Với những kết quả ban đầu thu được từ việc nghiên cứu và tổ chức DHTNN vào quá trình dạy học môn KNS, đề tài có thể tiếp tục được phát triển theo hướng:
1. Tiếp tục nghiên cứu và tổ chức DHTNN với các kỹ năng khác trong môn KNS ở trường Sonadezi nói riêng và các trường Cao đẳng nói chung.
2. Tổ chức, xây dựng quy trình DHTNN và vận dụng vào những môn cơ sở của từng ngành trong trường như: Quản trị - Kinh doanh; Kinh tế - Tài chính; Kế toán… nhằm rèn luyện và phát triển các kỹ năng tự học tương ứng với từng ngành - nghề đào tạo, đồng thời rèn luyện kỹ năng chuyên biệt, phù hợp với lĩnh vực nghề nghiệp cho sinh viên trong trường Cao đẳng nói chung, trường Cao đẳng dạy nghề nói riêng.
35
Để đổi mới PPDH môn KNS có hiệu quả và áp dụng cách thức tổ chức DHTNN thành công, người nghiên cứu xin có một vài kiến nghị như sau:
4.1. Đối với trường CĐ CN & QT Sonadezi
- Trường nên phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học sâu rộng trong toàn trường, có kế hoạch triển khai, kiểm tra, đánh giá và khen thưởng cụ thể ở từng khoa, từng bộ môn, đặc biệt chú trọng với từng giảng viên.
- Trường nên tổ chức có hiệu quả các lớp tập huấn, bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp, cách tổ chức DHTNN cho các giảng viên theo từng năm học. Có tiêu chuẩn, quy chế cụ thể khuyến khích giảng viên tham gia nghiên cứu, giảng dạy môn KNS.
- Trường nên có chính sách cụ thể, khuyến khích các giảng viên tham gia biên soạn tài liệu, nội dung và giáo trình giảng dạy dành cho môn KNS; sớm xây dựng các chuyên đề thành những môn kỹ năng chuyên biệt, có quy chuẩn đánh giá và làm cơ sở cho việc tốt nghiệp của sinh viên. Như thế sinh viên sẽ thêm động lực tham gia học tập, rèn luyện đồng thời các giảng viên cũng sẽ thêm động lực gia công, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng môn học.
- Trường nên bổ sung nguồn tài liệu tham khảo môn KNS và hệ thống tài liệu điện tử trên thư viện, trang web của trường. Bên cạnh đó, nên trang bị các phương tiện, điều kiện nhằm phục vụ hoạt động học nhóm của sinh viên tốt hơn như: máy vi tính, máy chiếu ở các phòng học; bảng, bút dùng cho làm việc nhóm; nâng cấp mạng internet, xây dựng phòng dành riêng cho các hoạt động thảo luận, làm việc nhóm…
4.2. Đối với các khoa trong nhà trường
Cần phối hợp cùng với nhà trường, có đường hướng xây dựng nội dung, giáo trình KNS cụ thể theo hướng tinh giản, gắn
36
kết với thực tiễn, giảm lý thuyết tăng thực hành, và phát huy tính tự học, tính hợp tác của sinh viên.
- Các khoa nên tăng cường tổ chức sinh hoạt học thuật, hội thảo, tập huấn các phương pháp dạy học tích cực cho giảng viên, trong đó có DHTNN.
- Các khoa cần theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học ở từng giảng viên; động viên tất cả giảng viên tham gia tích cực đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, tạo nên phong trào đổi mới phương pháp dạy học, hầu có tác dụng đồng bộ đến các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phong cách học tập của sinh viên.
4.3. Đối với giảng viên giảng dạy môn KNS
- Giảng viên nên thường xuyên cập nhật các tri thức, cơ sở lý luận về phương pháp dạy học tích cực, chú trọng đến cách thức tổ chức DHTNN để áp dụng vào dạy học bộ môn.
- Không ngừng trau dồi thêm vốn kinh nghiệm, các phẩm chất đạo đức của nhân cách người thầy giáo, để có thể đồng cảm và hướng dẫn tốt trong các bài tập, tình huống kỹ năng đa dạng.
- Nên mạnh dạn, tự tin thử nghiệm các phương pháp dạy học mới, trong đó có DHTNN nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sự hợp tác của sinh viên.
- Khi áp dụng DHTNN vào quá trình dạy học bộ môn, giảng viên nên chú ý các điều kiện quan trọng như: xác định mục tiêu, nội dung kỹ năng và các yêu cầu của thực tiễn; thiết kế quy trình dạy học theo nhóm; biên soạn giáo án; tổ chức lớp học và có kế hoạch kiểm tra, điều chỉnh, hướng dẫn thường xuyên cho sinh viên….
4.4. Đối với các tổ chức doanh nghiệp
Nên có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc đào tạo kỹ năng nghề nói chung cho nhân viên, cụ thể là các môn
37
liên quan đến kỹ năng sống như: cung cấp các thông tin phản hồi cho nhà trường về tình hình vận dụng kỹ năng nghề, kỹ năng sống của nhân viên, đặc biệt những sinh viên mới ra trường; cung cấp kịp thời những nhu cầu về kỹ năng trong tuyển dụng cho nhà trường, cũng như sẵn sàng hỗ trợ nhà trường trong các vấn đề liên quan đến việc đào tạo, rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên như: tài trợ trong các khóa đào tạo, nhận sinh viên đến tham quan, thực tập....