8. Cấu trúc khóa luận
2.5.2. Tiết học luyện giải bài tập
Theo phân phối chương trình, đối với chương “Dòng điện xoay chiều” có bốn tiết luyện giải bài tập. Tuy nhiên chỉ có hai tiết để giải các bài toán điện xoay chiều tổng hợp. Chính vì vậy chúng tôi sử dụng các bài tập như sau:
- Tiết 27:
+ Yêu cầu HS chữa các bài tập 11, 19 đã giao về nhà từ những tiết trước và làm các bài tập 6, 12 trên lớp.
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập 7, 13 và 14. - Tiết 32:
+ Yêu cầu HS làm các bài tập 9, 15 và 16 trên lớp. + Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập 17 và 18.
57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
BTVL được xem như một phương tiện để kiểm tra và đánh giá mức độ nắm vững kiến thức đã thu nhận được của HS. Việc xây dựng một hệ thống bài tập phù hợp với từng tiết học nghiên cứu tài liệu mới cũng như các tiết học luyện tập giải BTVL sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc giúp HS lĩnh hội kiến thức đồng thời phát triển ở họ năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và phát triển tư duy logic cho HS. Chính vì vậy, dựa trên việc nghiên cứu các mục tiêu dạy học chương “Dòng điện xoay chiều”, các kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho HS và cơ sở của phương pháp giản đồ vectơ, chúng tôi đã xây dựng một hệ thống bài tập về mạch điện xoay chiều giải bằng phương pháp giản đồ vectơ và đề ra cách sử dụng hệ thống bài tập đó trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” vật lí lớp 12, THPT. Hệ thống bài tập gồm 19 bài sử dụng trong 4 tiết, 2 tiết nghiên cứu tài liệu mới và hai tiết luyện tập giải BTVL. Chúng tôi cũng đề ra cách hướng dẫn HS giải bài tập trong từng tiết học theo trình tự sau:
- Nghiên cứu tài liệu mới và áp dụng kiến thức vừa học để giải các bài tập đơn giản có sử dụng phương pháp giản đồ vectơ.
- Phân tích bài giải và rút ra cách giải cho những bài tập cùng loại. - Về nhà hoàn thành những bài tập GV giao thêm.
- Tiết bài tập chữa những bài tập đã cho và làm bài tập mới trong hệ thống bài tập đã xây dựng.
58
Chương 3: DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng và cách hướng dẫn HS giải hệ thống bài tập đó có thể nâng cao chất lượng học tập của HS 12 THPT. Để đạt được mục đích đó, thực nghiệm sư phạm có những nhiệm vụ sau đây cần giải quyết:
- Tiến hành dạy thực nghiệm sư phạm các bài học theo tiến trình đã soạn thảo trong đó có sử dụng các bài tập đã xây dựng.
- So sánh, đối chiếu kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đánh giá hiệu quả của đề tài đã nghiên cứu.
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
Đối tượng thực nghiệm sư phạm là HS lớp 12 THPT ban cơ bản. Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi sẽ xem trình độ và kết quả học tập bộ môn Vật lí ở lớp 10 và lớp 11, kết quả học tập các môn tự nhiên khác cũng như kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để xét xem lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có trình độ và kết quả học tập gần như nhau không.
3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
- Chúng tôi sẽ tiến hành soạn giáo án và dạy 4 tiết trong chương trình vật lí lớp 12 THPT, đó là:
+ Tiết 25: Bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp.
+ Tiết 26: Bài 15: Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất.
+ Tiết 27: Bài tập. + Tiết 32: Bài tập.
59
- Lớp thực nghiệm dạy theo giáo án đã soạn, lớp đối chứng dạy bình thường (theo cách thức của GV hay dùng) .
- Dự giờ lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, quan sát, ghi chép hoạt động của GV và HS.
- Sau mỗi tiết dạy tổ chức rút kinh nghiệm với GV thực nghiệm nhằm hoàn thiện các tiết dạy tiếp theo.
- Tiến hành kiểm tra ở các lớp để lấy kết quả phân tích, đánh giá.
Do thời khóa biểu học của hai lớp thực nghiệm và đối chứng không trùng nhau nên chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra ở hai lớp với hai đề khác nhau nhưng có mức độ ngang nhau (cụ thể là hai đề kiểm tra như trong phần phụ lục).
3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
Về mặt định tính: Nếu tiến hành được thực nghiệm sư phạm với các bài học đã soạn như trên thì có thể thấy thông qua việc hướng dẫn HS sử dụng phương pháp giản đồ vectơ để giải bài tập sẽ làm nâng cao chất lượng học tập của HS lớp 12 THPT. Điều này thể hiện thông qua một số biểu hiện của HS trong quá trình học ví dụ như sau khi giải một bài tập, HS sẽ rút ra được phương pháp giải cho những bài tập cùng loại,…
Về mặt định lượng: Để so sánh kết quả học tập chương “Dòng điện xoay chiều” của HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chúng tôi sẽ cho 2 lớp làm hai bài kiểm tra tương đương nhau. Từ kết quả các bài kiểm tra ấy mà tính các tham số đặc trưng: Trung bình cộng X(đặc trưng cho sự tập trung của số liệu), phương sai s2, độ lệch chuẩn s (đo mức độ phân tán xung quanh X, s càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán), lập bảng phân phối tần số lũy tích, vẽ đường lũy tích.
Đối với hai bài kiểm tra đã lựa chọn chúng tôi sẽ chỉ phân tích kết quả đối với bài tập 2 và 3.
60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nếu quá trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành thì thông qua việc theo dõi và phân tích diễn biến của các giờ học thực nghiệm, qua điều tra, phỏng vấn, cùng với việc xử lí định tính, định lượng bài kiểm tra của HS sẽ khẳng định được giả thuyết khoa học của khóa luận là đúng. Các kết quả thu được sẽ chứng tỏ: Hoạt động hướng dẫn HS sử dụng phương pháp giản đồ vectơ để giải các bài toán điện xoay chiều là có tính khả thi, có tác dụng rõ rệt trong việc hình thành và củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cũ để giải bài tập của HS.
Việc hướng dẫn HS giải các bài tập về mạch điện xoay chiều bằng phương pháp giản đồ vectơ đã soạn thảo đem lại hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức khoa học. Đồng thời sử dụng phương pháp giản đồ vectơ để giải bài tập khắc phục được những khó khăn sai lầm phổ biến mà HS thường mặc phải khi sử dụng phương pháp đại số để giải những bài tập đó.
Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính hiệu quả và khả năng áp dụng của đề tài.
61
KẾT LUẬN
Mục tiêu của giáo dục và đào tạo là giáo dục toàn diện nhằm đào tạo những người lao động mới có trí tuệ, có nhân cách, năng động và sáng tạo, chủ động thích ứng với nền kinh tế tri thức và sự phát triển của thời đại. Hiện nay có một khối kiến thức phổ thông khổng lồ đòi hỏi người học phải lĩnh hội. Vì vậy phương pháp giảng dạy của GV đòi hỏi phải sáng tạo, linh hoạt và lôi cuốn. Việc sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học là rất cần thiết. Bài tập với các chức năng và tác dụng to lớn của nó sẽ là công cụ đắc lực cho GV trong việc hình thành kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng vận dụng cũ và củng cố kiến thức cơ bản cho người học. Trong đề tài này, chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lí luận về bài tập vật lí, phân loại và xây dựng hệ thống bài tập về mạch điện xoay chiều và hướng dẫn HS sử dụng phương pháp giản đồ vectơ để giải chúng nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS lớp 12 THPT. Đề tài đã làm rõ một số vấn đề sau:
Thứ nhất về mặt cơ sở lí luận và thực tiễn:
- Làm rõ khái niệm BTVL; chức năng; tác dụng của BTVL; cách phân loại BTVL; phương pháp giải BTVL; nguyên tắc lựa chọn hệ thống bài tập cho mỗi đề tài, chương, phần của giáo trình vật lí phổ thông; các kiểu hướng dẫn học sinh giải BTVL; phân biệt các trình độ của mục tiêu nhận thức.
- Điều tra được thực trạng việc sử dụng phương pháp giản đồ vectơ để giải các bài toán điện xoay chiều của GV và HS lớp 12 trường THPT Trần Hưng Đạo, tỉnh Nam Định.
Thứ hai về mặt nghiên cứu và ứng dụng:
- Nghiên cứu mục tiêu dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” và cơ sở của phương pháp giản đồ vectơ.
62
- Xây dựng được 19 bài toán điện xoay chiều, hướng dẫn HS giải các bài tập đó bằng giải bằng phương pháp giản đồ vectơ và cách sử dụng chúng trong dạy học một số tiết trong chương “Dòng điện xoay chiều”
Thứ ba về mặt kết quả: nghiên cứu định tính kết quả thực nghiệm sư
phạm.
Đối chiếu với nhiệm vụ nghiên cứu thì khóa luận đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu khi tiến hành làm khóa luận dẫn chúng tôi đến nhận định: để nâng cao chất lượng dạy học các môn học nói chung và môn vật lí nói riêng, GV cần chú ý đến những chức năng, tác dụng của hệ thống bài tập để từ đó phân loại và xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với mỗi đề tài, chương, phần của giáo trình vật lí đồng thời lựa chọn phương pháp giải tối ưu nhất và đưa ra cách sử dụng hệ thống bài tập đó trong thực tiễn dạy học dựa trên cơ sở khoa học chặt chẽ về lí luận dạy học. Vì vậy chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau:
- Với cơ quan quản lí Giáo dục: Cần tăng số tiết bài tập trong chương trình dạy - học đối với bộ môn Vật lí cấp THPT.
- Với GV: Cần tăng cường đầu tư hơn nữa cho hệ thống bài tập tự luận của từng chương, bài và đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn phương pháp giải hợp lí nhất để giảng dạy cho HS.
- Với HS: Cần tích cực, chủ động hơn trong học tập và luôn phát huy tính sáng tạo của bản thân,…
Đề tài sẽ được chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và mở rộng cho các chương, phần khác của giáo trình vật lí phổ thông trong thời gian tới với cương vị là một giáo viên vật lí ở trường phổ thông.
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chu Văn Biên (2013), Bổ trợ kiến thức luyện thi đại học trên kênh VTV 2 Vật lí phần 2: Dòng điện xoay chiều, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2] Lương Duyên Bình - Vũ Quang - Nguyễn Thượng Chung - Tô Giang - Trần Chí Minh - Ngô Quốc Quýnh (2008), Bài tập vật lí 12, NXB Giáo dục. [3] Lương Duyên Bình - Vũ Quang - Nguyễn Thượng Chung - Tô Giang - Trần Chí Minh - Ngô Quốc Quýnh (2008), Vật lí 12, NXB Giáo dục.
[4] X.E. Camentxki - V.P. Ôrêkhôv (1977), Phương pháp giải bài tập Vật lí, NXB Giáo dục.
[5] Nguyễn Phú Đồng - Nguyễn Thành Tương - Hồ Đắc Vinh - Phan Đình Phúc (2013), Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 12 tập 2, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
[6] Vũ Thanh Khiết - Nguyễn Thành Tương (2007), Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí THPT tập 3, NXB Giáo dục.
[7] Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1986), Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục Hà Nội.
[8] Nguyễn Thị Phương (2005), Hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT giải bài tập về mạch điện xoay chiều bằng phương pháp giản đồvectơ nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, Khóa luận tốt nghiệp đại học.
[9] Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Xuân Quế (2002),
Phương pháp dạy học Vật lí ở trường THPT, NXB Đại học Sư phạm.
[10]Trần Minh Thúy (2009), Phân loại, đề ra phương pháp giải, lựa chọn và
hướng dẫn giải hệ thống bài tập chương V. Dòng điện xoay chiều lớp 12 THPT, Ban KHTN nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật lí, Khóa luận tốt nghiệp đại học.
64
[12] Hà Duyên Tùng (2010), Phương pháp giải các bài tập trọng tâm và điển hình Vật lí 12 tập 2, NXB Đại học Sư phạm.
[13] Lê Văn Vinh (2013), Cẩm nang luyện thi đại học Vật lí tập 1, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
65
PHỤ LỤC: CÁC ĐỀ KIỂM TRA DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM
ĐỀ SỐ 1
(Thời gian 45 phút)
Câu 1: a, Trình bày mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện trong đoạn mạch
chỉ chứa cuộn cảm thuần? Viết biểu thức định luật Ôm cho trường hợp này? b, Viết các công thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp và nêu đơn vị đo của các đại lượng đó?
Câu 2: Cho mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp như hình vẽ:
R = 40 ; 1 10π L H; 3 10 4π C F AB 120 2 cos 100π u t V.
a, Viết biểu thức cường độ dòng điện i chạy trong mạch điện?
b, Viết biểu thức điện áp giữa hai đầu điện trở, tụ điện, cuộn cảm và giữa hai điểm AN, MB?
Câu 3: Cho đoạn mạch như hình vẽ:
Đoạn AN gồm tụ điện có dung kháng
90 ghép nối tiếp với điện trở thuần 90 . Đoạn NB là hộp kín X chứa hai trong ba phần tử ( R0, L0thuần, C0) mắc nối tiếp.
Biết AN 180 2 cos 100π π 2
u t
V; uNB60 2 cos 100πt V. Xác định các
phần tử của hộp X và tính giá trị của chúng?
R L C A N B M A C M R N X B
66
ĐỀ SỐ 2
(Thời gian 45 phút)
Câu 1: a, Trình bày mối liên hệ giữa điện áp và dòng điện trong đoạn mạch
chỉ chứa tụ điện? Viết biểu thức định luật Ôm trong trường hợp này?
b, Viết công thức tính công suất điện và hệ số công suất của đoạn mạch RLC
nối tiếp?
Câu 2: Cho mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp như hình vẽ:
R = 100 ; L = 0,318 H; 100 2π C µF π 2 cos 100π 4 i t A.
Viết biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch, giữa hai đầu điện trở, tụ điện, cuộn cảm và giữa hai điểm AN, MB?
Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ:
Hiệu điện thế: uAB 100 2 cos 100πt V.
Điện trở R50 3 . Cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 1 2π
L H. Tụ điện có điện dung C có thể thay đổi được. Vôn kế có điện trở rất lớn. Điều chỉnh C
để số chỉ vôn kế cực đại. Tính số chỉ cực đại đó và viết biểu thức của cường độ dòng điện chạy trong mạch?
R L C A N B M R L C A M B V