gỗ sang thị trường Nhật Bản và tiếp xúc trực tiếp với chính khách hàng Nhật Bản. Hạn chế tối đa dưới hình thức xuất khẩu gián tiếp thông qua các trung gian phân phối nước ngoài như trước đây. Các công ty có quy mô lớn, đủ mạnh về tài chính, nhân lực, công nghệ… sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết trong sản xuất kinh doanh. Các công ty lớn này sẽ đứng ra nhận thực hiện các hợp đồng lớn có thời gian thực hiện dài hạn, sau đó các công ty lớn này sẽ phân phối lại cho các công ty
vệ tinh, công ty nhỏ ở phía sau thực hiện từng công đoạn, sau đó tập hợp về công ty lớn để tiếp tục hoàn thiện và xuất sang Nhật.
- Thực hiện liên kết trực tiếp với các doanh nghiệp cùng ngành của nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản, liên doanh, liên kết với hệ thống đại lý, hệ thống các cửa hàng của Nhật Bản. Vừa liên kết trong việc tiêu thụ sản phẩm, vừa liên kết trong chuyển giao máy móc công nghệ trong sản xuất, để từ đó đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tiếp tục tăng cường công tác Marketing thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như qua mạng internet, liên tục cập nhật thông tin về sản phẩm, giá cả, mẫu mã sản phẩm trực tiếp lên trang web, từ các kênh truyền hình của Nhật Bản…để từ đây khách hàng có thể dễ dàng cập nhật, liên hệ khi có nhu cầu; Tích cực, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các kỳ hội chợ EXPO diễn ra tháng 10 hàng năm tại Việt Nam và các kỳ hội chợ về ngành đồ gỗ hàng năm của Nhật Bản như: Hội chợ về đồ gỗ nội thất toàn cầu tổ chức hai năm một lần, Hội chợ triển lãm ngành đồ gỗ tổ chức vào tháng 11 hàng năm. Bên cạnh đó, kết hợp và liên kết chặt chẽ với các Hội về đồ gỗ của Nhật Bản như: Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Nhật Bản, Hội Liên hiệp tổng công ty máy móc và chế biến gỗ Osaka, Hội phát triển quốc tế về công nghiệp đồ gỗ của Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà sản xuất đồ gỗ Nhật Bản, Hội Liên đoàn các nhà bán lẻ đồ gỗ Nhật Bản, thông qua các Hội, Liên đoàn của Nhật này sẽ quảng bá về doanh nghiệp, sản phẩm đồ gỗ Việt Nam.
- Xây dựng xưởng sản xuất, lắp ráp, bảo hành ngay trên đất nước Nhật Bản, việc xây dựng này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn, đáp ứng ngay những thay đổi về thị hiếu, nhu cầu phát sinh mới từ khách hàng Nhật.
- Lập văn phòng đại diện tại Nhật Bản, thông qua văn phòng đại diện của mình để tìm kiếm thêm khách hàng, thăm dò, khảo sát thị trường, nắm bắt được kịp thời các biến động về thị hiếu, nhu cầu mới về sản phẩm, các quy định mới khi xuất sản phẩm vào Nhật Bản.
- Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc thiết lập các mối quan hệ tốt với Cục Xúc tiến Thương Mại Việt Nam, với cơ quan Tham tán Thương mại Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và thiết lập mối quan hệ với Tổ chức
Xúc tiến Thương mại Nhật Bản JETRO để nhờ chuyển tải, giới thiệu về sản phẩm đồ gỗ Việt Nam. Hiện nay, JETRO có mẫu hướng dẫn tìm bạn hàng bên Nhật, các doanh nghiệp có thể liên hệ nhờ giúp đỡ.
- Về phía các doanh nghiêp, ngoài kênh vay vốn truyền thống trực tiếp từ các ngân hàng, các doanh nghiệp thực hiện liên doanh, liên kết, sáp nhập lại với nhau để cùng hỗ trợ vốn cho nhau đầu tư mua mới máy móc, thiết bị mới, nhập khẩu nguyên liệu gỗ cho sản xuất. Các doanh nghiệp tự rà soát, sắp xếp, phân bổ tài chính một cách khoa học, đầu tư có trọng điểm theo thứ tự ưu tiên, lấy ngắn nuôi dài. Về lâu dài, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần, thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, thu hút vốn từ các doanh nghiệp khác thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường chứng khoán trong nước và cả thị trường chứng khoán ở nước ngoài như công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Trường Thành đã và đang làm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng liên doanh, liên kết với chính các đối tác nước ngoài cùng ngành đang hoạt động tại Việt Nam, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản ngay tại Nhật Bản, liên kết với các Hiệp hội ngành gỗ quốc tế, tận dụng các chương trình tín dụng ưu đãi của các tổ chức quốc tế.
Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
Một là, kết hợp đồng thời giữa nguyên liệu gỗ với nhiều nguyên phụ liệu khác nhau như: Vải bọc nệm, mây, tre, nhôm, inox… trên cùng một sản phẩm, để vừa tiết kiệm được nguyên liệu gỗ, vừa làm tăng được giá trị sản phẩm khi xuất khẩu.
Hai là, các doanh nghiệp ngoài việc tiếp tục duy trì với các đầu mối cung ứng gỗ từ các nước như: Campuchia, Malaysia, Hoa Kỳ…Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tập hợp vốn lại để tạo nên sức mạnh về tài chính, cùng lên kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu ổn định, dài hạn và tiếp tục mở rộng ra các thị trường gỗ nguyên liệu dồi dào như: Canada, Châu Phi, Nga …, nguyên liệu gỗ sau khi được nhập về sẽ phân chia theo tỷ lệ vốn góp, từ đó mỗi doanh nghiệp sẽ chủ động hơn về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, tránh được tình trạng tranh giành nhau mua, đồng thời hạn chế được tình trạng mua gỗ lậu, ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp.
Ba là, các doanh nghiệp cùng liên kết đầu tư nhà máy chế biến gỗ cùng hệ thống nhà xưởng và dây chuyền sơ chế gỗ tại nước bạn hàng thường xuyên như: Campuchia, Malaysia, Myanma…, các nước có nguồn nguyên liệu dồi dào như:
Canada, Nam Phi, Nga … từ đó giúp tiết kiệm được chi phí khi nhập nguyên liệu, làm giảm giá thành và nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm khi xuất sang Nhật.
Bốn là, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đầu tư trồng rừng trong vùng có nhà máy chế biến, đồng thời ngăn chặn việc khai thác cây non vì cây lớn có giá trị cao, lại tận dụng được cành ngọn cho công nghiệp giấy.
Giải pháp nâng cao, đổi mới công nghệ sản xuất
- Mỗi doanh nghiệp tự tìm hiểu công nghệ từ nhiều nước khác nhau, từ đó tìm ra cho doanh nghiệp mình công nghệ thích hợp cho sản xuất, phù hợp với khả năng tài chính và trình độ kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quan hệ gắn kết với các nhà khoa học trong nước để tìm kiếm công nghệ mới với giá cả phù hợp, hoặc các doanh nghiệp nêu rõ nhu cầu cần thiết về nhu cầu công nghệ mà mình đang cần để các nhà khoa học có ý tưởng tạo ra công nghệ, dây chuyền sản xuất phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thực hiên liên kết lại với nhau để cùng chia sẻ công nghệ, kinh nghiệm. Thực hiện chuyên môn hoá trong sản xuất, mỗi doanh nghiệp sẽ đảm trách và chuyên môn hoá trong từng công đoạn, từng khâu, sau đó gắn kết các công đoạn, các khâu lại với nhau và cho ra sản phẩm hoàn chỉnh. Phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản trong sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ xuất sản phẩm thô hoặc chỉ qua chế biến một vài công đoạn và xuất cho các doanh nghiệp cùng ngành của Nhật Bản, sau đó các doanh nghiệp Nhật Bản này sẽ hoàn tất các công đoạn còn lại và cung ứng ra thị trường.
- Đối với các máy móc, công nghệ sản xuất có giá bán đắt tiền thì các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng hoặc mua bằng hình thức thuê tài chính hoặc đàm phán với nhà cung cấp mua trả chậm. Hoặc cùng góp vốn mua và cùng nhau sản xuất.
Giải pháp Marketing, xây dựng thương hiệu
Mỗi doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch Marketing thông qua việc chủ động điều tra, khảo sát thị trường đồ gỗ Nhật Bản, nắm bắc thông tin thị trường một cách thường xuyên và liên tục, luôn cập nhật những thông tin thay đổi về nhu cầu mới sản phẩm, thị hiếu mới của khách hàng, các phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm gỗ của doanh nghiệp về mặt chất lượng, mẫu mã, giá cả, hệ thống phân phối, dịch vụ hậu mãi … Nhanh chóng khắc phục khuyết điểm, đưa ra các giải pháp đáp ứng nhanh chóng và làm thỏa mãn khách hàng.
Kết luận
Qua việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, chúng ta thấy rằng ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật có nhiều cơ hội, thuận lợi hơn là khó khăn, thách thức. Minh chứng cho điều đã nói là trong thời gian qua, thị trường Nhật Bản luôn được xem là một trong ba thị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của ngành. Ngoài ra, mối quan hệ giữa Việt Nam- Nhật Bản đang được nâng lên tầm đối tác chiến lược, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản ( EPA) chính thức được ký kết ngày 25 tháng 12 năm
2008- thoả thuận song phương mang tính toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư, cùng sự quan tâm và tạo điều kiện từ phía Chính phủ Việt Nam, Nhật Bản… càng tạo thêm nhiều cơ hội to lớn cho việc đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản này. Tuy nhiên, trước sự tác động xấu, bất lợi của sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, khủng hoảng tài chính thế giới, vẫn đang cản bước phát triển của ngành gỗ sang Nhật, làm giảm mức tiêu thụ đối với sản phẩm gỗ. Mặt khác, mức kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản hiện tại vẫn còn rất khiêm tốn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành. Vì vậy, việc xây dựng các chiến lược và đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng đến đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong lúc này hữu ích và thiết thực. Nhưng việc đẩy mạnh được việc xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản và hướng tới việc chiếm lĩnh thị trường này quả thực không dễ và rất cần sự chung tay, cùng góp sức của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam… đặc biệt là vai trò chỉ đạo của Chính phủ đối với các Bộ ngành trong việc tiếp tục thực hiện chính sách cắt giảm lãi suất cơ bản của Đồng Việt Nam, ưu tiên cấp tín dụng và đảm bảo cung ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp gỗ thu mua nguyên liệu, mua máy móc để sản xuất, xuất khẩu. Đảm bảo duy trì tỷ giá theo hướng có lợi cho xuất khẩu. Xem xét giảm thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu các mặt hàng gỗ xuất khẩu được làm từ nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Mở rộng định mức cho vay và giãn thời gian trả nợ vay ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực, linh hoạt vận dụng các chiến lược, các giải pháp phù hợp với đặc điểm riêng
của mỗi doanh nghiệp, từ đó khắc phục các khó khăn, thách thức hiện tại thì mới mong đạt được mục tiêu chung và chinh phục được thị trường đồ gỗ Nhật Bản.
Tài liệu tham khảo
1.Quản trị chiến lược, NXB Đại học kinh tế quốc dân
2.Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015. . Trần Thanh Sơn
3. các trang web: www . vinanet.vn www. taichinhvietnam.com www.gso.gov.vn www . kiemlam.org . vn www.m o t . gov.vn www. m p i . gov.vn www. vcci.com.vn www. vietrade.gov.vn www. vnexpress.net www.mofa.gov.vn www. chebien.gov.vn www . wo r ldbank.o r g www. wto . org