Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở các nhóm thực nghiệm cao hơn ở các nhóm đối chứng. Điều này được thể hiện:
Tỉ lệ HS yếu kém, trung bình, khá và giỏi:
Tỷ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở nhóm thực nghiệm cao hơn tỷ lệ % HS đạt điểm khá, giỏi ở nhóm đối chứng; Ngược lại tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở nhóm thực nghiệm thấp hơn tỷ lệ % HS đạt điểm yếu kém, trung bình ở nhóm đối chứng.
Đồ thị các đường luỹ tích
Đồ thị các đường lũy tích của nhóm thực nghiệm luôn nằm bên phải và phía dưới các đường luỹ tích của nhóm đối chứng. Điều đó cho thấy chất lượng học tập của các nhóm thực nghiệm tốt hơn các nhóm đối chứng.
. Giá trị các tham số đặc trưng
- Điểm trung bình cộng của HS nhóm thực nghiệm cao hơn HS nhóm đối chứng. Điều đó chứng tỏ HS các nhóm thực nghiệm nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức, kỹ năng tốt hơn HS các nhóm đối chứng.
- Độ lệch chuẩn (S): S nhóm TN nhỏ hơn S nhóm ĐC, chứng tỏ độ phân tán của điểm số ở nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC.
109
- Hệ số biến thiên V đều nằm trong khoảng 10% - 30% (dao động trung bình)
- Giá trị p >0,05 cho thấy các nhóm kiểm tra trước tác động là tương đương. - Giá trị p< 0,05 cho thấy các nhóm kiểm tra sau tác động là có ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ việc tác động lên nhóm thực nghiệm làm thay đổi kết quả.
- Mức độ ảnh hưởng ở hai trường: THPT Nguyễn Đức Cảnh là lớn, còn trường Lý Thường Kiệt là trung bình cho thấy đề tài đã có hiệu quả.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trong chương này chúng tôi đã trình bày quá trình TNSP bao gồm:
1.Kế hoạch TNSP đã được xác lập một cách khoa học và được chuẩn bị chu đáo. 2.Kết quả thu được của TNSP đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết đã nêu. Phương pháp dạy học mới có tính khả thi., học sinh chấp nhận và hứng thú học tập học phương pháp giải nhanh áp dụng cho hóa học vô cơ.Chất lượng giả bài toán vô cơ được nâng cao khi sử dụng PPDH mới này. Nâng cao được năng lực tự học. TNSP đã phát hiện được những ưu điểm, hạn chế của PPDH mới và khẳng định được những điều kiện cần thiết đảm bảo PPDH này đạt kết quả.
110
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tuyển chọn một số phương pháp giải nhanh bài toán hóa học về kim loại giúp học sinh trung học phổ thông nâng cao kiến thức và kĩ năng giải toán hóa”.. Tôi đã giải quyết những vấn đề lí luận và thực tiễn sau:
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về phương pháp giải bài toán hóa học, xu hướng phát triển và sử dụng bài toán trong dạy học theo hướng tích cực, tư duy hoá học và việc bồi dưỡng học sinh.
1.2. Xây dựng một hệ thống lí thuyết cơ bản chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu mở rộng kiến thức, bồi dưỡng hoc sinh. (gồm 08 phương pháp giải nhanh trong hóa học và các ví dụ minh họa sâu sắc).
1.3.Đã lựa chọn và xây dựng hệ thống bài toán hoá học đa dạng, phong phú gồm bài toán về kim loại và hệ thống phương pháp giải nhanh.
- Hệ thống được 200 bài toán khác nhau ở 6 phần bài toán kim loại.
- Đưa ra phương hướng áp dụng cho các phần với các dạng bài toán cụ thể giúp học sinh có thể tự kiểm tra, tự đánh giá năng lực của mình.
- Đã tiến hành thực ngiệm ở các trường thuộc các địa bàn khác nhau thị trấn, nông thôn.
- Đã chấm gần 500 bài kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả.
- Qua thực nghiệm tôi đã đánh giá được chất lượng, hiệu quả các bài toán đã xây dựng, từ đó bổ sung những thiếu sót, loại bỏ những bài toán không hay.
1.5. Đã phân tích và hướng dẫn giải một số bài tập các dạng điển hình trong các chương được sử dụng phương pháp chung nhằm giúp học sinh nâng cao kĩ năng giải bài toán hóa học.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp tôi tạo ra được tư liệu giảng dạy- bổ ích và phong phú, giúp cho việc giảng dạy của mình đồng thời cũng giúp tôi nâng cao kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy.Trên cơ sở đó, trong thời gian tới tôi có thể xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, bài toán tự luận cho chương trình THPT .
111
2. Khuyến nghị
Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm tạo điều kiện cho các thầy cô giáo được tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. để các thầy cô giáo tự học, tự bồi dưỡng nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.
Khuyến khích giáo viên tự mình xây dựng hệ thống bài tập có chất lượng tốt, sử dụng hợp lý nhằm nâng cao năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh.
LỜI KẾT
Qua thực hiện đề tài chúng tôi đã đạt được một số kết quả, đã đạt được mục tiêu đề ra . Tuy vậy, đây chỉ là kết quả bước đầu hết sức nhỏ bé so với quy mô rộng lớn của đối tượng nghiên cứu và yêu cầu thực tế đặt ra. Với trình độ, khả năng và kinh nghiệm bản thân còn hạn hẹp, do còn hạn chế về thời gian và phạm vi nghiên cứu, luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khuyết điểm, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những lời nhận xét và góp ý chân thành của các chuyên gia, các thày cô giáo và các bạn đồng nghiệp giúp cho luận văn này được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
112
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Biều (2002), Lí luận dạy học hóa học . Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
2. Cao Cự Giác(2005) , Tuyển tập bài giảng hóa học vô cơ . Nxb Đại học sư phạm Hà Nội
3. .Cao Cự Giác(2007),Thiết kế bài giảng hóa học , Tập 1. Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội
4. Cao Cự Giác (2008) ,Phương pháp giải bài tập hóa học 11 tự luận vàtrắc nghiệm ,tập 1.Nxb Đaị học Quốc Gia ,TPHCM
5. Trần Ngọc Mai (2002) , Truyện kể 109 nguyên tố Hóa học .Nxb giáo dục ,Hà Nội
6. Từ Văn Mặc –Trần Thị Ái (1997) , Bộ sách 10 vạn câu hỏi vì sao –Hóahọc
.Nxb Khoa học và Kĩ thuật ,Hà Nội
7. Từ Văn Mặc và Từ Thu Hằng(2001) , Bộ sách tri thức hoa niên thế kỉ XXIhóa học . Nxb Văn Hóa-Thông Tin
8. Phạm Văn Nhiêu (1997), Hóa học đại cương (Dùng cho học sinh ôn thi tú tài ,cao đẳng ,đại học ) .Nxb giáo dục
9. Phạm Văn Nhiêu (2003), Hóa đại cương ( phần cầu tạo chất ) .NXb Đại học Quốc Gia Hà Nội
10. Trần Thạch Văn (Chủ biên ) , Đào Hữu Vinh, Từ Vọng Nghi, Phạm Văn Nhiêu, Lê Kim Long, Lê Thế Duẩn (2006) , Bài tập nâng cao luyện thi chuyên hóa .Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
11. Nguyễn Khắc Nghĩa (Chủ biên)-Nguyễn Hoa Du (2007) ,Chuyên đề hóa học và đời sống .Sách dự án phát triển giáo viên tiểu học
12. Đặng Thị Oanh (chủ biên ) –Trần Trung Ninh –Đỗ Công Mỹ (2006) ,Câu hỏi lí thuyết và bài tập hóa học Trung học phổ thông – Phần 1( Hóa học đạicương và vô cơ) .Nxb giáo dục
13. Nguyễn Thị Sửu ,Lê Văn Năm (2007) , Phương pháp giảng dạy các chương mục quan trọng của chương trình ,sách giáo khoa hóa học phổ thông
14. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006),Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở trường phổ thông.Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội
113
15. Nguyễn Xuân Trƣờng (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học đời sống
Nxb Giáo dục
16. Nguyễn Xuân Trƣờng (2009) ,Hóa học với thực tiễn đời sống bàitập ứng dụng, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
17. Vũ Bội Tuyền( Chủ biên- 2001), Hóa học thật diệu kì .Nxb Thanh Niên 18. Sách giáo khoa hóa học 10,11,12 , Nxb Giáo Dục
19. Sách giáo viên hóa học 10,11,12 , Nxb Giáo Dục
20. Phân phối chương trình 10,11,12 .Vụ trung học phổ thông 21. www.dayhocintel.org
22. www.vionet.vn
23. 33.www.hoahoc.org 24. www2.vietbao.vn
114
PHỤ LỤC Phụ lục I. Đề kiểm tra và đáp án
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1 (45’) Trắc nghiệm (20Câu – 10 điểm)
Câu 1. Khi hoà tan Al bằng dung dịch HCl , nếu thờm vài giọt thuỷ ngân vào thì quá trình hoà tan Al sẽ:
A. Xảy ra chậm hơn
B. Xảy ra nhanh hơn
C. Không thay đổi D. Tất cả đều sai
Câu 2. Biết thứ tự các cặp oxi hóa khử như sau:
Al3+/ Al Fe2+/ Fe Ni2+/Ni Cu2+/Cu Fe3+/Fe2+ Ag+/Ag Hãy cho biết kim loại nào có khả năng khử được Fe3+ về Fe?
A. Al B. Fe C. Ni D. Cu
Câu 3. Điện phân hỗn hợp gồm : HCl, NaCl, FeCl3, CuCl2. Thứ tự điện phân ở catot là:
A. Cu Fe H Na H (H O).2 3 2 B. Fe Cu H (axit)Fe H (H O).3 2 2 2 C. Fe3Cu2H (axit) H (H O). 2 D. Cu Fe Fe H (axit)H (H O).2 3 2 2
Câu 4. Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3, Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3 ( với điện cực trơ). Các kim loại lần lượt xuất hiện ở catot theo thứ tự:
A. Ag- Cu- Fe B. Fe- Ag- Cu C. Fe- Cu – Ag D. Cu- Ag- Fe
Câu 5. Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một líp kim loại sắt ở bề mặt , ta có thể Dùng kim loại nào sau đây để loại tạp chất ra khái tấm kim loại vàng ?
A. CuSO4 dư B. FeSO4 dư C. Fe2(SO4)3 dư D. ZnSO4 dư
Câu 6. Ngâm Cu dư vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch A. Sau đó ngâm Fe dư vào dung dịch A thu được dung dịch B. Dung dịch B gồm:
A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3 C. Fe(NO3)2 , Cu(NO3)2
D. Fe(NO3)2 , Cu(NO3)2, AgNO3
Câu 7. Cho 4,2g hh gồm Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl, thấy thoát ra 2,24 lít H2 ở đktc. Khối lượng muối khan tạo thành trong dung dịch là:
115
Câu 8. Để loại tạp chất Cu ra khái Ag , người ta ngâm 2 kim loại trong dung dịch nào sau đây:
A. AlCl3 B. FeCl2 C. Cu(NO3)2 D. AgNO3
Câu 9. Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch , rửa sạch, sấy khô, cân thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8g. Nồng độ CM dung dịch CuSO4 ban đầu là:
A. 0,05M B. 0,5M C. 5M D. Kết quả khác.
Câu 10. Ngâm một lá Zn nhá trong một dung dịch có chứa 2,24 g ion kim loại có điện tích 2+. Phản ứng xong khối lượng lá Zn tăng 0,94g. Xác định ion kim loại trong dung dịch ?
A. Mg2+ B. Fe2+ C. Cu2+ D. Cd2+
Câu 11. Nhúng một thanh nhôm nặng 50g vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian, lấy thanh nhôm ra cân nặng 51,38g. Tính khối lượng Cu giải phóng ( giả sử tất cả Cu thoát ra đều bám trên thanh Al).
A. 0,81g B. 1,62g C. 1,92g D. Kết quả khác.
Câu 12. Cho bột sắt vào dung dịch AgNO 3 dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch gồm:
A. Fe(NO3)3 B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3
C. Fe(NO3)2, AgNO3
D. Fe(NO3)3, AgNO3
Câu 13. Trong dãy điện hoá của kim loại vị trí 1 số cặp oxi hoá- khử được sắp xếp như sau: Al3+/Al ; Fe2+/Fe ; Cu2+/Cu ; Fe3+/Fe2+ ; Ag+/Ag. Trong số các kim loại Al, Fe, Cu, Ag kim loại nào đẩy được Fe ra khái muối sắt III.
A. Al B. Fe C. Cu D. Ag
Câu 14. Cho 6,72g Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc nóng( giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được:
A. 0,03 Fe2(SO4)3 và 0,06 FeSO4 C. 0,02 Fe2(SO4)3 và 0,08 FeSO4 B. 0,05 Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư D. 0,12 mol FeSO4
Câu 15. Cho các phản ứng xảy ra sau đây:
3 3 2 3 3
(1)AgNO Fe NO( ) Fe NO( ) Ag (2)Mn2HClMnCl2H2
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là: A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+ C. Ag+,Mn2+, H+, Fe3+
116
B. Ag+, Fe3+, H+,Mn2+ D. Mn2+, H+, Ag+ ,Fe3+
Câu 16. Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất . Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 17. Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl ( với điện cực trơ, màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch ):
A. b>2a B. b=2a C. b<2a D. 2b=a
Câu 18. Cho hỗn hợp Fe , Cu phản ứng với dung dịch HNO 3 nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư . Chất tan đó là:
A. Cu(NO3)2 B. HNO3 C. Fe(NO3)2 D. Fe(NO3)3
Câu 19. Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (Biết trong dãy điện hoá, cặp Fe3+/Fe2+ đứn trưíc cặp Ag+/Ag):
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+ B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+
C. Ag+,Fe3+, Cu2+, Fe2+ D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.
Câu 20. Cho luồng khí H2(dư) qua hỗn hợp các Oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO, nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, MgO B. Cu, Fe, ZnO, MgO C. Cu, Fe, Zn, Mg D. Cu, FeO, ZnO, MgO
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 2 (45’) Trắc nghiệm (20 Câu – 10 điểm)
Câu 1. Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4(nóng dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với V (l) dung dịch KMnO4 0,5M. giá trị của V đã cho là:
117
Câu 2: Hoà tan a mol Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 vừa đủ, thu được dung dịch X. Điện phân X với 2 điện cực trơ bằng dòng điện cường độ 9,65A. Sau1000 giây thì kết thúc điện phân và khi đó trên catot bắt đầu thoát ra bọt khí. Giá trị của a là
A. 0,0125. B. 0,050. C. 0,025. D. 0,075.
Câu 3: Tiến hành điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) 1 dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho tới khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại, thu được 0,448 lít khí (đktc). Dung dịch sau điện phân có môi trường axit và có thể hoà tan tối đa 0,68 gam Al2O3. Giá trị của m là
A. 4,955 gam. B. 5,385. C. 4,370. D. 5,970 gam.
Câu 4: Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Giá trị của m là
A. 217,4. B. 219,8. C. 230,0. D. 249,0.
Câu 5: Hỗn hợp A gồm Fe2O3; Fe3O4; FeO với số mol bằng nhau. Lấy x gam A cho vào một ống sứ, nung nóng rồi cho 1 luồng khí CO đi qua, toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được y gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 19,200 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4, Fe2O3. Cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 2,24lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của x và y tương ứng là
A. 20,880 và 20,685. B. 20,880 và 1,970.
C. 18,826 và 1,970. D. 18,826 và 20,685
Câu 6. Chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính?
A. CH3COONH4. B. Zn(OH)2 C. AlCl3 D. Al2O3
Câu 7. Phản ứng nào sau đây dùng để giải thích hiện tượng tạo thành thạch nhũ trong các hang động tự nhiên?
A. CO2Ca(OH)2CaCO3H O2 B. CaO CO 2CaCO3
C. to
3 2 3 2 2
Ca(HCO ) CaCO CO H O D. CaCO3CO2H O2 Ca(HCO )3 2
Câu 8. Cho 6,4g hỗ n hợp 2 kim loại kế tiếp nhau thuộc nhóm IIA của BTH tác dụng với dung dịch H2SO4 nóng dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Hai lim loại đó là:
118
A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca cà Sr D. Sr và Ba