3. Các yếu tố khách quan
3.3. Mối liên hệ giữa phương tiện đến trường và tần suất đi học muộn của sinh viên
của sinh viên
Bảng số liệu thống kê: Đi
bộ Xe máy Xe đạp Xe bus Phương tiện khác
Chưa bao giờ 6 6 3 2 1
Thỉnh thoảng 19 31 6 7 0
Thường xuyên 5 16 2 1 0
Luôn luôn 1 1 0 0 0
Tổng 53 72 23 19 1
Bảng 3.1
Rất nhiều ý kiến cho rằng sinh viên đi bộ đi học hoặc đi học bằng phương tiện xe bus công cộng thì có khả năng đi học muộn cao hơn so với xe đạp và xe máy vì chúng thiếu tính chủ động hơn so với xe đạp và xe máy. Vậy để xem xét kỹ hơn nhận định này với sinh viên Ngoại Tương , chúng em sẽ đi xem xét hai tiêu thức: “Đi học đúng giờ” và “Đi học muộn” của các sinh viên với các phương tiện giao thông khác nhau
Từ bảng 3.1, ta có bảng 3.2 như sau:
Đi bộ Xe máy Xe đạp Xe bus Khác
Đi học
đúng giờ 28 24 15 11 1
Đi học
muộn 25 48 8 8 0
► Nhận xét
Như phần 2 đã phân tích, phần lớn sinh viên sống rất gần trường hoặc cách trường với khỏng cách trung bình 1-3 km nên sinh viên chủ yếu đến trường bằng đi bộ (với tỷ lệ 31,55%) và đa số đi bằng xe máy (với 42,86%). Tỷ lệ sinh viên đi xe đạp và xe bus thấp hơn vớ các tỷ lệ tương ứng là 13,69% và 11,31%. Sinh viên đi phương tiện khác (có thể là ôtô gia đình) chỉ có 1/168 sinh viên được khảo sát.
► Nhận xét:
• Sinh viên đi xe đạp có tỷ lệ đi học đúng giờ cao nhất ( với 65,22%); Sinh viên đi xe bus và đi bộ có tỷ lệ khá cao với 57,89% và 52,83%; trong khi đó tỷ lệ sinh viên đi xe máy đi học đúng giờ lại thấp nhất với chỉ 33,33%.
• Như vậy, ý kiến cảu một số người “ tỷ lệ sinh viên đi xe bus công cộng và xe đạp đi học muộn cao hơn” là không đúng với sinh viên Trường đại học Ngoại thương, ngược lại đây lại là nhóm sinh viên đi học đúng giờ cao nhất, nhóm sinh viên đi xe máy và đi bộ được kì vọng hơn thì lại có tỷ lệ đi học muộn cao hơn.
Từ đây có thể lý giải vấn đề này như sau:
Những sinh viên đi bộ, ở rất gần trường thường có tác phong đi học muộn, đến sát giờ học mới đi đến trường. Những sinh viên đi xe máy có thể là do đi vào giờ cao điểm, khả năng bị tắc đường cao dẫn đến đi học không đúng giờ; tuy nhiên củng có thể do tâm lý chủ quan vì đi học bằng xe máy nên thường đi học muộn.
Ngược lại với những nhóm đi xe đạp hay xe bus, do đi trên những phương tiện chậm và mang tính bị động nên họ thường xuất phát sớm hơn và đến trường đúng giờ hơn.
3.4.Mối liên hệ giữa thói quen điểm danh của cô giáo và mức độ đi học muộn của sinh viên.
Đối với nhiều sinh viên, bên cạnh việc đi học để tiếp thu baì giảng, trau dồi kiến thức, đi học còn để điểm danh!!! Vì lí do đó, nhiều sinh viên đến lớp không đúng giờ quy định với tâm lí “căn giờ điểm danh”. Do đó thói quen điểm danh của các thầy cô cũng là 1 nguyên nhân ảnh hưởng tới việc đi học đúng giờ của học sinh.
Dưới đây là bảng thống kê số học sinh đi học muộn ứng với từng hình thức điểm danh.
định
số sinh viên 16 29 48 58 151
► Nhận xét:
• Tổng số sinh viên tham gia khảo sát là 168 sinh viên. Số sinh viên trả lời câu hỏi này là 151. Điều này phù hợp với kết quả thống kê ở câu 4, tức là có 17/168 sinh viên trả lời chưa từng đi học muộn.
• Nhìn vào biểu đồ có thể thấy ảnh hưởng của thói quen điểm danh của các thầy cô giáo tới số sinh viên đi học muộn là rất lớn. Môn học thường điểm danh đầu giờ có số sinh viên đi học muộn rất ít 16/151 sinh viên . Môn học điểm danh cuối giữa giờ và cuối giờ có sô lượng sinh viên đi
muộn lần lượt là 29 và 48. Các môn học mà giáo viên không điểm danh cố định có số sinh viên đi học muộn nhiều nhất, lên tới 58 sinh viên.
Từ đây, có thể kết luận thói quen điểm danh của thầy cô có ảnh hưởng nhiều tới thói quen đi học của sinh viên .
3.5.Ảnh hưởng của thời tiết đến vấn đề đi học muộn
Bảng số liệu thống kê tỷ lệ sinh viên đi học muộn vì thời tiết: Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng
Số sinh viên 121 47
Tỷ lệ (%) 72 28
► Nhận xét:
Theo bảng số liệu, có tới 72% số sinh viên đi học muộn vì thời tiết và chỉ có 28% số sinh viên không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Rõ ràng thời tiết có ảnh hưởng rất nhiều tới việc đi học của phần lớn sinh viên, đặc biệt là với thời tiết xấu ( mưa to, bão, lạnh…) sinh viên luôn có xu hướng đi học muộn.