Những mặt còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm in trên địa bàn Hà Nội (Trang 40)

a, Khái quát về công ty CP thiết kế in Bắc Việt

4.1.2Những mặt còn tồn tạ

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác phát triển thương mại sản phẩm in của các doanh nghiệp thì vẫn tồn tại những hạn chế.

Thứ nhất về quy mô thương mại sản phẩm in của CTCPTK in Bắc Việt và qua sự tham chiếu của doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực sản phẩm in. Tuy sản lượng tiêu thụ hay doanh thu tiêu thụ có tăng qua các năm qua nhưng tổng mức tiêu thụ vẫn còn nhỏ, khả năng khai thác thị trường còn nhiều hạn chế, công suất thực tế của các doanh nghiệp sản xuất còn chưa khai thác hết so với công suất thiết kế của máy móc. Một phần do dây chuyền cũ và lạc hậu, công nghệ sản xuất chưa cao ảnh hưởng đến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, do đó sản phẩm mới chỉ được tiêu thụ trên thị trường nhỏ, trong đó chủ yếu tập trung ở các quận trong nội thành của thành phố Hà Nội chưa khai thác hết được ra các huyện ngoại thành và thị trường các tỉnh khác. Đặc biệt là lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp còn nhỏ so với lượng vốn , điều đó hạn chế sự gia tăng của vốn kinh doanh ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất kinh doanh mở rộng. Mặt khác tốc độ tăng

trưởng doanh thu, lợi nhuận còn chưa đều, do không ổn định trong tốc độ tăng trưởng, điều này thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty chưa thực sự tốt. Yếu tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và nguồn vốn kinh doanh của công ty còn chưa cao và tốc độ tăng còn chưa ổn định nên hiệu quả thương mại nhìn chung còn chưa tương xứng với khả năng khai thác thị trường.

Mặt khác, qua các phiếu điều tra, phỏng vấn chúng ta nhận thấy rằng hoạt động thương mại của sản phẩm in trên thị trường Hà Nội chưa được phát triển theo chiều sâu, chưa có kênh phân phối hợp lý. Phương thức kinh doanh cơ bản của hầu hết các doanh nghiệp là bán buôn trực tiếp, hoặc qua đại lý ăn hoa hồng. Các đại lý phân phối sản phẩm còn thưa thớt, các hệ thống các đại lý chưa phát triển đến các huyện xã, thị trấn ở khu vực nông thôn. Việc triển khai các công tác tiếp thị , giới thiệu sản phẩm còn nhiều hạn chế chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, sản phẩm của nhiều doanh nghiệp chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến thị phần của công ty trên thị trường còn thấp.

Công tác nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh ở các doanh nghiệp chưa được quan tâm nên sản phẩm tiêu thụ còn chậm, chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm chưa thực sự có sự khác biệt, độc đáo so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Chủng loại sản phẩm ít nhiều còn đơn điệu chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Do chưa có sự đa dạng hóa sản phẩm nên sản phẩm in của nhiều doanh nghiệp thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp chưa biết khai thác các thị trường ở khu vực nông thôn mặc dù đây là một thị trường rất có tiềm năng phát triển nếu biết khai thác tốt.

Cuối cùng phải xét đến là yếu tố nguồn nhân lực của doanh nghiệp, công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và nhanh nhẹn trong công việc xong số năm công tác thực tế còn chưa nhiều. Mặt khác, trước sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, khiến cho quy mô hoạt động của doanh nghiệp tăng lên đáng kể, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có kinh nghiệm nhanh chóng đảm nhiệm ở các vị trí khác nhau trong bộ máy sản xuất kinh doanh cũng như các phòng ban của doanh nghiệp để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả. Bởi vậy, vấn đề về nguồn nhân lực đặt ra cho

công ty CPTK in Bắc Việt nói chung cũng như của các công ty khác trong ngành vẫn còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm in trên địa bàn Hà Nội (Trang 40)