0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

TỬ HỮU HẠN TRÊN LƢU VỰC SÔNG TRÀ KHÖC TRẠM SƠN GIANG

Một phần của tài liệu HIỆU CHỈNH HỆ SỐ ẨM TRONG SCS ĐỂ MÔ PHỎNG LŨ BẰNG MÔ HÌNH SÓNG ĐỘNG HỌC MỘT CHIỀU PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN TRÊN LƢU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC - TRẠM SƠN GIANG (Trang 33 -33 )

Nhƣ phần trên đã nêu, nhiều nơi trên thế giới đã thành công khi áp dụng phƣơng pháp SCS. Tại Việt Nam, trong các công trình nghiên cứu, Nguyễn Thanh Sơn và cộng sự đã tiến hành thực nghiệm việc mô phỏng lũ với phƣơng án chọn CN(II) để khảo sát công thức Ia = 0,2.S đối với việc mô phỏng sự hình thành lũ.

36

Với mục đích phát triển độ chính xác quá trình lũ mô phỏng, khóa luận này tiến hành thực nghiệm số để xác định lại các công thức CN(I), CN(III) ứng với độ ẩm kỳ trƣớc trong điều kiện khô và ẩm ƣớt ở lƣu vực sông Trà Khúc.

3.1. TÌNH HÌNH TÀI LIỆU

3.3.1. Tài liệu khí tƣợng thủy văn

- Tài liệu mƣa: là mƣa tích luỹ theo giờ 6h hoặc 24h ở trạm Giá Vực và Sơn Giang của 20 trận lũ lựa chọn từ năm 1997 đến 2004.

- Tài liệu dòng chảy: dòng chảy thực đo ứng với từng trận lũ đƣợc dùng để so sánh với giá trị dòng chảy mô phỏng tính toán từ mô hình.

Hai loại tài liệu này đƣợc Trung tâm Tƣ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng cung cấp [17, 18].

3.3.2. Tài liệu mặt đệm

Số liệu mặt đệm: Bao gồm bản đồ địa hình [1] tỷ lệ 1: 25 000, bản đồ rừng [2] tỷ lệ 1: 25 000, bản đồ sử dụng đất [3], bản đồ mạng lƣới thuỷ văn [4] và bản đồ độ dốc [18] năm 2000.

- Bản đồ địa hình: Là bản đồ các đƣờng đồng mức đƣợc sử dụng để xét độ dốc và hƣớng dòng chảy phục vụ việc phân chia các đoạn sông, và phần tử. Bản đồ địa hình còn đƣợc dùng trong việc tính độ dốc lòng dẫn.

- Bản đồ độ dốc nhận đƣợc sau khi tính toán trên phần mềm ILWIS từ bản đồ địa hình dùng để tính độ dốc các phần tử.

- Bản đồ rừng mô tả hiện trạng các loại cây trồng và rừng tự nhiên trên lƣu vực sông Trà Khúc, dùng để tra cứu hệ số nhám lƣu vực n.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất mô tả tình hình sử dụng đất tại từng khu vực trên lƣu vực, sử dụng để lấy hệ số CN trong phƣơng pháp SCS.

- Bản đồ mạng lƣới thuỷ văn dùng để phân chia lƣu vực thành các đơn vị thuỷ văn (lƣu vực nhỏ) tƣơng ứng với mỗi đoạn sông, các dải và các phần tử. [18]

Các loại bản đồ trên đều đã đƣợc số hoá và có thể truy xuất dễ dàng qua phần mềm MAPINFO.

3.2. BỘ THÔNG SỐ CỦA MÔ HÌNH SÓNG ĐỘNG HỌC MỘT CHIỀU PHƢƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN TRÊN LƢU VỰC SÔNG TRÀ KHÖC- PHƢƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN TRÊN LƢU VỰC SÔNG TRÀ KHÖC- TRẠM SƠN GIANG

Mô hình và nội dung của bài toán yêu cầu số liệu đầu vào với file số liệu cần các thông số và đƣợc xử lý nhƣ sau:

37

- Tài liệu mƣa và tài liệu về dòng chảy dùng mô phỏng lũ tham khảo của Ngô Chí Tuấn [18] và Phan Ngọc Thắng [17].

- Tài liệu mặt đệm: Lƣu vực sông Trà Khúc đƣợc chia thành một lƣới tính gồm các đoạn sông, dải lƣu vực và các phần tử trên nguyên tắc phân tích tính đồng nhất về độ dốc sƣờn và hƣớng dòng chảy qua bản đồ địa hình và bản đồ mạng lƣới thuỷ văn trên lƣu vực. Các thông số đo từ bản đồ bao gồm:

Thông số độ dốc trung bình của phần tử: Từ các phần tử riêng rẽ đã đƣợc cắt trên bản đồ độ dốc tiến hành tính độ dốc trung bình của phần tử theo phƣơng pháp trung bình trọng số, bằng cách đo diện tích của từng loại độ dốc mà có trong phần tử đó rồi dùng công thức tính trung bình có trọng số áp dụng cho tất cả các phần tử.

Thông số chiều dài, chiều rộng và diện tích của phần tử đƣợc xác định từ bản đồ số. Diện tích đƣợc đo trực tiếp, chiều dài của từng phần tử đo theo hƣớng dòng chảy và chiều rộng trung bình là tỷ số giữa diện tích từng phần tử và chiều dài.

Thông số CN của từng phần tử: Từ bản đồ sử dụng đất sau khi đã cắt riêng từng phần tử, tiến hành đo diện tích của từng màu ứng với mỗi loại sử dụng đất trong phần tử, kết hợp với bảng phân loại đất rồi tra bảng CN để lấy và tính CN trung bình của từng phần tử theo công thức trung bình trọng số.

Thông số nhám Manning n của từng phần tử đƣợc xác định dựa trên bản đồ rừng sau khi đã cắt riêng từng phần tử, tiến hành xác định diện tích của từng loại lớp phủ trong phần tử rồi tra giá trị n và tính n trung bình của từng phần tử theo công thức trung bình có trọng số.

Thông số chiều dài lòng dẫn, độ dốc lòng dẫn của phần tử đƣợc xác định dựa trên bản đồ mạng lƣới sông suối và bản đồ địa hình.

Thông số độ rộng lòng dẫn, độ dốc mái kênh và thông số nhám lòng dẫn là những thông số mô hình và đƣợc tối ƣu trong quá trình mô phỏng cho từng dải trong lƣu vực nhỏ.

Bộ thông số này thể hiện trong file số liệu. File số liệu viết cho một đoạn sông có dạng nhƣ sau:

9 0.0001 10. 11 60 100 1

(So doan song, sai so tinh, thoi gian hoi tu, so cap tinh, thoi gian du bao, vong lap, phuong an tinh)


Một phần của tài liệu HIỆU CHỈNH HỆ SỐ ẨM TRONG SCS ĐỂ MÔ PHỎNG LŨ BẰNG MÔ HÌNH SÓNG ĐỘNG HỌC MỘT CHIỀU PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN TRÊN LƢU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC - TRẠM SƠN GIANG (Trang 33 -33 )

×