1. Hình thành kiểm toán Việt Nam
Ngành kiểm toán độc lập lần đầu xuất hiện tại Việt Nam với sự thành lập của hai công ty kiểm toán Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) trực thuộc Bộ Tài chính trong năm 1991.
Ngày nay trong xu thế hội nhập quốc tế, cùng với sự đổi mới, phát triển của nền Tài chính quốc gia, việc hình thành và phát triển hoạt động Kiểm toán độc lập vừa là đòi hỏi của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và cũng là bộ phận cấu thành quan trọng của Hệ thống công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế - tài chính góp phần tích cực vào công cuộc phát triển nền kinh tế xã hội. Hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam ra đời năm 1991 và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nếu năm 1991 chỉ có 2 công ty kiểm toán độc lập và 15 nhân viên thì đến nay cả nước đã có 136 công ty với hơn 5 nghìn nhân viên, cung cấp hơn 20 loại dịch vụ nghề nghiệp cho khách hàng.
Từ 11/7/1994 Kiểm toán nhà nước Việt Nam được chính thức thành lập theo nghị định 70/CP của chính phủ với chức năng xác nhận tính đúng đắn, hợp lý của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghệp, đơn vị kế toán nhà nước và các đoàn thể quần chúng.
Và đến năm 1997 thì kiểm toán nội bộ cũng được ra đời để đáp ứng các yêu cầu về kiểm toán
2. Hình thức pháp lý của các công ty kiểm toán
Hình thức pháp lý của các công ty kiểm toán tại Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp theo luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam( NĐ/133 2005/NĐ- CP).
Kiểm toán là hoạt động đặc biệt giống với nghề bác sĩ, luật sư... mà không chỉ có yêu cầu cao về chuyên môn, nghiệp vụ mà quan trọng hơn còn là các yếu tố đạo đức nghề nghiệp gắn với mỗi con người vì vậy các công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động của nó cũng như công ty tồn tại dưới dạng đói nhân chứ không phải đối vốn.
Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh là những tổ chức mà chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi hoạt động của nó( luật DN 2005)vì vậy hoàn toàn thỏa mãn với yêu cầu trên.
Còn công ty TNHH và công ty CP các chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hứu hạn dựa trên tỷ lệ vốn góp. Nhưng tại Việt Nam công ty kiểm toán vẫn có thể được tồn tại dưới hình thức TNHH. Nguyên nhân:
Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
Với bản chất là công ty đóng, việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên công ty TNHH bị hạn chế, các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn khi muốn chuyển nhượng vốn góp trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác của công ty.
Đối với các công ty 100% vốn nước ngoài. Các công ty này đều thuộc các công ty kiểm toán quốc tế, do vậy về cơ cấu tổ chức giống như các công ty quốc tế. Tuy nhiên vì là công ty được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài ở Việt nam nên thuộc hình thức công ty TNHH.
Đối với các công ty TNHH trong nước. Các công ty này đến nay qui mô vẫn rất hạn chế và chưa hình thành hình thức tổ chức rõ nét. Tuy vậy, do hình thức sở hữu tư nhân, do vậy giám đốc công ty là chủ sở hữu, người theo pháp luật phải có chứng chỉ kiểm toán viên sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mọi hoạt động của công ty.
Vì vậy về cơ bản các công ty TNHH vẫn thỏa mãn được các yêu cầu nói trên. Điều này các công ty CP không thể đáp ứng được
3
. Hoạt động của big4 tại Việt Nam
DELOITTE
Deloitte Việt Nam là một trong những hãng kiểm toán và tư vấn hàng đầu tại Việt Nam.Ngày 7/5/2007, Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) là công ty kiểm
toán và tư vấn đầu tiên và lớn nhất Việt Nam đã chính thức công bố hoàn thành việc chuyển đổi sở hữu và trở thành thành viên đầy đủ của Deloitte Touche Tohmatsu, một trong bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới. Như vậy tính đến năm nay-2011- Deloitte VN hướng tới lễ kỷ niệm 20 năm hoạt động trên thị trường Kiểm toán Việt nam (13/5/1991-13/5/2011).
Cũng trong năm 2007, VACO công bố chính thức đổi tên thành Deloitte Vietnam, hiện diện đầy đủ của một hãng kiểm toán danh tiếng nhất trên thế giới tại Việt Nam. Với sự kiện này, Deloitte Touche Tohmatsu cam kết lâu dài trong việc đẩy mạnh đầu tư các nguồn lực về kỹ thuật, con người cùng những kinh nghiệm quốc tế cũng như cam kết sẽ đem đến cho mọi khách hàng trong nước và quốc tế các dịch vụ tốt nhất về kiểm toán, thuế và tư vấn tài chính doanh nghiệp. Cùng nhân dịp nay, Deloitte Vietnam cũng tuyên bố chính thức gia nhập Deloitte Đông Nam Á.
Năm 2010, Deloitte đưa ra khoản đầu tư chiến lược với trị giá 500 triệu USD, hơn nửa quỹ đầu tư toàn cầu trị giá 1 tỷ USD của Deloitte trong năm năm tới sẽ được ưu tiên dành cho đầu tư vào khu vực Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á, trong đó có VN. Chiến lược phát triển mới của Deloitte với tên gọi “Tất cả như Một” sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ của các công ty thành viên tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm chuyển giao công nghệ mô hình cung ứng dịch vụ, nhận diện các cơ hội kinh doanh mới trong một số lĩnh vực nội bật như IPO, lĩnh vực tài chính, năng lượng và khoáng sản; tiếp tục đầu tư vào phát triển năng lực chuyên môn và nuôi dưỡng tài năng.
Các khách hàng lớn của Deloitte Việt Nam: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn FPT(2009 và 6 tháng đầu năm 2010), Tập đoàn Vinashin, Công ty cổ phần Chứng khoán dầu khí PSI,Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI), Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và Xây dựng Vinaconex(2009-2010), Công ty cổ phần điện lực Việt Nam EVN(2009).
Trong lĩnh vực trợ giúp các doanh nghiệp niêm yết cập nhật và áp dụng hệ thống quản trị công ty, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) và Công ty
TNHH Deloitte Việt Nam (Deloitte) đã thống nhất triển khai chương trình hợp tác cho giai đoạn 2011 – 2013. Ngày 11/01/2011, tại Tp. Hồ Chí Minh, HOSE và Deloitte sẽ ký kết “Bản Ghi nhớ (MoU)” với các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản trị công ty. Ngay sau lễ ký kết, hai Bên sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo “Cập nhật về Quản trị công ty cho các công ty niêm yết”. Theo đó, chương trình hợp tác sẽ tập trung vào lĩnh vực quản trị công ty với các nội dung chính như: Cập nhật và tư vấn các mô hình quản trị công ty tốt nhất; Tái cấu trúc quản trị công ty; Quản trị rủi ro; Hệ thống kiểm toán, Kiểm soát nội bộ…
Deloitte Vietnam lập kỷ lục có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ba năm liên tiếp(2005-2008), đồng thời cũng là doanh nghiệp kiểm toán có hiệu quả hoạt động cao nhất nếu tính theo tỷ trọng doanh thu trên số lượng nhân viên.
ERNST&YOUNG
Bắt đầu hoạt động tại Việt nam từ 3/11/1992. Trải qua chặng đường 18 năm phát triển, Ernst & Young Việt Nam đã trở thành một trong những công ty tư vấn kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam, với gần 700 nhân viên gồm nhiều chuyên viên đến từ Hoa Kỳ, châu âu, Australia Singapore, Malaysia và Philippines, và các văn phòng tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Viên chăn và Phnôm-pênh.
Với những hiểu biết và kinh nghiệm sâu sắc về thị trường trong nước, E&Y đã xây dựng được một cơ sở khách hàng đa dạng gồm nhiều ngành nghề như ngân hàng, bảo hiểm, quản lý tài sản, sản xuất, thương mại, bất động sản... Chúng tôi đã tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam cổ phần hóa, tái cơ cấu, mua bán doanh nghiệp, phát triển chiến lược kinh doanh, tư vấn quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro. Các khách hàng tiêu biểu của chúng tôi bao gồm một số lớn các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm hàng đầu, các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn và một số công ty niêm yết có mức vốn hóa thị trường lớn nhất tại Việt Nam như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Á Châu, Tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt, các tập đoàn: Tân Tạo, Hoàng Anh Gia Lai, Vincom, REE...
Trong nhiều năm liên tục, E&Y luôn duy trì vị trí là một trong những công ty kiểm toán và tư vấn có doanh thu hàng đầu tại Việt Nam, liên tục mở rộng thị trường, thị phần, nâng cao doanh thu, tăng cường nguồn nhân lực và đóng góp tích cực cho Ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, E&Y cũng hợp tác tích cực với các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế, các cơ quan hợp tác phát triển và các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu á góp phần tăng cường năng lực quản lý, lập pháp cho các cơ quan Nhà nước và góp phần vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư. E&Ycũng hợp tác chặt chẽ với các Hiệp hội nghề nghiệp, đặc biệt là Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và các cơ sở đào tạo bậc đại học như Đại học Hà Nội, Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương để góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho ngành kiểm toán - tài chính của Việt Nam.
Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông (DVD), UBCK dẫn nguồn tin ban đầu từ Cơ quan An ninh Điều tra cho biết, Lê Văn Dũng (nguyên Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT DVD) cùng một số đối tượng đã lập ra nhiều công ty do người trong gia đình và bạn bè đứng tên làm lãnh đạo, nhưng thực chất việc kinh doanh do Lê Văn Dũng chỉ đạo thực hiện để kinh doanh lòng vòng, tạo doanh thu ảo cho DVD; cung cấp một số thông tin không đúng thực tế, như các hợp đồng có giá trị lớn… nhằm chào bán cổ phiếu của DVD ra công chúng và hỗ trợ đăng ký niêm yết cổ phiếu DVD trên HOSE. E&Y là công ty kiểm toán chịu trách nhiệm kiểm toán Công ty CP Dược Viễn Đông dường như đang gặp phải rắc rối tương tự vụ việc KPMG và Vinashin.
PRICEWATERHOUSES COOPERS (PWC)
Bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam 14/5/1994.
PWC đứng đầu về doanh thu trong các công ty Kiểm toán ở VN năm 2006, sau đó là E&Y, KPMG.
Sang 2007, KPMG vượt lên đứng đầu về doanh thu, sau đó lần lượt là E&Y, PWC và Deloitte.
KPMG
Chính thức hoạt động ở Việt Nam 17/5/1994.
Ngày 11/1/2007, Tập đoàn FPT và KPMG đã ký Hợp đồng kiểm toán Báo cáo Tài chính năm 2007 và chỉ định KPMG làm công ty kiểm toán cho các năm tài chính 2008 và 2009.
KPMG sẽ kiểm toán các báo cáo tài chính từ năm 2007 cho toàn bộ Tập đoàn FPT, bao gồm 3 chi nhánh, 5 công ty con, 1 trường đại học, 5 trung tâm chức năng đào tạo và kinh doanh và các công ty con và chi nhánh có thể được thành lập trong năm 2007. Tập đoàn FPT cũng đồng thời chỉ định KPMG là đơn vị kiểm toán cho các năm tài chính 2008. Theo thông lệ các báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Big 4 sẽ được chấp nhận tức thời tại các thị trường vốn nước ngoài. Từ khi thực hiện cổ phần hoá năm 2002, các báo cáo tài chính hàng năm của Tập đoàn FPT được kiểm toán bởi các công ty trong nước. Việc FPT chỉ định KPMG, một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (Big 4) làm công ty kiểm toán của mình, ngoài mục đích là chuẩn bị cho việc niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài, còn đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư chiến lược, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của cổ đông FPT Năm 2007, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quyết định chọn Tập đoàn KPMG làm đơn vị kiểm toán.Kể từ khi thành lập năm 2005 đến nay, năm 2007 là lần đầu tiên siêu tổng công ty này có kiểm toán độc lập.SCIC được thành lập năm 2005 với mục đích hỗ trợ đổi mới doanh nghiệp nhà nước và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Chính phủ. Hiện SCIC quản lý một danh mục đầu tư gồm hơn 800 doanh nghiệp Nhà nước trong nhiều lĩnh vực tài chính, năng lượng, công nghiệp, viễn thông, vận tải, hàng tiêu dùng như FPT, Pacific Airlines, Vinamilk, Bảo Minh, Vinaconex...
Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin mới thành lập từ năm 2006 nhưng từ đó tới 2009, KPMG luôn đảm nhiệm việc kiểm toàn công ty này. Năm 2010, "con tàu"
Vinashin bị mắc cạn, đứng bên bờ vực phá sản do bị phát hiện tài chính quá yếu kém, trong khi một năm trước đó vấn báo lãi 1.000 tỷ đồng. Vấn đề này đang khiến KPMG gặp nhiều rắc rối.
Kết luận: Kiểm toán là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình vận hành của nền kinh tế thị trường nhằm nâng cao chất lượng thông tin, giúp người sử dụng ra quyết định thích hợp. Một nền kinh tế phát triển lành mạnh với kênh cung cấp vốn từ thị trường chứng khoán và ngân hàng đòi hỏi phải được cung cấp các dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao.