Mô hình chỉ số đơn SIM Mô hình

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình var vào hoạt động quản lý rủi ro tại ngân hàng á châu – chi nhánh hà nội (Trang 32)

I. Dùng thuật toán EGP để xác định tỷ trọng của danh mục đầu tư cổ phiếu ngành khai thác khoáng sản

1.Mô hình chỉ số đơn SIM Mô hình

1.1. Mô hình

Mô hình chỉ số đơn của thị trường phân loại cá nguồn gốc rủi ro thành các nhân tố hệ thống ( vĩ mô ) và các nhân tố riêng ( vi mô ). Mô hình này giảm được công việc tính toán đầu vào trong quy trình lựa chọn chứng khoán vào danh mục đầu tư theo mô hình Markowitz, góp phần chuyên môn hóa lao động trong phân tích chứng khoán. Mô hình chỉ số đơn được tính toán bằng cách áp dụng phân tích hồi quy đối với chênh lệch lợi tức của một chứng khoán với lợi tức của thị trường. Về hình thức SIM giống như mô hình hồi quy đơn nên có thể sử dụng phương phá kinh tế lượng để phân tích và ước lượng mô hình. Hệ số β của mô hình hồi quy tương ứng với hệ số β của mô hình CAPM sử dụng lợi tức kỳ vọng

I.1.1 Các giả thuyết của mô hình chỉ số đơn

Cho I là chỉ số của thị trường, ri, rI lợi suất tài sản I, chỉ số I. Đối với thị trường Việt Nam có thể sử dụng chỉ số Vn_index làm chỉ số thị trường.

Ta có các giả thuyết của mô hình:

+) Quan hệ tuyến tính giữa lợi suất I và lợi suất chỉ số có dạng: ri = γi + βiIrI + εi

+) E(εi) = 0 +) Cov(εi , rI) = 0

+) Cov(εi , εk) = 0 với i ≠ k +) Lãi suất phi rủi ro: rf

1.1.2. Mô hình SIM

Ý nghĩa các tham số và giả thiết trong mô hình SIM +) γi :biểu thị phần lợi suất cố định riêng có của tài sản i.

+) βi : hệ số beta của tài sản, hệ số này đo mức độ nhạy cảm của lợi suất tài sản i đối với biến động của thị trường. Theo SIM nếu βi > 1 thì I được gọi là tài sản năng động

vì tài sản này phản ứng mạnh với các biến động của thị trường ; nếu βi < 1 thì tài sản này gọi là tài sản thụ động

+ ) εi : đại diện cho phần lợi suất biến động ngẫu nhiên riêng có của tài sản i.

+) Giả thiết E(εi) = 0 có nghĩa là xét về xu hướng bình quân, phần lợi suất biến động ngẫu nhiên sẽ bằng không ( sự tăng, giảm giá tài sản do tác động của yếu tố ngẫu nhiên ngoài thị trường sẽ bằng không )

+) Giả thiết Cov(εi , rI) = 0 (εi , rI không tương quan với nhau) có nghĩa là sự biến động ngẫu nhiên riêng có của tài sản không liên quan đến biến động của thị trường.

+ Giả thiết Cov(εi , εk) = 0 (εi , εk không tương quan với nhau) có nghĩa là sự biến động ngẫu nhiên riêng có của tài sản không liên quan đến nhau.

Một phần của tài liệu Sử dụng mô hình var vào hoạt động quản lý rủi ro tại ngân hàng á châu – chi nhánh hà nội (Trang 32)