Tổ thành theo IV%

Một phần của tài liệu Xác định công thức tổ thành và chỉ số đa dạng cây gỗ cho một số ô định vị nghiên cứu sinh thái thuộc vùng Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ (Trang 30)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.2. Tổ thành theo IV%

Chỉ số IV% tính theo công thức (2.3) làm chỉ tiêu biểu thị hệ số tổ thành.

Biểu 3.3. Công thức tổ thành của các trạng thái theo IV%

OĐVNCST Ô đo đếm Công thức tổ thành Số loài (n) Ô 149-90 1 27.43TTrắng + 22.45TR + 5.73RRM + 5.66TV + + 38.73CLK 47 2 15.96TR + 15.64TTrắng + 15.45LH + 5.54KV + 47.41CLK 55 3 16.70TR + 15.47VA + 13.96LH + 11.37TTrắng + 5.84KV + 36.67CLK 52 Ô 420-79 1 14.93GĐ + 12.10PM + 11.41GT + 9.14CTía + 7.76BL + 6.25Du + 38.41CLK 44 2 13.33PM + 12.06GĐ + 9.30Du + 7.14K + 7.00BL + 5.09GT + 46.09CLK 51 3 13.79GĐ + 7.93GT + 7.16CTía + 7.05BL + 6.52PM + 5.43Du + 52.12CLK 56 Ô 1 16.80CChỉ + 6.00TTía + 77.18CLK 98 2 22.03CChỉ + 5.72PM + 5.46GBL + 89

428-89 66.79CLK 3 13.11CChỉ + 7.27TV + 6.98TR + 72.64CLK 94 Ô 128-84-2 1 8.13GN + 7.48GNếp + 6.56LH + 6.29BL + 5.28GT + 5.23GĐ + 61.03CLK 91 2 10.38LH + 7.86GT + 7.23HN + 7.19GĐ + 6.41GNếp + 60.94CLK 90 3 12.12GĐ+ 6.60GT+ 5.27Du + 76.02CLK 80 Ô 124-71 1 10.39CChai + 9.68GT + 9.63TTía + 8.03GĐ + 5.49CChỉ + 56.78CLK 75 2 13.51GĐ + 13.08CChai + 7.75GT + 7.42DN + 58.55CLK 66 3 21.22Ư + 6.30TM + 4.50TTrắng + 67.98CLK 80 Ô 128-84-1 1 9.41GT + 6.48LH + 6.08BL + 5.88GNếp + 5.64GN + 5.54TTrắng + 60.97CLK 99 2 8.58LH + 8.58X + 7.39BL + 6.00GT + 69.54CLK 108

3 11.53Lèo heo + 7.22Gội nếp + 5.85GT +

5.00TTrắng + 70.40CLK 96 Ô 426-84 1 6.54CChim + 5.42X + 5.28BL + 5.19GT + 77.57CLK 89 2 10.25BN + 8.06X + 7.06CChim + 5.66MC + 68.97CLK 78 3 7.44DD + 6.98CChim + 6.16GNếp + 5.93BL+ 73.49CLK 85 Qua kết quả ở biểu 3.3 cho thấy:

Trạng thái IIIB

ÔĐVNCST 149-90: Ô điều tra 1 có mật độ 861 cây/ha. Trong tổng số loài 47có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV% từ 5.66% (Trường vải) đến 27.43% (Trâm trắng). Ô điều tra 2 có mật độ 865 cây/ha, trong tổng số 55 loài có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV % từ 5.54% (Kháo vàng) đến 15.96% (Thị rừng). Ô điều tra 3 có mật độ 973

cây/ha, trong tổng số 52 loài có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành với IV % từ 5.84% (Kháo vàng) đến 16.70% (Thị rừng). Qua công thức tổ thành của trạng thái này ta thấy, Trâm trắng chiếm tỷ lệ cao nhất (27.43%) sau đó đến Thị rừng, Lèo heo, Trường vải thấp nhất là Kháo vàng (5.54%). Trạng thái IIIB có một số loài có giá trị kinh tế cao và có khả năng phòng hộ tốt như Thị rừng, Trâm trắng, Trường vải

Trạng thái IIIB + Gi

ÔĐVNCST 420-79 : Ô điều tra 1 có mật độ 485cây/ha, trong tổng số 44 loài có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV% từ 6.25% (Dung) đến 14.93% (Giẻ đỏ). Ô điều tra 2 có mật độ 790 cây/ha, trong tổng số 51 loài có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV% từ 5.09% (Giẻ trắng) đến 13.33% (Phân mã). Ô điều tra 3 có mật độ 905 cây/ha, trong tổng số 56 loài có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV% từ 5.43% (Dung) đến 13.79% (Giẻ đỏ). Như vậy, Giẻ đỏ là loài chiếm tỷ lệ nhiều nhất (14.93%), sau đó đến Phân mã, Giẻ trắng, Dung, Kháo, Bời lời, Chẹo tía thấp nhất là Dung (5,43%). Trạng thái này có nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao và khả năng phòng hộ tốt như Giẻ đỏ, Giẻ trắng, Bời lời.

Trạng thái IVB

ÔĐVNCST 428-89 : Ô điều tra 1 có mật độ 1192cây/ha, trong tổng số 98 loài có 2 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV% từ 6.00 (Trâm tía) đến 16.80% (Chò chỉ), ô điều tra 2 có mật độ 999 cây/ha, trong tổng số 89 loài có 3 loài tham gia vào công thức tổ thành với IV% từ 5.46% (Gõ bông lau) đến 22,03% (Chò chỉ), ô điều tra 3 có mật độ 932 cây/ha, trong tổng số 94 loài có 3 loài tham gia vào công thức tổ thành với IV% từ 6.98% (Thị rừng) đến 13.11% (Chò chỉ). Như vậy, trong tổ thành tầng cây cao của trạng thái IVB, loài Chò chỉ chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến, Trường vải, Phân mã, và thấp nhất là Gõ bông lau (5.46%). Trạng thái này có một số loài

vừa có giá trị kinh tế vừa có khả năng phòng hộ như Chò chỉ, Trường vải, Phân mã, Thị rừng.

ÔĐVNCST 128-84-2 : Ô điều tra 1 có mật độ 564cây/ha, trong tổng số loài 91 loài có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV% từ 5.23% (Giẻ đỏ) đến 8.13% (Giổi nhung). Ô điều tra 2 có mật độ 572 cây/ha, trong tổng số 90 loài có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV % từ 6.41% (Gội nếp) đến 10.38% (Lèo heo). Ô điều tra 3 có mật độ 542 cây/ha, trong tổng số 80 loài có 3 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV% từ 5.27 (Dung) đến 12.12% (Giẻ đỏ). Như vậy, loài Giẻ đỏ chiếm tỷ lệ cao nhất (12.12%) sau đó đến Lèo heo, Giổi nhung, thấp nhất là Giẻ đỏ (5.23%). Trạng thái này có những loài cây có chất lượng và có khả năng phòng hộ tốt như Giẻ đỏ, Giẻ trắng, Bời lời.

Trạng thái IVA

ÔĐVNCST 124- 71 : Ô điều tra 1 có mật độ 775 cây/ha, trong tổng số 75 loài có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV% từ 5.49% (Chò chỉ ) đến 10.39% (Chò chai). Ô điều tra 2 có mật độ 833 cây/ha, trong tổng số 66 loài có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV% từ 7.42% (Dầu nước) đến 13.51% (Giẻ đỏ). Ô điều tra 3 có mật độ 707cây/ha, trong tổng số 80 loài có 3 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV % từ 6.30% (Thừng mức) đến 21.22% (Ươi). Như vậy, Ươi là loài chiếm tỷ lệ nhiều nhất (21.22%) sau đó đến Giẻ đỏ, Chò chai, Giẻ trắng thấp nhất là Thứng mức (6.30%). Trạng thái này có nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao và khả năng phòng hộ tốt như Giẻ đỏ, Chò chai, Trâm tía, Trâm trắng.

ÔĐVNCST 128-84-1 : Ô điều tra 1 có mật độ 797cây/ha, trong tổng số 99 loài có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV% từ 5.54% (Trâm trắng) đến 9.41% (Giẻ trắng). Ô điều tra 2 có mật độ 790 cây/ha, trong tổng số 108 loài có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV% từ 6.00% (Giẻ trắng) đến 8.58% (Lèo heo). Ô điều tra 3 có mật độ 698 cây/ha,

trong tổng số 96 loài có 3 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV % 6.00% (Giẻ trắng) đến 11.53% (Lèo heo). Như vậy, Lèo heo là loài chiếm tỷ lệ nhiều nhất (11.53%), sau đó đến Giẻ trắng, Xoay, Gội nếp, Bời lời thấp nhất là Trâm trắng(5.54%). Trạng thái này có nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao và khả năng phòng hộ tốt như Giẻ trắng, Xoay, Gội nếp, Bời lời.

ÔĐVNCST 426-84 : Ô điều tra 1 có mật độ 1014 cây/ha, trong tổng số 89 loài có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV% từ 5.19% (Gội tẻ) đến 6.54% (Chân chim). Ô điều tra 2 có mật độ 896 cây/ha, trong tổng số 78 loài có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV% từ 5.66 (Máu chó) đến 10.25% (Bứa núi). Ô điều tra 3 có mật độ 853 cây/ha, trong tổng số 85 loài có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành với chỉ số IV % từ 5.93% (Bời lời) đến 7.44% (Dạ nâu). Như vậy, Bứa núi là loài chiếm tỷ lệ nhiều nhất (10.25%), sau đó đến Dạ nâu, Chân chim, Gội nếp, Bời lời, Máu chó, thấp nhất là Gội tẻ (5.19%). Trạng thái này có nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao và khả năng phòng hộ tốt như Bứa núi, Chân chim, Bời lời, Máu chó.

Qua công thức tổ thành cũng cho thấy mức độ đa dạng về số lượng loài biến động giữa các trạng thái là lớn: thấp nhất là trạng thái IIIB có từ 44-55 loài và cao nhất là trạng thái IVA có từ 96-108 loài.

Một phần của tài liệu Xác định công thức tổ thành và chỉ số đa dạng cây gỗ cho một số ô định vị nghiên cứu sinh thái thuộc vùng Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w