Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Trang 54)

- Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc: Là người đại diện hợp pháp của công

3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành

giá thành

Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng số 1, đi sâu tìm hiểu về phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành em xin đưa ra một số nhận xét dưới đây

3.1.1.Những kết quả đã đạt được của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành

- Về đội ngũ nhân viên của công ty: Với lợi thế đội ngũ kỹ sư có nhiều kinh nghiệm, công nhân kỹ thuật lành nghề và thiết bị thi công hiện đại, công ty đã không ngừng phát triển mở rộng bằng chữ “Tín” của mình trên thị trường

Bộ máy quản lý của công ty là một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, công ty rất quan tâm đến yếu tố con người, xem công tác đào tạo nhân viên là nhiệm vụ thường xuyên

Ngoài ra, công ty cũng đã có những chính sách khen thưởng thỏa đáng và kịp thời cho các đối tượng mang lại hiệu quả cho DN

- Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty gồm 9 người và đã làm tốt nhiệm vụ được giao bởi có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán KTMS 2000 của công ty tin học CIC. Chương trình này được cài sẵn trong máy vi tính nên có một số bút toán không phải ghi chép hay tính mà máy sẽ tự tính toán thay. Thường những bút toán này là những bút toán kết chuyển. Đây là một thuận lợi của công ty, giúp kế toán có thể tiết kiệm thời gian và công sức

Công ty rất quan tâm đến công tác kế toán tài chính, thường xuyên tập trung củng cố bộ máy kế toán theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả đáp ứng yêu cầu, báo cáo thống kê kịp thời, chính xác, đúng quy định của các ngành quản lý chức năng

- Về chứng từ và vận dụng chứng từ: Các chứng từ được sử dụng trong công tác kế toán của công ty đều theo đúng mẫu, hướng dẫn của bộ tài chính. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Trên các chứng từ đều có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Sau khi làm căn cứ theo công tác kế toán thì chứng từ được lưu giữ giúp công tác kiểm tra, tìm kiếm chứng từ dễ dàng thuận tiện. Công ty còn lưu giữ chứng từ theo từng phần hành. Như vậy

- Về tài khoản và vận dụng tài khoản: Với mục tiêu: “Phát triển bền vững” công ty cổ phần xây dựng số 1- Vinaconex 1 đã thực hiện chủ trương đa doanh, đa sở hữu, đa ngành nghề; trong đó xác định xây dựng dân dụng và công nghiệp là ngành chính. Công ty đã căn cứ vào hệ thống tài khoản do bộ tài chính ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC để chi tiết hóa thành các tài khì khoản cấp 2 đê phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Việc chi tiết các tài khoản cấp 2 đã đáp ứng được các yêu cầu là các tài khoản có mối liên hệ với nhau đảm bảo được tính thống nhất về ký hiệu, cấp độ… Việc chi tiết các tài khoản không làm sai lệch nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép của các tài khoản

- Về sổ kế toán, tổ chức sổ kế toán: Hệ thống sổ kế toán của công ty được xây dựng trên quy định của bộ tài chính nhưng linh hoạt, phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh. Trong đó, các sổ chi tiết được mở theo yêu cầu quản lý của công ty. Công ty luôn chấp hành đúng các chính sách, chế độ kế toán tài chính của Nhà nước, các chính sách về thuế, tổ chức sổ sách một cách phù hợp để phản ánh và theo dõi tình hình cung cấp hàng hóa, dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh. Sổ tổng hợp và sổ chi tiết của công ty đều đúng theo mẫu của hình thức kế toán nhật ký chung, khi được in ra thì sổ có đầy đủ chữ ký của các đối tượng liên quan.

3.1.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành

Bên cạnh những ưu điểm cơ bản trên, theo đánh giá chung còn một số điểm tồn tại cần được khắc phục, công ty còn có những hạn chế, tồn tại trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:

- Về công tác quản lý: Công ty đã tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình trực tuyến, tất cả mọi đầu mối đều tập trung tại công ty. Nghĩa là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở trong toàn công ty sẽ được tập hợp lên phòng kế toán trên Công ty để hạch toán. Điều này gây nên mất thời gian, làm tăng khối lượng công việc trên phòng kế toán Công ty, ảnh hưởng đến tiến độ thi công và đôi khi làm mất khả năng chủ động của các đơn vị trực thuộc.

- Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: Công ty Vinaconex-1 đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán

nói chung và công tác hạch toán CPSX và tính giá thành nói riêng. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi một số tồn tại nhất định.

+ Vật liệu sử dụng cho thi công các công trình được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau và bao gồm nhiều chủng loại nhưng Công ty lại không mở các Sổ danh điểm vật tư đặc biệt là đối với những vật tư có giá trị lớn do đó rất khó cho việc theo dõi và quản lý vật tư và cho công tác kế toán chi phí NVL trực tiếp.

+ Một số loại máy thi công của Đội xây dựng, Ban chủ nhiệm thuê của Công ty, Công ty tiến hành trích khấu hao và gửi giấy Báo nợ khấu hao máy thi công, TSCĐ cho Đội xây dựng. Kế toán đội phản ánh chi phí khấu hao này trên TK 6237 “chi phí dịch vụ mua ngoài”. Mặc dù điều này không gây ảnh hưởng đến giá thành công trình nhưng lại chưa phù hợp với chế độ kế toán quy định hiện nay.

Bên cạnh đó, chi phí máy thi công là khoản chi phí tương đối lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp nên chi phí công cụ dụng cụ dùng cho máy thi công cũng là khoản mục không nhỏ. Vì vậy, việc phản ánh chi phí công cụ dụng cụ lao động của hoạt động xe máy thi công trên TK 6237 là không hoàn toàn phù hợp với doanh nghiệp xây lắp hiện nay.

- Về chi phí sản xuất chung. Các khoản mục thuộc chi phí sản xuất chung (trừ KPCĐ) được Ban chủ nhiệm 20 phân bổ chưa hoàn toàn hợp lý. Các chi phí này không được phân bổ theo tiêu thức cụ thể mà được phân bổ lần lượt cho các công trình Ban chủ nhiệm đang thi công. Cụ thể chi phí khấu hao và chi phí dụng cụ sản xuất được phân bổ vào từng công trình theo các quý. Toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ và CCDC quản lý của quý 4 đều được phân bổ vào công trình Khu nhà ở CBCS CS 113.

Đối với chi phí nhân viên gián tiếp, chi phí vật liệu,…được phân bổ vào từng công trình theo tháng. Chi phí nhân viên gián tiếp tháng 10 được tập hợp toàn bộ vào công trình khu nhà ở CBCS CS 113. Đây là cách phân bổ đơn giản song không phù hợp với chế độ kế toán hiện nay. Đồng thời, chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí tương đối lớn nên cách phân bổ này cũng dễ dẫn sự không chính xác trong việc tính giá thành công trình.

+ Các khoản trích theo lương bao gồm BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được kế toán phản ánh trên TK 6278 “Chi phí khác” dễ dẫn đến nhầm lẫn. Ngoài ra, Ban chủ nhiệm trích toàn bộ KPCĐ cho nhân viên gián tiếp và nhân công trực tiếp thi công công trình theo năm và trích vào cuối mỗi năm. Điều này không phù hợp với chế độ kế toán hiện nay.

- Về chứng từ và luân chuyển chứng từ: Chứng từ do kế toán Đội tập hợp trong quá trình phát sinh chi phí, song Kế toán thường nhập số liệu và phản ánh lên tài khoản vào cuối tháng. Do số lượng chứng từ lớn, nhiều nghiệp vụ phát sinh nên việc chuyển chứng từ đến phòng Kế toán- tài chính của công ty còn chậm chễ. Để khắc phục các cán bộ kế toán phải thường xuyên đôn đốc việc chuyển chứng từ tới bộ phận kế toán để xử lý, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Về tài khoản và phương pháp kế toán:

+ Cách mã hóa các tài khoản chi tiết theo công trình tại Ban chủ nhiệm và Công ty có sự khác nhau, gây khó khăn trong việc đối chiếu. Chẳng hạn như Công trình Khu nhà ở CBCS CS 113 do Ban chủ nhiệm 20 thi công được kí hiệu với mã 04 (TK 62104, TK 62204,..) . Tại công ty kí hiệu mã 20-07 (TK621-20-07,..)

+ Phần mềm kế toán tại Đội và Công ty sử dụng khác nhau và không có sự kết nối. Khi phát sinh chi phí, kế toán Đội tập hợp số liệu vào máy, cuối tháng Kế toán Công ty nhận được chứng từ từ Đội gửi lên và nhập vào máy của Công ty. Như vậy đã với 2 lần nhập số liệu vào máy như vậy, sẽ gây mất thời gian của kế toán viên. - Về hệ thống sổ sách: Công ty áp dụng hình thức Sổ Nhật ký chung, tuy nhiên thực tế, Kế toán viên chỉ theo dõi các khoản mục và chi tiết các khoản mục trên Sổ chi tiết và Sổ cái. Sổ Nhật ký chung không được sử dụng đến.

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w