Dùng dạy-học:

Một phần của tài liệu giáo án lớp 4 - quang (Trang 26)

- Chuẩn bị chung: Phích nước nóng, xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay,...

- Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa. thìa gỗ, một vài tờ giấy báo, dây chỉ, len hoặc sợi; nhiệt kế

III/ Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A/ KTBC: Nóng, lạnh và nhiệt độ

- Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và lạnh đi? Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm?

- Khi ra ngoài trời nắng về nhà chỉ còn nước sôi trong phích, em sẽ làm như thế nào để có nước nguội uống nhanh?

- Nhận xét, cho điểm

B/ Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài: Các em đã biết về sự thu nhiệt, tỏa nhiệt của một số vật. Trong quá nhiệt, tỏa nhiệt của một số vật. Trong quá trình truyền nhiệt có những vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém. Đó là những vật nào, chúng có ích lợi gì cho cuộc sống của chúng ta? Các em sẽ tìm câu trả lời qua những thí nghiệm thú vị của bài hôm nay.

2)

Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém

Mục tiêu: HS biết được có những vật

dẫn nhiệt tốt (kim loại: đồng, nhôm,...) và những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len, bông,...) và đưa ra được ví dụ chứng tỏ điều này . Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu

KNS*: - Kĩ năng lựa chọn giải pháp cho các tình huống cần dẫn nhiệt/ cách nhiệt tốt.

- Gọi hs đọc thí nghiệm SGK/104 và dự đoán kết quả thí nghiệm

- Ghi nhanh phần dự đoán của hs lên bảng - Để biết dự đoán của các em có đúng không, các em tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm 6 (rót nước nóng vào cốc cho hs) - các em cẩn thận với nước nóng để đảm bảo an toàn

2 hs lên bảng trả lời

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm vì nước ở nhiệt độ cao thì nở ra. Nếu nước quá đầy ấm sẽ tràn ra ngoài có thể gây bỏng hay tắt bếp, chập điện.

- Rót nước vào cốc rồi cho đá vào, hoặc rót nước vào cốc sau đó đặt cốc nước vào chậu nước lạnh.

- Lắng nghe

- 1 hs đọc to trước lớp

- Nêu dự đoán: Thìa nhôm sẽ nóng hơn thìa nhựa. Thìa nhôm dẫn nhiệt tốt hơn, thìa nhựa dẫn nhiệt kém hơn.

- Tiến hành thí nghiệm trong nhóm 6 - Đại diện nhóm trình bày: Khi cầm vào từng cán thìa, em thấy cán thìa bằng

- Gọi hs trình bày kết quả thí nghiệm

- Tại sao thìa nhôm lại nóng lên?

- Các kim loại: đồng, nhôm, sắt,... dẫn nhiệt tốt còn gọi đơn giản là vật dẫn điện; gỗ, nhựa, len, bông,.. dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách nhiệt.

- Cho hs quan sát xoong, nồi và hỏi:

+ Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? vì sao lại dùng những chất liệu đó?

+ Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh?

+ Tại sao khi ta chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt?

Kết luận: Những hôm trời rét, khi chạm

vào ghế sắt, tay ta đã truyền nhiệt cho ghế (vật lạnh hơn) do đó tay có cảm giác lạnh; với ghế gỗ hoặc ghế nhựa thì tay ta cũng truyền nhiệt cho ghế nhưng do gỗ, nhựa dẫn nhiệt kém hơn sắt nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế mặc dù thực tế nhiệt độ ghế sắt, ghế gỗ cùng đặt trong một phòng là như nhau.

Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí

Mục tiêu: Nêu được ví dụ về việc vận

dụng tính cách nhiệt của không khí

KNS*: - Kĩ năng giải quyết vấn đề liên quan tới dẫn nhiệt, cách nhiệt.

- Gọi hs đọc phần đối thoại của 2 hs hình 3/105 SGK

- Chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm sau để tìm hiểu rõ hơn.

- YC hs đọc thí nghiệm SGK/105

- Các em hãy đọc kĩ lại thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm trong nhóm 4

- HD hs quấn giấy trước khi rót: 1 cốc quấn chặt bằng cách buộc dây thun, 1 cốc quấn lỏng bằng cách vo tờ giấy thật nhăn và

nhôm nóng hơn cán thìa bằng nhựa. Điều này cho thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa.

- Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa.

- Lắng nghe

+ Xoong được làm bằng nhôm, inốc là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong được làm bằng nhựa là vật cách nhiệt để khi ta cầm không bị nóng. + Là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn, do đó tay ta có cảm giác lạnh.

+ Vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt.

- Lắng nghe

- 2 hs đọc to trước lớp

- 2 hs đọc

- Tiến hành thí nghiệm trong nhóm 4 - Hs quấn 2 cốc nước

- Thực hành đo nhiệt độ của 2 cốc và ghi lại nhiệt độ sau mỗi lần đo

quấn.

- Các em đo nhiệt độ của mỗi cốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút (thời gian đợi là 10 phút)

- Gọi hs trình bày kết quả thí nghiệm

- Tại sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau với 1 lượng bằng nhau?

- Tại sao lại phải đo nhiệt độ của 2 cốc gần như là cùng 1 lúc?

- Tại sao nước trong cốc quấn giấy báo nhăn, quấn lỏng còn nóng lâu hơn?

- Vậy không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt?

Kết luận: Với 2 chiếc cốc như nhau, với

lượng nước và nhiệt độ bằng nhau, bề mặt bốc hơi giống nhau. Nhưng do cốc thứ hai được quấn lỏng bằng những lớp báo nhăn nên có nhiều chỗ rỗng chứa nhiều không khí bên trong các chỗ rỗng ấy. Không khí có tính cách nhiệt nên nước trong cốc còn nóng hơn so với cốc quấn chặt giấy báo bình thường.

Hoạt động 3: Trò chơi : "Đố bạn tôi là ai, tôi được làm bằng gì?"

Mục tiêu: Giải thích được việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi

- Cơ chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 thành viên, 1 thành viên làm thư kí. Mỗi đội sẽ lần lượt đưa ra ích lợi của vật để đội bạn đoán tên xem đó là vật gì, được làm bằng chất liệu gì? trả lời đúng tính 5 điểm, sai mất lượt hỏi và bị trừ 5 điểm. Các thành viên của đội ghi nhanh các câu hỏi vào giấy và truyền cho các bạn trực tiếp chơi - Cùng hs tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc

- Lần lượt trình bày: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt. - Để đảm bảo nhiệt độ của nước ở 2 cốc là bằng nhau. Nếu nước cùng có nhiệt độ bằng nhau nhưng cốc nào có lượng nước nhiều hơn sẽ nóng lâu hơn.

- Vì nước bốc hơi nhanh sẽ làm cho nhiệt độ của nước giảm đi. Nếu không đo cùng một lúc thì nước trong cốc đo sau sẽ nguộc nhanh hơn trong cốc đo trước.

- Vì giữa các lớp báo quấn lỏng chứa nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn nóng lâu hơn.

- Là vật cách nhiệt - lắng nghe

- Chia nhóm và cử thành viên lên thực hiện

+ Đội 1: Tôi giúp mọi người được ấm trong khi ngủ

+ Đội 2: bạn là cái chăn. Bạn có thể làm bằng bông, len, dạ,...

+ Đội 2: Tôi là vật dùng để che lớp dây đồng dẫn nhiệt cho bạn thắp đèn, nấu cơm, chiếu sáng

+ Đội 1: bạn là vỏ dây điện. Bạn được làm bằng nhựa.

C/ Củng cố, dặn dò:

- Về nhà xem lại bài - Bài sau: Các nguồn nhiệt - Nhận xét tiết học

KĨ THUẬT

CÁC CHI TIẾTVÀ DỤNG CỤ LẮP GHÉP MƠ HÌNH KĨ THUẬTI.Mục tiêu: I.Mục tiêu:

- HS biết tên gọi và hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mơ hình kỹ thuật. - Sử dụng được cờ - lê, tua vít để lắp, tháo các chi tiết.

- Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.

II. Đồ dùng dạy- học:

- Bộ lắp ghép mơ hình kỹ thuật.

Một phần của tài liệu giáo án lớp 4 - quang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w