NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HIỆN TƯỢNG

Một phần của tài liệu tiểu luận nguyên lý thống kê Vấn đề đi học đúng giờ của sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 42)

NGHIÊN CỨU

VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HIỆN TƯỢNG

Qua khảo sát và tổng hợp kết quả từ 168 phiếu điều tra, nhóm em đã rút ra 1 số đặc điểm cơ bản về vấn đề đi học đúng giờ của sinh viên đại học Ngọai Thương Hà Nội như sau:

 Việc đi học muộn diễn ra rất phổ biến với 89,9% số sinh viên được khảo sát đã từng đi học muộn ở các mức độ khác nhau từ hiếm khi đến luôn luôn muộn học.

Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh đi học muộn ở tần suất cao( từ thỉnh thoảng trở lên) chiếm tỉ lệ thấp thấp ở tất cả các môn học.

 Mức độ và tần suất đi học muộn có xu hướng tăng tỉ lệ thuận theo các năm. Càng là sinh viên năm sắp ra trường thì mức độ đi học muộn càng nhiều.

 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đễn việc đi học đúng giờ của sinh viên. Trong đó, các yếu tố chủ quan như mức đọ yêu thích môn học, thái độ của sinh viên đối với việc đi học muộn… có ảnh hương nhiều hơn các yếu tố khách quan như khoảng cách, hay phương tiện đi học ủa sinh viên, trừ trường hợp của môn giáo dục thể chất. Những môn học được yêu thích có tỉ lệ học sinh đi học muộn thấp hơn các môn không được ưa thích.

 Tuy số lượng sinh viên điều tra chưa đủ lớn nhưng có thể đặt ra giả định những sinh viên có tần suất đi học muộn cao có điểm trung bình tích lũy tín chỉ kém hơn các sinh viên chăm chỉ đúng giờ.

 Hầu hết các sinh viên chưa có thái độ nghiêm túc đối với việc đi học đúng giờ.93% sinh viên cho rằng đi học muộn là chuyện bình thường hoặc không có gì nghêm trọng. Mức độ yêu thích môn học tỉ lệ thuận với mức độ đi học đúng giờ.

II. NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU

1. Thuận lợi

- Đối tượng nghiên cứu là những sinh viên trường ĐH Ngoại Thương nên quá trình thu thập số liệu dễ dàng và nhanh chóng.

- Số lượng thành viên đông, các thành viên đều tích cực, chủ động, có ý thức trách nhiệm cao, kĩ năng làm việc nhóm tốt, đồng thời nhóm có phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể.

2. Khó khăn

- Trong quá trình trả lời phiếu điều tra, một số bạn chưa ghi thông tin “thực” hoặc ghi sai sót các thông tin nên phải loại ra vì không thể xử lý được.

- Các nhân tố trong bài thống kê có mối liên hệ đến nhau khá chặt chẽ nên quá trình tổng hợp và phân tích khá khó khăn để tìm ra kết quả chính xác nhất.

- Số lượng phiếu điều tra ít vì vậy kết quả thống kê vẫn chưa phản ánh được đầy đủ, toàn diện vấn đề đi học đúng giờ của toàn bộ sinh viên trương đại học Ngoại thương Hà Nội.

III. NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO VẤN ĐỀ ĐI HỌC MUỘN CỦA SINH VIÊN. VIÊN.

Từ cuộc điều tra, chúng em đã nhấn được rất nhiều đóng góp, ý kiến khác nhau của các bạn sinh viên cho gải pháp hạn chế đi học muộn.

 Có nhiều bạn cho rằng vấn đề này cần có có những biện pháp kỉ luật nghiêm khắc hơn như: phạt lao động công ích tập thể hay phạt vào điểm đánh giá rèn luyện của sinh viên.

 Một số khác lại cho rằng cần có sự đóng góp khổng nhỏ từ các thầy cô. Theo số đông ý kiến, thầy cô cũng cần cố gắng lên giảng đường đúng giở để tạo thói quen cho sinh viên, cần tìm tòi thêm nhiều phương pháp giảng dạy cuốn hút hơn cho sinh viên và điểm danh đầu giờ học để sinh viên có thói quên đi học đúng thời gian hơn.

 Nhờ trường cũng có thể giúp sức cho việc hạn chế “nạn” đi học muộn cho sinh viên. Một số sinh viên phàn nàn rằng học sớm khiến cho họ đôi lúc đến giờ không kịp vì lí do phải thức dậy sớm hay ùn tắc giao thông. Việc thay đổi giờ học theo chiều hướng muộn hơn chút ít có thể giúp sinh viên có thể thêm thời gian đến trường.

 Tuy nhiên, một số lại có quan điểm hoàn toàn khác biệt. Số này cho rằng, việc đi học muộn là bình thương, phổ biến, đã trở thành thói quen của số đông sinh viên, khó có thể thay đổi được. Những nỗ lực từ giáo viên hay nhà trường cũng khó có thể tạo một sự khác biệt nào cả.

Về phía nhóm chúng em, chúng em cho rằng tất cả các nỗ lực từ phía nhà trường sẽ không thể đạt được hiệu quả của nó nếu bản thân các sinh viên không tự tạo sự thay đổi. Mỗi sinh viên cần có ý thức tốt hơn về vấn đề đi học muôn. Đi học còn đơn thuần mang giá trị về “điểm chuyên cần” như nhiều sinh viên đã, đang và sẽ suy nghĩ; mà còn thể hiện sự tôn trọng về phía thầy cô giáo và sự tự ý thức của bản thân. Nói cách khác, nếu mỗi cá nhân có thể nâng cao ý thức, thay đổi suy nghĩ thì đi học muốn sẽ không còn hiện diện như một mối lo ngại trên giảng đường đại học.

Một phần của tài liệu tiểu luận nguyên lý thống kê Vấn đề đi học đúng giờ của sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w