ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Về mặt lý luận
Kết quả của đề tài, làm phong phú hơn về cơ sở lý luận của việc vận dụng dạy học theo nhóm nhỏ vào trong quá trình dạy học cho môn Kỹ năng sống trong trường Cao đẳng Sonadezi nói riêng và trong dạy học nói chung.
2.2. Về mặt thực tiễn
- Các mục tiêu, nội dung và quy trình dạy học được xây dựng một cách khách quan, trên cơ sở kế thừa các thành quả đi trước đồng thời thể hiện rõ các đặc trưng riêng biệt dành cho môn học, đối tượng người học trong nhà trường.
- Lần đầu tiên trong trường Sonadezi việc vận dụng cách dạy học theo nhóm nhỏ, đặc biệt đối với môn Kỹ năng sống được thực hiện có cơ sở khoa học, hệ thống lý luận chặt chẽ, có kế hoạch và quy trình rõ ràng. Đây là bước khởi đầu cho việc vận dụng dạy dạy học theo nhóm nhỏ trong các môn học khác trong nhà trường. Chắc chắn cách học này sẽ được lan rộng khi
33
có sự phản hồi tích cực từ phía sinh viên cũng như sự ủng hộ, hưởng ứng từ phía các giảng viên.
- Các nội dung môn Kỹ năng sống được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, có tính thực tiễn, các bài tập kỹ năng gắn liền với kinh nghiệm, vốn sống của người học nên dễ tiếp thu, tiến hành tập luyện và phát triển các kỹ năng cách bền vững; các phương pháp đánh giá bước đầu cho thấy tính khách quan, công bằng, và đem lại sự hứng thú, hình thành các động cơ học tập đúng đắn cho người học.
- Việc chuyển tải nội dung các bài học KNS thông qua vận dụng dạy học theo nhóm đã thể hiện sự quan tâm đến nhu cầu của người học, đồng thời cũng là nhu cầu của các đơn vị, nhà tuyển dụng và của thị trường lao động. Hơn nữa, việc triển khai các nội dung rộng rãi sẽ giúp cho nhà trường và các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn trong việc nâng cao chất lượng về kỹ năng sống cho nhân viên, người lao động, từ đó nâng cao năng lực thực hành nghề, đáp ứng các quy chuẩn nghề, gia tăng năng xuất, hiệu quả lao động.
- Cấu trúc của tiến trình lên lớp và các bài tập rèn kỹ năng thể hiện sự linh hoạt, khả năng gia giảm về liều lượng, tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu của chương trình đào tạo, giúp giảng viên và học viên đều có thể dễ dàng tham gia thực hiện từng phần, hay toàn bài học nhằm đem lại hứng thú và hiệu quả cao cho buổi học.
- Đặc biệt, khi tham gia tương tác trong các hoạt động nhóm, sẽ giúp cho người học không chỉ tiếp thu nhiều thông tin, tri thức; phát triển nhiều kỹ năng sống mà còn giúp giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng tâm lý từ các hoạt động học tập, lao động hàng ngày, cụ thể là những căng thẳng vốn thường nảy sinh từ đặc điểm, lối sống của nền công nghiệp hiện đại.
- Hơn thế nữa, các thành quả nghiên cứu từ đề tài chính là những cơ sở khoa học góp phần giúp nhà trường thực hiện đổi
34
mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học môn Kỹ năng sống nói riêng. Từ đó, góp phần giúp nhà trường sớm hoàn thành các nhiệm vụ đã được Bộ GD&ĐT đề ra trong định hướng giáo dục chiến lược các giai đoạn tiếp theo.
2.3. Khả năng triển khai ứng dụng vào thực tế
Từ các kết quả về mặt thực tiễn trên cho thấy, những thành quả của đề tài hoàn toàn có thể ứng dụng vào giảng dạy, rèn luyện kỹ năng sống không chỉ cho sinh viên trong nhà trường mà còn có thể đem lại hiệu quả thiết thực cho việc nâng cao chất lượng thực hiện, khả năng vận dụng các kỹ năng sống, góp phần phát triển các kỹ năng chuyên biệt cho nhân viên, cán bộ của các đơn vị, tổ chức doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, các lĩnh vực hoạt động ngành nghề...