Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị khoản phải thu tại công ty tnhh

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Quản trị khoản phải thu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hùng Nguyên (Trang 46)

5. Kết cấu khóa luận

3.2Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị khoản phải thu tại công ty tnhh

TNHH TM & DV Hùng Nguyên

3.2.1Quan điểm giải quyết những hạn chế trong quản trị khoản phải thu của công ty

• Về chính sách tín dụng: tiếp tục bám sát các chính sách hiện có, tuỳ theo điều kiện môi trường kinh doanh để xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt về thời hạn bán chịu cũng như các điều kiện chiết khấu hay quy mô tín dụng để thu hút các bạn hàng, tăng tốc độ thu hồi khoản phải thu.

• Về lãnh đạo tổ chức quản trị khoản phải thu: đảm bảo phân công rõ ràng, bố trí nhân sự cho việc đôn đốc, theo dõi thu hồi nợ trên cơ sở dựa vào nguồn nhân lực hiện có và tiến hành đào tạo kiến thức chuyên môn cho nguồn nhân sự hiện có và bổ sung nhân lực mới khi cần thiết.

• Về kiểm soát khoản phải thu: đảm bảo tính thường xuyên, kịp thời của công tác kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thu với khả năng tài chính của công ty để chủ động xử lý các vấn đề phát sinh, nhanh chóng tiếp thu, sửa chữa những sai sót trong việc quản trị khoản phải thu, giảm tồn đọng vốn trong thanh toán của khách hàng.

• Về quản trị rủi ro và xử lý nợ khó đòi: Có biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các khoản nợ khó đòi, tăng cường hoàn thiện quy trình cũng như công tác đôn đốc thu hồi nợ, phối hợp việc sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia với việc tận dụng mối quan hệ thân thiết, hợp tác cùng có lợi với các đối tác, ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Có các biện pháp xử lý các khoản nợ khó đòi của công ty như cơ cấu lại thời hạn nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng, bán nợ,…

Các giải pháp đối với đơn vị thực tập

Đối với công tác quản trị khoản phải thu, công tác đôn đốc thu hồi nợ của công ty chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhận. Công ty có nên xem xét thành lập bộ phận chuyên trách theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ, nhằm tăng tốc độ thu hồi nợ của công ty.

Công ty cũng đã sử dụng dịch vụ của ngân hàng để thu hồi nợ từ các khách hàng chậm thanh toán tiền hàng. Ngoài ra, công ty cũng có thể chủ động sử dụng các dịch vụ theo dõi nợ độc lập của các công ty tư vấn, dịch vụ thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng…

Bên cạnh đó, công ty có thể sử dụng thêm các dịch vụ bao thanh toán và các dịch vụ bảo lãnh.

Bao thanh toán là dịch vụ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bán hàng trả chậm. Quản trị khoản phải thu sẽ đến một lúc nào đó sẽ gặp rủi ro, đó là người mua không trả tiền, công ty có thể cân nhắc việc bán các khoản phải thu cho một người thứ ba được gọi là bao thu. Người xuất khẩu bán khoản phải thu theo kiểu miễn truy đòi, người bao thu nhận mọi trách nhiệm hành chính trong việc thu hồi từ người mua và rủi ro tín dụng kèm theo. Bao thu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty đó là: bằng việc bán khoản phải thu, công ty sẽ không phải lo lắng về việc thu hồi nợ

cũng như các chi phí kèm theo trong quá trình thu hồi nợ và thu được ngay một khoản tiền mặt để bổ sung cho nguồn vốn của công ty đáp ứng các hoạt động kinh doanh.

Bảo lãnh tín dụng là một dạng dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh tín dụng được xem như là một loại hình tài trợ ngoại thương nhằm chống đỡ những tổn thất của người thụ hưởng bảo lãnh do sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan. Để tránh hoặc giảm bớt được thiệt hại do các rủi ro có thể xảy ra, công ty có thể yêu cầu nhà nhập khẩu có một tổ chức (thường là ngân hàng) đứng ra bảo lãnh. Ngân hàng đứng ra bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng để vay vốn công ty dưới hình thức tín dụng thương mại hoặc tín dụng tài chính…Trách nhiệm của ngân hàng bảo lãnh là bảo đảm thi hành đúng cam kết với công ty trong trường hợp nhà nhập khẩu không đảm bảo thực hiện hợp đồng thanh toán với công ty.

Trong hoạt động đánh giá vị thế tín dụng và chất lượng tín dụng của khách hàng. Công ty nên sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng sẽ thay công ty theo dõi tình hình tài chính của khách hàng, thu thập thông tin dựa trên các yếu tố tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn, thế chấp, điều kiện kinh tế của khách hàng để đánh giá vị thế tín dụng của khách hàng. Mạng lưới thông tin của ngân hàng đa chiều, độ chính xác đáng tin tưởng nên công ty có thể yên tâm về thông tin của khách hàng do ngân hàng cung cấp.

Trong công tác quản trị khoản phải thu, công ty cần phải tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng kế toán để đưa ra những quyết định chính xác nhất. Bên cạnh đó, trong việc xây dựng các hợp đồng xuất khẩu, công ty cần chú ý tới các điều khoản trong hợp đồng như điều khoản tín dụng, chiết khấu cũng như phương thức thanh toán của hợp đồng để vừa tạo được sự thoải mái hấp dẫn khách hàng và phải tạo được sự chặt chẽ trong các hợp đồng, nhằm giảm thiểu rủi ro các khách hàng chậm thanh toán tiền hàng hoặc chây ì không chịu thanh toán. Hiện nay, chủ yếu trong các hợp đồng xuất khẩu của công ty, đặc biệt là đối với các đối tác quen thuộc, công ty thường nới lỏng các điều khoản thanh toán cho

khách hàng. Điều này có thể dẫn đến khách hàng dựa vào đó mà chậm thanh toán tiền hàng, gây ảnh hưởng đến khoản phải thu của công ty.

Đối với công tác phòng ngừa rủi ro đối với khoản phải thu từ hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là rủi ro hối đoái, công ty cần tích cực chủ động sử dụng các công cụ phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro như phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn bán hay thị trường tiền tệ sẽ không chỉ hạn chế các thiệt hại khi rủi ro xảy ra mà còn góp phần nâng cao vị thế của công ty đối với các đối tác nước ngoài, nhất là các khách hàng mới đang trong quá trình tìm hiểu có ý định giao dịch với công ty.

Các kiến nghị với Nhà nước, với cơ quan pháp lý, với hệ thống tài chính và với Hiệp hội ngành nghề

• Kiến nghị với nhà nước

- Hoàn thiện các cơ chế pháp lý giúp các doanh nghiệp nhánh chóng giải quyết và thu hồi nợ. Ngày càng nhiều doanh nghiệp và tổ chức sử dụng thương phiếu và hối phiếu trong thanh toán, trong khi đó luật và các văn bản hướng dẫn thì chưa đầy đủ và rõ ràng, theo đánh giá của các cán bộ phòng kế toán vẫn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và có nhiều trở ngại khi thực hiện trong gia công xuất khẩu .

- Sửa đổi bổ sung các quy định về quản lý khoản phải thu khó đòi: theo quy định thì doanh nghiệp chỉ được trích dự phòng rủi ro phải thu khó đòi không quá 20 % tổng nợ phải thu. Điều này đã hạn chế các doanh nghiệp có khả năng tài chính, không phản ánh đúng tình hình tài chính doanh nghiệp, nên nới rộng mức trích lập quỹ dự phòng này .

- Việt Nam giờ đã là thành viên của WTO nền cần tuân thủ các qui định của tổ chức. Nhà nước cũng không thể hỗ trợ một cách trực tiếp cho ngành chè như những năm trước được nữa. Vì thế nhà nước nên cân nhắc và có những biện pháp hỗ trợ giám tiếp hợp lý hơn cho ngành .

Thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu và rủi ro: thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp, nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phần nào giảm nhẹ tổn thất nếu có rủi ro xảy ra. Có thể phát triển hơn nữa nghiệp vụ bao thanh toán giúp các doanh nghiệp. Ngoài ra ngân hàng nhà nước nên ban hành mức phí trần cho các dịch vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất, hối đoái tại các ngân hàng. Hiện tại mức phí các ngân hàng đưa ra theo nhận định là khá cao chưa hấp dẫn các doanh nghiệp.

• Với Bộ công thương

- Thường xuyên cung cấp cho các doanh nghiệp những qui định mới, những chính sách hỗ trợ của nhà nước cũng như hướng dẫn thực thi .

- Cung cấp và hướng dẫn các doanh nghiệp về các thay đổi chính sách, qui định của các nước nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam để các doanh nghiệp nắm bắt và có giải pháp thích ứng nhanh với diễn biến của thị trường

Cải tiến và đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng phần mền khải báo hải quan điện tử tại các doanh nghiệp. Với việc triển khai phần mền khai báo hải quan trực tuyến giảm đánh kể các thủ tục phức tạp cho doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn có các sự cố xảy ra và chưa thể thay thế được các nghiệp vụ trực tiếp khác.

• Với hiệp hội ngành nghề:

Hiệp hội ngành chè Việt Nam nói chung cần có sự thống nhất từ trên xuống nhằm tạo thành hệ thống ổn định, vững chắc, tạo được niềm tin từ các cơ quan chính phủ cũng như người tiêu dùng để có nền tảng vững chắc trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong hiệp hội trên mọi lĩnh vực để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường thế giới.

KẾT LUẬN

1. Kết quả nghiên cứu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoán luận đã nghiên cứu một cách tổng quát nhất về thực trạng quản trị khoản phải thu tại Công ty TNHH TM&DV Hùng Nguyên. Hiện nay, thông qua nghiên cứu phát hiện thấy công tác quản trị khoản phải thu tại Công ty TNHH TM&DV Hùng Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, công việc cấp thiết cần thực hiện bây giờ là cần có một chính sách tín dụng đối với khách hàng chặt chẽ, chính sách kiểm soát các khoản nợ khó đòi thật hiệu quả để giúp công ty có thể phát triển mở rộng quy mô hoạt động một cách vững chắc.

2. Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo:

Do thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận chỉ diễn tra trong thời gian tương đối ngắn nên mức độ nghiên cứu của khóa luận vẫn còn nhiều hạn chế. Khóa luận chưa đi sâu được vào công tác quản trị khoản phải thu: quản lý rủi ro tín dụng, thiết lập chính sách tín dụng…Trong thời gian tới nếu điều kiện về nghiên cứu và nhân lực cho phép thì tôi sẽ đi sâu vào các giải pháp trong quản lý rủi ro tín dụng, kiểm soát các khoản phải thu khó đòi, thiết lập chính sách tín dụng mới có hiệu hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ths Ngô Hữu Phước (2008) “Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội .Ths Trần Quang Dũng “Giáo trình online Các khoản phải thu và tồn kho”. Ts Đồng Thị Thanh Phương-Ths Trần Thị Ý Nhi “Giáo trình Quản trị doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống Kê .Các website tham khảo:

- Kinhte.com - Tailieu.vn - Ebook.edu.vn

1. Các luận văn và khóa luận tham khảo:

Các luận văn về quản trị khoản phải thu của năm trước, trường Đại học Thương mại.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Quản trị khoản phải thu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hùng Nguyên (Trang 46)