cơ giảm mạnh tăng trưởng trong thời gian tới. Tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp, ngày 20 tháng 11 năm 2008, ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành quyết định số 2809/QĐ-NHNN điểu chỉnh mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam giảm xuống còn 11%/năm và ngày 3 tháng 12 năm 2008 vừa qua, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam tiếp tục được điều chỉnh giảm xuống còn 10%/năm, và mới đây ngày 19 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm mức lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam còn 8.5%/năm, điều này đã phần nào làm giải tỏa bớt căng thẳng cho doanh nghiệp trong vấn đề tiếp cận và vay vốn từ ngân hàng.
- Thứ sáu, thời gian qua, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đổ gỗ sang Nhật đã bỏ ngỏ và không chú trọng đến thị trường nội địa, đây là một trong những thị trường hiện có sức tiêu thụ đang gia tăng mạnh. Việc không chú trọng này, vô tình đã tạo cơ hội cho sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… chiếm lĩnh và hiện các doanh nghiêp đồ gỗ Việt Nam đang cạnh tranh quyết liệt để giành lại thị trường nội địa này. Và nguy cơ bị mất thị trường nội địa trong nước là rất cao vì sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh giá tương đối mềm và chất lượng tốt.
Chương 3 : Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các các sản phẩm gỗsang thị trường Nhật Bản sang thị trường Nhật Bản
3.1. Dự báo thị trường gỗ Nhật Bản trong thời gian tới
Theo đánh giá của các chuyên gia Việt Nam, Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn trên thế giới. Hàng năm, tiêu dùng riêng cho đồ gỗ tại nước này xấp xỉ 100USD/hộ/tháng. Đặc biệt, trong xã hội công nghiệp với trình độ cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ để thay thế các vật liệu sắt, nhôm… Bên cạnh đó, tình hình suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản đã diễn ra trong thời gian dài làm ảnh hưởng lớn đến mức sống của người dân: phải hạn chế tiêu dùng hơn, hạn chế chi tiêu cho những mặt hàng đắt tiền. Song, đây lại là cơ hội tốt cho các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài có giá rẻ hơn hàng
nội địa (cho dù chất lượng nhìn chung có kém hơn) thâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường Nhật Bản.
Mặc dù Nhật Bản vừa trải qua một trận động đất lớn gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất cũng như tiêu dung các mặt hàng. Tuy nhiên đất nước này đang tích cực xây dựng đẩy mạnh, hồi phục nền kinh tế sau trận động đất.Nhu cầu về các mặt hàng gỗ nội thất, trang trí của Nhật vẫn đang có xu hướng gia tăng nhẹ, do sự hỏng hóc và mất mát các sản phẩm do thiên tai, người dân Nhật đang có xu hướng sửa sang lại. Và việc nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ là không thể thiếu do việc tự cung cấp các sản phẩm này của Nhật chỉ đạt mức 20%.
3.2.Giải pháp giải đẩy mạnh xuất khẩu
3.2.1.Đối với nhà nước, các hiệp hội nông-lâm sản Việt Nam, các tổ chức
- Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động về tìm kiếm, sát thực, cung cấp các thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp về các nhà cung cấp nguyên liệu, những thay đổi về các quy định của Pháp luật Nhật Bản có liên quan đến ngành đồ gỗ, cung cấp thông tin thay đổi về sở thích, thị hiếu từ khách hàng Nhật Bản, gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp.
- Tiếp tục tăng cường vai trò của Cơ quan Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam để làm nhịp cầu nối thông tin, làm chỗ dựa cho doanh nghiệp trong việc giải mã nhu cầu từ khách hàng Nhật Bản.
- Tăng cường các hoạt động của cấp Chính phủ, thông qua các cuộc viếng thăm thường xuyên để từ đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau hơn, tạo điều điện cho doanh nghiệp hai nước liên kết, hỗ trợ và cùng nhau phát triển.
- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cân nhắc về việc tiếp tục điều chỉnh giảm mức lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam so với mức hiện tại là 8.5%/năm. Việc Ngận hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cho vay như đã làm trong thời gian qua đã làm cho không ít doanh nghiệp rơi vào tình trạng khốn đốn, hết sức khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu, mua máy móc sản xuất. Chính phủ cần chỉ đạo về việc ban hành văn bản cho phép các ngân hàng cùng đồng hành với doanh nghiệp.
- Chính phủ, Bộ Tài chính, ngân hàng Nhà nước tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho doanh nghiêp vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể dễ dàng vay ngoại tệ để mua nguyên liệu, mua máy móc cho sản xuất. Về lâu dài, Chính phủ cho phép các ngân hàng đồng hành với doanh nghiệp, ngân hàng cho doanh nghiệp vay dài hạn, có thể cho doanh nghiệp vay đến bảy, mười năm hoặc đến mười lăm năm, phù hợp
với chu kỳ khai thác nguyên liệu. Ngoài ra, Chính phủ cho phép ngân hàng phối hợp cùng doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó ngân hàng đứng phía sau giữ vai trò làm hậu phương, rót vốn cho doanh nghiệp mua nguyên liệu, mua máy móc, còn doanh nghiệp thì trực tiếp đứng ra tổ chức hoạt động sản xuất, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản.
Để ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất
Một là, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu và cung ứng nguyên liệu gỗ kịp thời cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, Chính phủ tiếp tục mở rộng việc ký kết với Chính phủ các nước có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào, ổn định, gỗ có đầy đủ chứng nhận FSC như: Hoa Kỳ, Canada, Nga…Xúc tiến và chỉ đạo triển khai nhanh việc thành lập các trung tâm chuyên nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Từ đó sẽ giúp cho doanh nghiệp yên tâm hơn, đầu tư phát triển mạnh mẽ hơn, giúp hạ giá gỗ nguyên liệu đầu vào, làm giảm giá thành sản phẩm khi xuất khẩu, nâng cao tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm.
Hai là, Chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước có tiềm lực tài chính mạnh như Tập đoàn Tiến Timper đã đầu tư xây dưng kho ngoại quan ở Bình Dương- nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn, đã giúp cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ nước ngoài với đầy đủ chứng chỉ FSC ngay tại trong nước.
Ba là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ủy ban Nhân dân các tỉnh có đất trồng rừng tiếp tục thực hiện việc quy hoạch và cấp đất cho doanh nghiệp trồng rừng. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của chủ rừng, quy định cụ thể quyền lợi của người nhận, người trồng và bảo vệ rừng với lợi ích thỏa đáng với công sức, vốn bỏ ra.
Bốn là, Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các địa phương xúc tiến nhanh việc hình thành ngay các trung tâm phân phối nguyên liệu gỗ hiện đại, quy mô lớn ở những vùng sản xuất sản phẩm gỗ tập trung như: Ðồng Nai, Bình Dương, Bình Ðịnh, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh., từ đó đáp ứng nhanh nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất.
Năm là, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục thực hiện chỉ đạo việc rà soát, kiểm tra lại việc quy hoạch đất, sắp xếp lại các nông lâm trường quốc doanh. Các địa phương miền núi có nhiều rừng, nhất là các tỉnh Tây Nguyên, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra sát việc triển khai mạnh mẽ Quyết định của Chính phủ về thí điểm giao rừng, khoán rừng, bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Ngoài ra, đối với nguyên liệu gỗ khai thác tại các cánh rừng trồng, rừng tự nhiện, Chính phủ hợp tác và mời Hội đồng quản trị rừng quốc tế, yêu cầu họ cấp chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác hợp pháp hoặc thuê các tổ chức của Malaysia cấp chứng chỉ cho nguyên liệu gỗ dùng chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật.