Cơ hội và thách thức từ quá trình hội nhập đến phát triển vùng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ SỰ CHÊNH LỆCH TRONG PHÁT TRIỂN GIỮA CÁC VÙNG SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 50)

3. Một số định hướng kiến nghị

3.1. Cơ hội và thách thức từ quá trình hội nhập đến phát triển vùng

một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở quá trình hình thành và thực thi chính sách phát triển vùng cũng như điều phối giữa quy hoạch ngành và quy hoạch vùng, lãnh thổ ở Việt nam trong thời gian qua.

Hiện nay cả nước có 3 vùng kinh tế có Ban chỉ đạo, đó là: Ban chỉ đạo Tây Bắc, Ban chỉ đạo Tây Nguyên và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ song 3 Ban chỉ đạo này là các cơ quan do Bộ Chính trị thành lập nhằm giúp Bộ Chính trị chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh tại 3 vùng trên. Dù có nhiều nỗ lực để phối hợp với Chính phủ và chính quyền các địa phương song vai trò điều phối phát triển của Ban chỉ đạo vẫn còn nhiều hạn chế.

3. Một số định hướng kiến nghị

3.1. Cơ hội và thách thức từ quá trình hội nhập đến phát triển vùng ở Việt Nam triển vùng ở Việt Nam

Hội nhập quốc tế là xu thế không thể xoay ngược của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Quá trình hội nhập tạo ra cho Việt Nam không ít cơ hội nhưng cũng dẫn đến vô vàn thách thức.

Từ giác độ chính sách phát triển vùng, Nhà nước cần phải có tư duy mới trong vấn đề hoạch định chính sách phát triển vùng, tận dụng tối đa những cơ hội và giảm thiểu các rủi ro do quá trình hội nhập đưa lại. Toàn bộ nội dung phân tích ở phần trên đã cho chúng ta thấy, chính sách phát triển vùng hoàn toàn không có những phản ứng mang tính chủ động nào đối với các tác động của quá trình hội nhập. Thậm chí Nhà nước cũng không có những phản ứng gì để tránh những tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế đến những mục tiêu của chính sách phát triển vùng. Khoảng cách phát triển giữa các vùng tiếp tục bị gia tăng, mức độ chênh lệch về thu nhập của người dân giữa các vùng tiếp tục bị doãng ra, những nguy cơ hệ lụy từ xu thế này tiếp tục rõ dần.

Nhiều chính sách, chủ trương của Nhà nước đối với tổng thể nền kinh tế, ví dụ như chuyển dịch cơ cấu kinh tế bị không ít địa phương áp dụng một cách máy móc làm cho chính những địa phương này không phát hiện và khai thác được những tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương mình. Ví dụ, với lợi thế so sánh và những hàng hóa xuất khẩu truyền thống, ĐBSCL trong giai đoạn trước mắt chắc chắn sẽ còn khai thác nhiều những sản phẩm nông nghiệp, hình thành và phát triển một số cluster như thủy sản, hoa quả, Tây nguyên có thể hình thành cluster về cà phê, một số tỉnh duyên hải miền trung liên kết để hình thành cluster du lịch,….

Tất cả những khó khăn, những vấn đề tồn tại mang tính chủ quan trong giai đoạn trước có thể sẽ trở thành những cơ hội khi Chính phủ và chính quyền các địa phương có sự phối hợp tốt hơn với những tư duy mới về chính sách phát triển vùng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ SỰ CHÊNH LỆCH TRONG PHÁT TRIỂN GIỮA CÁC VÙNG SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)