Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán thế giới – big4.doc (Trang 25 - 40)

1. Sự lạm dụng SPE và các giao dịch nội bộ

SPE (Special Purpose Entity) là các công ty con được Enron thành lập ra để đứng tên tài sản, đồng thời gánh chịu và cô lập các rủi ro tài chính.

Ví dụ, khi Enron phát triển thêm đường ống, công ty có thể lập ra một SPE. Đơn vị SPE này sẽ làm chủ đường ống và thế chấp ngay ống này để vay tiền xây dựng. Enron vẫn được sử dụng đường ống này và lấy doanh thu từ đường ống để thanh toán cho chủ nợ. Theo cách này, bảng cân đối kế toán của công ty không thể hiện cả tài sản (đường ống) lẫn trách nhiệm nợ tương ứng.

Mặc dù các chuyên gia cho rằng một công ty có đến bốn hay năm đối tác như vậy đã là quá nhiều. Nhưng số lượng các SPE của Enron đã tăng lên trong nhiều năm. Vào thời điểm sụp đổ, Enron có đến 900 SPE.

Các SPE chính được hình thành bởi Enron từ năm 1997 chẳng hạn như Chewco, LJM1 và LJM2 các công ty này đã giúp Enron dành được nhiều mục tiêu kế toán đặc biệt.

1.1 Che dấu nợ trên bảng cân đối kế toán

Enron sẽ cố gắng chuyển nợ và các tài sản có liên quan đến một trong nhứng SPE. Mục đích chính của SPE trong trường hợp này là để cho các SPE vay vốn và không hiển thị các khoản nợ này trong sổ sách của Enron

1.2 Thổi phồng doanh thu và lợi nhuận

 Enron đã bán tài sản cho các SPE với giá đã được thổi phồng lên để tạo ra lợi nhuận giả tạo. Công ty cũng mua qua bán lại với SPE để tăng doanh số và giảm bớt mức độ dao động của lợi nhuận.

Ví dụ: Trong tháng sáu năm 2000 Enron bán cho LJM2(một trong những SPE của Enron) một loại sợi đen với giá 100 triệu USD, nhưng thực sự nó chỉ có giá trị khoảng 33 triệu USD. Việc mua bán đã được thực hiện tại một mức giá tăng cao, cho phép Enron ghi một mức lợi nhuận $ 67.000.000 về thương mại.

 Enron cũng được sử dụng "Sham Swap". Có hoạt động Sham Swap khi hai công ty trao đổi tài sản để ghi doanh thu và tránh một khoản thua lỗ. Trong trường hợp này lợi nhuận sẽ được chia thành hai loại. Một là lợi nhuận được thêm vào báo cáo tài chính của Enron và hai là lợi nhuận được thêm vào quỹ dự phòng. Quỹ này có thể được sử dụng để che dấu

thua lỗ. Nghiệp vụ này của Enron đã cho phép họ tăng giá trị của tài sản và giao dịch trong khi rủi ro bản chất thật sự của họ bị che khuất.

 Che dấu các tài sản họat động không hiệu quả: Enron đã dùng các phần lớn các SPE cho mục đích này.

Ví dụ: Enron chuyển các khoản đầu tư kém hiệu suất như Rhymths Netconnections cho các SPE do đó bất kỳ sự sụt giảm tiếp theo trong giá trị của những tài sản này sẽ không được công nhận trên báo cáo tài chính của Enron.

Năm 2000 và 2001 Enron cũng đã có thể ẩn dấu khoản thua lỗ khoảng 1 tỷ USD kém hiệu quả cho các SPE kém hiệu quả cho các SPE

 Quản lý các khoản thu nhập - Báo cáo doanh thu và lợi nhuận khi mong muốn. Nghiệp vụ kế toán này đạt được khi Enron có các giao dịch phức tạp với các SPE tên tuổi như Braveheart, LJM1 và Chewco.

Ví dụ, Enron đã có thể chuyển nhượng hợp đồng kinh doanh lâu dài với Blockbuster Video cho một SPE để SPE này đạt được doanh thu 111USD triệu.

Ngoài các nghiệp vụ trên, Enron đã tạo ra quan hệ đối tác với một số ngân hàng, một trong số này là jp morgan và Citigroup. Các tổ chức tài chính phối hợp với các công ty năng lượng (đã phá sản hiện nay) để thực hiện các mánh khóe tài chính, các thỏa thuận đó cho phép Enron thổi phồng lợi nhuận của mình, che giấu các khoản nợ đang phát triển và đẩy giá cổ phiếu của nó cao hơn và cao hơn. Cùng với nhau, các ngân hàng và công ty môi giới đã huy động cho Enron ít nhất là 6 tỷ đồng thông qua các các khoản nợ hoặc phát hành cổ phiếu để bán cho nhà đầu tư không nghi ngờ từ năm 1996 đến năm 2001.Một khoản tiền khoảng 4tỷ USD được đưa vào các SPE của Enron như Jedi, Chewco và LJM1 và LJM2. Các giao dịch thường được sắp xếp vội vàng vào cuối năm trên giấy tờ mà không tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực trong kế toán. Các ngân hàng thu được "hàng trăm triệu USD từ hoa hồng bảo lãnh và phí tư vấn cũng như từ các mức lãi suất tăng cao khi họ tính phí cho các khoản vay của Enron.

2. Phản ứng dây chuyền

Dù cho chỉ có rất ít vốn chủ sở hữu nhưng các SPE có thể vay ngân hàng với hai lý do. Thứ nhất, các chủ nợ tin tưởng là Enron đã ký hợp đồng sử dụng tài sản của SPE nên hoạt động của SPE được bảo đảm. Thứ hai, họ tin là Enron đã bảo lãnh rủi ro cho các khoản vay của SPE.

Bản thân Enron cũng đi vay để phát triển mở rộng. Nhưng một công ty không thể vay quá nhiều do các điều khoản hạn chế của chủ nợ. Enron đã sáng tạo ra một xảo thuật hợp pháp trong đó Enron, SPE, và công ty JP-Morgan đã dùng các hợp đồng hoán chuyển làm cho nợ dài hạn được thể hiện trên bảng cân đối như “trách nhiệm chứng khoán”.

Chủ yếu Enron sử dụng uy tín của mình để bảo lãnh vay nợ cho SPE nhưng chính nó cũng chuyển các khoản thua lỗ của mình sang SPE. Vì vậy qua thời gian trách nhiệm nợ của SPE càng tăng, mà lại không có khả năng chi trả. Thêm vào đó là trách nhiệm nợ của chính bản thân Enron. Điều này đã đẩy Enron vào hoàn cảnh mất khả năng thanh toán nghiêm trọng.

Vì vậy một khi các báo cáo tài chính không hợp pháp của Enron được công khai thì kéo theo đó toàn bộ các trách nhiệm nợ liên quan đến Enron cũng bị phanh phui. Thực tế này đã dân đến phản ứng dây chuyền, sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống giữa Enron và các SPE.

3

Vấn đề kế toán

Có rất nhiều những tranh cãi xung quanh vấn đề kế toán Enron. Thực tế là vào khoảng thời điểm 2001 vẫn chưa có các quy định về báo cáo hợp nhất. Lúc đó quy tắc kế toán dựa trên “nguyên tắc 3%” điều này có nghĩa là nếu các công ty con có ít nhất 3% vốn thuộc sở hữu của tập đoàn thì sẽ không cần phải thực hiện các báo cáo hợp nhất. Tỷ lệ này được coi là quá thấp. Thêm vào đó nếu cổ phần của Enron chỉ ở dưới 50% tổng cổ phần của SPE, sổ sách của Enron không phải thể hiện tài sản và trách nhiệm nợ của SPE. Enron đã lợi dụng kẽ hở này cùng với các SPE thao tác các nghiệp vụ trên báo cáo tài chính của mình để thổi phồng doanh thu và lợi nhuận che dấu thua lỗi. Trong khi thực tế thì phần lớn đều là các giao dịch nội bộ.

Và hơn thế Enron có đến 900 SPE nhưng hầu hết đều đặt ở các nước ưu đãi thuế hay dễ dãi về luật kế toán. Enron sử dụng những SPE này để thao túng các báo cáo tài chính, che giấu các nhà đầu tư những thông tin lẽ ra phải công bố, và khai thác các khác biệt về luật kế toán tài chính cũng như luật kế toán thuế.

4.

Liên minh kế toán kiểm toán Enron – Athur Adersen

Vấn đề này sẽ được làm rõ trong phần V

V. Vai trò của Athur Andersen trong câu chuyện Enron (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân quan trọng nhất trong vụ tai tiếng Enron đó chính là việc thổi phồng doanh thu và lợi nhuận công ty, che dấu thua lỗ. Việc làm này của Enron

không thể thực hiện được nếu không có sự thông đồng của Athur Andersen, công ty kiểm toán của Enron lúc bấy giờ. Những hoạt động tài chính của Enron đều được dựa trên sự thiết kế và vận hành của điều mà nhiều nhà phân tích đặt tên là "những liên minh ma quái". Một mạng lưới chằng chịt quan hệ giữa Enron, một số quan chức chính phủ và đặc biệt là Công ty kiểm toán Arthur Andersen đã giúp cho Enron.

Mối quan hệ giữa Andersen với khách hàng không chỉ là tư vấn và kiểm toán mà còn là nguồn cung cấp lãnh đạo tài chính. Kế toán trưởng Richard Causay của Enron - Kiến trúc sư thiết kế ra hệ thống lừa dối cổ đông- nguyên là người của Andersen. Giám đốc Tài chính của Enron trước Andrew Fastow là Jeffrey McMahon nguyên cũng từ Andersen chuyển sang.

Điểm lý thú là Andersen đã ký hợp đồng làm tư vấn cho Enron, sau đó chính mình lại đóng vai trò kiểm toán để xác nhận những báo cáo tài chính của Enron. Phí tư vấn và kiểm toán đều là những con số khổng lồ. Ví dụ, năm 2000, phí tư vấn là 27 triệu USD và phí tư vấn là 25 triệu USD

Tổng giám đốc điều hành Arthur Andersen, ông Joe Berardino thừa nhận họ đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Tuy khẳng định rằng Arthur Andersen đã làm tất cả để hạn chế thấp nhất khả năng đổ vỡ của Enron, nhưng họ lại hủy hầu hết tài liệu có liên quan đến vụ việc, ngay cả khi Ủy ban Chứng khoán đã mở cuộc điều tra.

Đây không phải là lần đầu tiên Andersen gặp rắc rối. Nhưng tất cả các lần rắc rối trước, Andersen đều thoát ra bằng cách chi tiền "dàn xếp" với bên nguyên đơn. Luật pháp Mỹ cho phép bên bị đơn chi tiền để dàn xếp các vụ kiện dân sự trong khi vẫn không nhận lỗi. Nhưng đến vụ Enron thì Andersen không còn có thể dàn xếp, vì đây là vụ án hình sự.

Ngoài các lỗi như không phát hiện được những bất thường trong hồ sơ kế toán của Enron, giúp Enron nổi danh trên thị trường trong khi thực chất đang thua lỗ nặng.. thì Andersen đã bị buộc một tội hình sự nghiêm trọng là cố ý cản trở công việc điều tra thông qua việc tiêu hủy hàng ngàn tài liệu có liên quan đến Enron.

Lời bào chữa duy nhất của Andersen là việc tiêu hủy tài liệu chỉ là "quy trình bình thường" và công ty vẫn lưu giữ những tài liệu ở mức tối thiểu theo luật định.

Ngoài những nguyên nhân về tổ chức tài chính, kẽ hở trong luật doanh nghiệp, luật chứng khoán đã bị Enron tận dụng thì một câu chuyện nữa cũng được đặt ra đó là đạo đức kinh doanh kiểm toán.

Chúng ta biết rằng, Khi một người dùng 90.000 đô la để mua 100 cổ phiếu của Enron, sau đó vài tháng toàn bộ số cổ phiếu này bán được 10 đô la, anh ta phải tự hỏi điều gì đã xảy ra?

Thứ nhất, anh ta đã mua theo phong trào của thị trường mà không nhìn vào báo cáo tài chính của công ty.

Thứ hai, dù nhìn vào báo cáo tài chính thì một người bình thường cũng không có kỹ năng để đọc hiểu.

Thứ ba, dù người thường có đọc hiểu thì cũng bị các chuyên gia tài năng như Andrew Fastow đánh lừa bằng những thủ thuật hết sức tinh vi.

Thứ tư, có những người chịu trách nhiệm giúp người dân có được thông tin chính xác để ra quyết định đầu tư chính xác, nhưng những người này đã không làm hết trách nhiệm của mình.

Quay trở lại câu chuyện,đã có những dấu hiệu báo trước, nhưng lợi nhuận khổng lồ đã làm mờ mắt công ty kiểm toán. Tháng 1/2001, một nhân viên kiểm toán của Andersen đã cực lực phản đối phương pháp kế toán của Enron. Vài tuần sau, nhân viên này bị Andersen chuyển sang bộ phận khác theo đề nghị của Enron. Một nhân viên của Merrill Lynch (công ty đánh giá xếp hạng chứng khoán) đã xếp hạng cổ phiếu của Enron vào loại “không có triển vọng”. Nhân viên này bị sa thải ngay sau đó.

Hội đồng định chuẩn kế toán của Mỹ đã đề ra một chuẩn kế toán, trong đó Enron và Andersen sẽ không thể che mắt cổ đông. Nhưng chuẩn này đã không được thông qua.

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ, ông Arthur Levitt, đã cực lực phản đối việc một công ty vừa làm tư vấn vừa làm kiểm toán cho một khách hàng. Ông đã thúc đẩy việc ban hành luật cấm công ty kiểm toán làm tư vấn. Nhưng luật này cũng không được thông qua.

Về phần mình, có lẽ các công ty tư vấn kiểm toán sẽ phải xét đến một chuẩn đạo đức mới. Từ trước đến nay, trước bất kỳ một yêu cầu nào của khách hàng, thay vì nói "không", họ đã nói "để chúng tôi giúp quí vị làm điều đó".

độc lập của kiểm toán viên đối với các công ty được kiểm toán. Các nhân viên kế toán cấp cao của Enron chủ yếu đều được chuyển từ Andersen sang, thêm vào đó Andersen đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc độc lập trong kiểm toán khi vừa cung cấp các dịch vụ tư vấn vừa cung cấp dịch vụ kiểm toán cho Enron.

Nếu không có những sai phạm mang tính chất nghiêm trọng đó, chắc chắn Enron đã không thể tiến hành các sai phạm của nó trong thời gian lâu đến vậy, quy mô và thiệt hại của vụ viêc đã không đến mức khổng lồ như đã kể trên.

Như vậy kể từ năm 2001 trên thế giới chỉ còn tồn tại 4 ‘đại gia’ kiểm toán – Big4 : KPMG, PwC, Deloitte, Ernst & Young.

D. Sự phát triển của Big4 hiện nay- Kiểm toán VNBig4 hiện nay Big4 hiện nay

Sau một thời gian tăng trưởng doanh thu vượt bậc liên tục từ những năm 2000 đến năm 2008, tổng doanh thu quy đổi ra USD của Các hãng Big 4 năm 2009 giảm 7% so với năm 2008. Doanh thu quy đổi ra USD của Deloitte giảm -5%, của Ernst & Young và PricewaterhouseCoopers giảm -7%, và của KPMG giảm tới -11%.

Trong năm 2010, tình hình được cải thiện đáng kể, tổng doanh thu quy đổi ra USD của Các hãng Big 4 đạt 95 tỷ USD, tăng 1,4% so với 94 tỷ USD đạt được năm 2009. Doanh thu quy đổi ra USD giảm -0,9% đối với Ernst & Young, tăng 1,5% đối với PwC, tăng 1,8% đối với Deloitte và 2,6% đối với KPMG - hãng có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao nhất. Doanh thu của KPMG cũng tăng trong cả ba lĩnh vực hoạt động của mình và thu hẹp khoảng cách về với E&Y. E&Y là hãng duy nhất có doanh thu toàn năm giảm, mặc dù hãng này đã công bố rằng trong sáu tháng cuối năm tài khóa, hãng đã có những tiến triển tính cực, đặc biệt trong lĩnh vực Tư vấn Quản trị Rủi ro va Tư vấn Giao dịch.Deloitte đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong năm 2010, với mức tăng trưởng 1,8%, đã vượt qua PricewaterhouseCoopers với mức tăng trưởng 1,5% để giành vị trí đứng đầu và trở thành hãng kế toán kiểm toán lớn nhất thế giới. Trong năm 2009, doanh thu của PwC hơn Deloitte một mức rất nhỏ, nhưng doanh thu của Deloitte năm 2010 (26,578 tỷ USD) lại cao hơn doanh thu của PwC năm 2010 (26,569 tỷ USD), một mức nhỏ (9 triệu USD) nhưng là con số rất quan trọng. E&Y chiếm vị trí thứ 3 với doanh thu 21,3 tỷ USD, và KPMG giữ vị trí thứ 4 với doanh thu thấp nhất trong Các hãng Big 4 là 20,6 tỷ USD, nhưng đã thu hẹp được khoảng cách so với E&Y.

Doanh thu

- Năm 2010 đánh dấu sự trở lại của tốc độ tăng trưởng vừa phải đi đôi với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

- Sau khi giảm 7% trong năm 2009, tổng doanh thu của Các hãng Big 4 tăng 1,4% trong năm 2010, nhờ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

- Các hãng kiểm toán lớn này đã công bố một vài con số lớn trong năm 2010, tổng doanh thu của họ là 95 tỷ USD, một con số gây choáng ngợp. (Biểu đồ 1)

- Câu chuyện lớn của năm 2010: Deloitte vượt qua PwC để giành vị trí dẫn đầu và trở thành công ty kiểm toán lớn nhất thế giới. Mức chênh lệch doanh thu - chỉ là 9 triệu USD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của tổng doanh thu của Các hãng Big 4

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán thế giới – big4.doc (Trang 25 - 40)