NGHIÊN CỨU VÀ XUẤT KHẨU GẠO THƠM ITA-RICE

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất gạo sạch của công ty cổ phần đầu tư nghiên cứu và xuất khẩu gạo thơm ITA RICE (Trang 34)

3.1. ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠO SẠCH CỦA CÔNG TY CỔPHẦN ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU VÀ XUẤT KHẨU GẠO THƠM ITA-RICE PHẦN ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU VÀ XUẤT KHẨU GẠO THƠM ITA-RICE

3.1.1. Ưu điểm:

Thứ nhất, Về quy trình nói chung:

Công đoạn sản xuất của công ty được thực hiện theo một chu trình kín nên có thể kiểm tra mỗi công đoạn một cách tương đối chặt chẽ.Các công đoạn trong quy trình chế biến gạo trắng tại doanh nghiệp nhìn chung đều đáp ứng được tương đối yêu cầu kĩ thuật đề ra, cụ thể như sau:

− Về quá trình xay: Đây là 1 công đoạn tương đối quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm sau này. Nếu trong quá trình xay mà bị nát, gãy nhiều sẽ không đạt phẩm chất gạo tốt. Điều này ảnh hưởng quan trọng, cần lưu tâm trong việc quản trị chất lượng sản phẩm. Với việc đưa máy móc chuyên dụng vào sản xuất, doanh nghiệp đã giảm tỉ lệ gãy, nát sau xay và tỷ lệ thu hồi gạo nguyên tăng cao.

− Về xát trắng gạo: Đối với các loại gạo tiêu thụ trên thị trường hiện nay thì phải có đòi hỏi về độ trắng (trừ trường hơp có yêu cầu về sử dụng gạo lức chưa bóc vỏ cám). Ở đây gạo của doanh nghiệp luôn được xát rất kỹ để đảm bảo hạt gạo sau khi xát đạt được độ trắng theo yêu cầu.

− Đối với quá trình lau bóng gạo: Dù là gạo xuất khẩu hay tiêu thụ nội địa thì độ bóng của hạt gạo là một yêu cầu có thể nói là bắt buộc để sản phẩm dễ bán và bán được giá cáo. Trước đây doanh nghiệp sử dụng công nghệ lau bóng khô nhưng dần dần việc thay thế bằng công nghệ lau bóng ướt đã cải thiện đáng kể khâu này của quá trình.

Thứ hai, các máy móc thiết bị và nguyên liệu đầu vào: đều được lựa chọn kỹ càng

kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa vào sản xuất.

Thứ ba, Về kiểm soát nguyên liệu đầu vào: doanh nghiệp luôn chú trọng đến chất

lượng gạo thành phẩm nên trong quá tình nhập nguyên liệu đã được kiểm tra một cách chặt chẽ các chỉ tiêu như: độ ẩm, độ lẫn các tạp chất… đồng thời giá cả đầu vào được

doanh nghiệp tính toán một cách tỉ mỉ để đảm bảo khi sản xuất thu được lới nhuận cao. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đã ký hợp đồng thường xuyên với người nông dân trồng lúa nên đã tạo được vùng nguyên liệu với số lượng và chất lượng ổn định.

Thứ tư, Về chất lượng gạo:

DN đã đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về độ ẩm, màu sắc cũng như hương vị, được người tiêu dùng trong nước tin dùng. Tiêu chuẩn gạo của công ty đã đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu của TCVN 5643:1999. Tuy nhiên khí hậu nước ta nóng ẩm nên độ thay đổi chỉ tiêu độ ẩm nên nằm trong dung sai cho phép là 0,5%.

Tỷ lệ phế phẩm của công ty qua các năm ngày càng giảm. Điều đó cho thấy một sự cải tiến về công nghệ và phương pháp quản lý sản xuất. Tỷ lệ phế phẩm ít đi sẽ giúp tiết kiệm chi phí khác ở các khâu kiểm tra, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khó tính. Chất lượng gạo của công ty ngày càng được nâng cao khi ta loại bỏ dần được phế phẩm có trong thành phẩm.

Nhược điểm:

Thứ nhất, Về phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm: vẫn chưa được sử dụng linh

hoạt. Đa số còn mang tính định tính

Thứ hai, Về hoạch định công suất:

Công đoạn này được doanh nghiệp triển khai khá chi tiết, kèm theo bảng số liệu về công suất từng loại máy. Các chỉ tiêu doanh nghiệp quan tâm bao gồm: công suất cần đạt, công suất lý thuyết, công suất thực tế, công suất hiệu quả (công suất mong muốn).

Tuy nhiên vẫn có thể thấy có sự chênh lệch giữa công suất lý thuyết và công suất thực tế của máy móc, điều này đến từ nhiều nguyên nhân, doanh nghiệp nên có biện pháp khắc phục nhằm giảm sự chênh lệch trên và đồng thời đưa công suất thực tế đến gần mốc công suất hiệu quả để tối đa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thứ ba, Về cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, bảo quản: Cần có tiếp tục cải thiện hệ

thống sấy và tồn trữ lúa, nếu làm tốt được việc này công ty sẽ tiết kiệm được hàng triệu tấn lúa và giá trị của hạt gạo tăng lên rất nhiều.

Trình độ quản lý sản xuất cần luôn được chú trọng, đề xuất những thay độ phù hợp để làm hệ thống trở nên mềm dẻo, hoạt động trôi chảy hơn.

3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUYTRÌNH SẢN XUẤT GẠO SẠCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NGHIÊN TRÌNH SẢN XUẤT GẠO SẠCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU VÀ XUẤT KHẨU GẠO THƠM ITA-RICE

3.2.1. Về dự báo nhu cầu của công ty.

- Các phương pháp được công ty sử dụng để dự báo nhu cầu cần đa dạng và có độ tin cậy cao hơn ở các phương pháp. Công ty có thể thuê các chuyên gia để họ tư vấn về dự báo nhu cầu cho thời gian tới.

- Việc dự báo cần tổ chức thường xuyên và kịp thời hơn nữa. Trong các giai đoạn khác nhau với nhiều biến động của nền kinh tế và xu hướng tiêu thụ, thị hiếu của khách hàng khác nhau theo từng giai đoạn thì việc dự báo cần phải tiến hành thường xuyên, tránh tình trạng tồn đọng hàng, tốn kém chi phí bảo quản cho doanh nghiệp.

- Các phương pháp dự báo nhu cầu cần được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

- Công ty cần chủ đông tìm kiếm nguồn khách hàng, mở rộng thị trường ra các nước khác có nhu cầu về gạo lớn như Trung Quốc, các nước EU, Mỹ...

3.2.2. Về nâng cao chất lượng sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chất lượng sản phẩm là một yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Do đó doanh nghiệp cần phải khắc phục ngay các vấn đề về máy móc thiết bị để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Theo khảo sát của các chuyên gia và khảo sát thực tế khách hàng là tổ chức và cả người tiêu dùng nhỏ lẻ, nhu cầu về gạo sạch của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Họ sẵn sàng trả với mức giá cao hơn để có thể mua được các sản phẩm gạo có chất lượng tốt, đảm bảo chất lượng Global G.A.P đang thịnh hành như hiện nay. Do vậy doanh nghiệp cần đầu tư thêm nguồn vốn cho vấn đề đầu tư máy móc có chất lượng và đạt năng suất thực tế cao, đảm bảo đầu ra cho gạo thành phẩm của công ty.

- Đảm bảo chất lượng nguồn hàng nguyên liệu đầu vào từ các đối tác cũng như quản trị tốt chất lượng sản phẩm của nguồn nguyên liệu do công ty sản xuất ra để đảm bảo nguồn hàng đầu ra đạt chất lượng cao, giá thành hợp lý.

3.2.3. Về hoạch định sản xuất

- Công ty cần tính toán kỹ nhu cầu dự kiến của thị trường và công suất thực tế của máy móc hiện có của công ty, đưa ra các con dự kiến đầu tư máy móc cho công ty định kỳ.

3.2.4. Về quản lý cung ứng nguyên vật liệu.

- Công ty cần tìm các nguồn cung ứng nguyên vật liệu có uy tín từ nhiều vùng lân cận khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo về chi phí vận chuyển tối thiểu.

- Tổ chức theo dõi nguồn nguyên liệu thường xuyên hơn nữa để đảm bảo các nguồn nguyên liệu không bị biến đổi chất lượng khi thời tiết ẩm ướt hay quá nóng, độ ẩm không khí quá thấp....

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn, xây dựng nhà kho với trữ lượng lớn để đảm bảo nguồn nguyên liệu nhập vào có chỗ bảo quản đảm bảo chất lượng.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất gạo sạch của công ty cổ phần đầu tư nghiên cứu và xuất khẩu gạo thơm ITA RICE (Trang 34)