. Trong năm 2011 Công ty đã mua mới 3 máy trộn sơn với giá trị lên tới 400 triệu đồng, bên cạnh đó các máy trộn sơn cũ cũng được Công ty đem đi sửa chữa, nâng cấp để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Không chọn chỉ một nhà cung cấp độc quyền, mà nên chia đều khả năng cung cấp cho các nhà cung cấp để tránh tình trạng bị ép giá.

- Nâng cấp kho bãi để đảm bảo nguồn dự trữ nguyên liệu phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh: năm 2010 Công ty đã mở rộng kho bãi từ kho 3 gian lên thành hệ thống kho 6 gian với nhiều trang thiết bị chống ẩm mốc cho hàng hóa như quạt, lò sưởi, lỗ thông hơi...nhằm mục đích cải thiện công tác dự trữ hàng hóa cho Công ty.

- Thực hiện bảo dưỡng định kì cho các phương tiện vận chuyển;

- Tổ chức công tác bảo quản nguyên liệu để tránh tình trạng nguyên liệu bị ẩm mốc, gây thiệt hại về thành phẩm khi sản xuất ra.

- Mua bảo hiểm cho hàng hóa và nguyên liệu, cũng như đóng bảo hiểm cho CBCNV trong Công ty: Công ty thường mua các sản phẩm bảo hiểm của BẢO

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro trong công TNHH Thương mại và Xây dựng HOÀNG GIA (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w