KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Xác định công thức tổ thành và chỉ số đa dạng cây gỗ cho một số ô định vị nghiên cứu sinh thái thuộc vùng Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ (Trang 63)

4.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu về công thức tổ thành và chỉ số đa dạng cây gỗ cho một số trạng thái rừng tự nhiên, có thể rút ra một số kết luận sau:

4.1.1. Về phân loại rừng

Căn cứ vào tiêu chuẩn phân loại rừng của Loeschau (1960) đã được sửa đổi và bổ sung, đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm 07 ÔĐVNCST ở các trạng thái là IIIB, IIIB +Gi, IVB, IVA.

4.1.2. Về tổ thành tầng cây cao của các trạng thái rừng tự nhiên

- Tổ thành theo phần trăm số cây

Công thức tổ thành theo phần trăm số cây trạng thái IIIB có từ 10 – 12 loài tham gia, loài chiếm tỷ lệ cao nhất Trâm trắng (>26%) và thấp nhất là loài Trứng gà (<2%).

Công thức tổ thành theo phần trăm số cây trạng thái IIIB +Gi có từ 10 – 18 loài tham gia, loài chiếm tỷ lệ cao nhất Phân mã (>18%) đến Giẻ đỏ (10%) và thấp nhất là loài Mỡ vạng (<2%).

Công thức tổ thành theo phần trăm số cây trạng thái IVB có từ 16 – 24 loài tham gia, loài Chò chỉ, Lèo heo chiếm tỷ lệ lớn (14-15%) và thấp nhất là loài Thiều rừng (<1%).

Công thức tổ thành theo phần trăm số cây trạng thái IVA có từ 16 – 26 loài tham gia, loài chiếm tỷ lệ cao Ươi, Lèo heo, Dâu da (11-20%), và thấp nhất là loài Giẻ trắng (<1%).

- Tổ thành theo IV%

Công thức tổ thành theo IV% Trạng thái IIIB có từ 4 – 5 loài tham gia, loài chiếm tỷ lệ cao nhất Trâm trắng (>27%) và thấp nhất là loài Kháo vàng (<6%).

Công thức tổ thành theo IV% trạng thái IIIB +Gi có từ 6 – 7 loài tham gia, loài chiếm tỷ lệ cao nhất Giẻ đỏ (>14% ) và thấp nhất là loài Dung (<6%).

Công thức tổ thành theo IV% trạng thái IVB có từ 3 – 6 loài tham gia, loài Giẻ đỏ, Chò chỉ chiếm tỷ lệ lớn (12- 22%) và thấp nhất là loài Gõ bông lau, Dung (<6%).

Công thức tổ thành theo IV% trạng thái IVA có từ 2 – 6 loài tham gia, loài Bứa núi, Lèo heo, Ươi chiếm tỷ lệ cao (10-21% ) và thấp nhất là loài Chò chỉ, Trâm trắng, Gội tẻ (<6%).

4.1.3. Về đa dạng loài

- Chỉ số phong phú của loài

Mức độ phong phú loài giữa các trạng thái rừng khác nhau có sự chênh lệch nhưng mức độ chênh lệch không nhiều do các trạng thái rừng này đang ở chu kỳ 3. Mức độ phong phú lớn nhất từ R = 2.29-3.84 là trạng thái IVA. Mức độ phong phú thấp từ R = 1.60-1.88 là trạng thái IIIB.

- Chỉ số đa dạng của Shannon – Weiner:

Trong đó mức độ đa dạng HTB =1.65 của trạng thái IVA là lớn nhất và thấp nhất là trạng thái trạng thái IIIB có HTB =1.17. Mức độ đa dạng của trạng thái IIIB, IIIB + Gi thấp hơn trạng thái IVB và IVA.

- Chỉ số Simpson

Chỉ số Simpson của các trạng thái IIIB, IIIB + Gi, IVB, IVA đều có D2 lớn hơn hay bằng D1, chỉ số D1 và D2 của trạng thái IVB và IVA cao nhất xấp xỉ bằng 1 (0.96) và thấp nhất là trạng thái IIIB có D1 và D2 trung bình là 0.88.

Một phần của tài liệu Xác định công thức tổ thành và chỉ số đa dạng cây gỗ cho một số ô định vị nghiên cứu sinh thái thuộc vùng Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ (Trang 63)