Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm in trên địa bàn Hà Nội (Trang 35)

a, Khái quát về công ty CP thiết kế in Bắc Việt

3.4. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp

Bảng 3.1. Số lượng lao động trong công ty CPTK in Bắc Việt giai đoạn 2006-2010 ( Đơn vị: Người, %) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng 07/06 08/07 09/08 2010/09 TĐ % TĐ % TĐ % TĐ % SLĐ 48 50 52 57 64 2 4.16 2 4,0 5 9.6 7 12.2

(Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty)

Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng trưởng nhân lực của doanh nghiệp có giảm trong giai đoạn từ 2006 đến 2008, sau đó tăng dần ở giai đoạn sau.

Bảng 3.2 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty từ 2006-2010

Năm 2006 2007 200 8 200 9 201 0 Tốc độ tăng trưởng 07/06 08/07 09/08 2010/09 % % % % DT 7,86 8,98 9,8 8 11 15,5 1,12 14,2 0.9 10,0 2 0,12 11 4,5 40, 1 VKD 9,32 10,2 5 11 12,4 17 0,932 10 0,75 7,3 1,4 13 4,6 37 VCS H 5,3 6,4 6,4 5 7 8,5 1,1 20,7 0,05 0,78 0,55 8,5 1,5 21, 2 LN 1,57 2 1,66 1,7 7 2,75 4,65 0,088 5,6 0,11 7,1 0.98 54, 6 1,9 69

(Nguồn: phòng kế toán công ty từ năm 2006-2010)

Qua bảng số liệu của công ty ta có thể thấy doanh thu tiêu thụ của công ty qua các năm từ 2006-2010 là tăng trưởng dương với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng là không đều qua các năm. Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2007 so với 2006 là 14,2% tương ứng với 1,12 tỷ đồng, năm 2008 so với 2007 tốc độ tăng trưởng doanh thu là 10,02% giảm 4,18% so với giai đoạn trước. Năm 2009 so với năm 2008 tốc độ tăng trưởng doanh thu lại tăng lên 11% tương ứng với 112 triệu đồng. Đặc biệt sang năm 2010, tốc độ tăng trưởng đạt 40,1% so với năm 2009. Qua bảng phụ lục số 3 và số 4 ta cũng thấy doanh thu tiêu thụ của công ty cũng cao hơn so với hai công ty còn lại. Như vậy ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty so với toàn ngành là tương đối cao, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của công ty còn chưa ổn định, giai đoạn 2007-2008, tốc độ tăng trưởng doanh thu thấp hơn so với giai đoạn 2009-2010 và trước đó. Nguyên nhân của tình hình này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2007 đầu 2008, làm cho các doanh nghiệp, các đối tác làm ăn của công ty cắt giảm chi phí quảng cáo, sản lượng tiêu thụ do đó các đơn hàng bị giảm sút, và ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty, đối với công ty in mỹ thuật Thăng Long và công ty in cổ phần Đông Nam Á ta cũng thấy có những ảnh hưởng tương tự, tốc độ tăng trưởng doanh thu của hai công ty này trong hai năm 2007-2008 chỉ đạt 6,0% và 7,2%, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn sau. Với chỉ tiêu lợi nhuận ta thấy lợi nhuận của công ty đều tăng qua các năm, nếu như tốc độ tăng trưởng giữa các năm 2007 so với 2006, và 2008 so với

2007 lần lượt là 5,6% và 7,1% thì sang năm 2009 và 2010 khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, tốc độ tăng lợi nhuận cua công ty tăng vượt bậc, năm 2009 so với 2008 là 54,6% và 2010 so với 2009 là 69%. Như vậy ta có thể thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của công ty là khá cao, mặc dù còn chưa đều đặn nhưng đều tăng trưởng dương qua các năm.

Bảng 3.3 Tỷ suất sinh lời của công ty qua các năm từ 2006-2010

Đơn vị: phần trăm (%)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng

07/06 08/07 09/08 2010/0 9

LN/DT 20 18,48 18 25 30 -1,52 0,48 7 5

LN/VSH 29,6 25,9 27 39,28 30 -3,7 1,1 12,28 -9,28

LN/VKD 16,8 16,19 15 22,17 27.35 -0,61 -1,19 7,17 5,18 (Nguồn: phòng tài chính kinh doanh-giai đoạn 2006-2010)

Qua bảng 3.3 ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận của công ty là khá cao, tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu của công ty từ năm 2006-2010 đạt từ 18% đến 30%. Trong đó năm 2010 tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu là 30%, điều này có nghĩa cứ 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp sẽ thu được 30 đồng lợi nhuận cho công ty. Năm 2009 con số này là 25% giảm 5% so với năm 2010 nhưng cao hơn năm 2008 (25%)là 7%, năm 2007 so với 2006 thì tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận giảm 1,52 %. Như vậy ta có thể thấy, trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng tốt tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của công ty tăng mạnh và trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp gặp phải nhiều nhiều khó khăn về chi phí do lạm phát, sự tăng giá của các yếu tố đầu vào, vòng quay vốn khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp. Qua bảng phụ lục số 3 và số 4, ta thấy so với hai công ty được khảo sát thì công ty cổ phần thiết kế in Bắc Việt là đơn vị có tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu cao nhất từ 5,6% đến 69%,trong khi ở công ty in mỹ thuật Thăng Long đạt từ 3,85% đến 62,63% và ở công ty cổ phần in Đông Nam Á tốc đội tăng trưởng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đạt từ 10,78% đến 25,87 % trong thời gian từ 2006-2010. Từ bảng 3.3 ta có thể thấy, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của của doanh nghiệp là tương đối cao từ 25,9% đến 30%, điều này có nghĩa cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ mang

lại thừ 25,9 đồng đến 30 đồng lợi nhuận. Qua bảng số liệu ta có thể thấy năm 2008 là năm doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu thấp nhất và năm 2010 là cao nhất.

Như vậy ta có thể thấy, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm in ấn nói chung và công ty cổ phần thiết kế in Bắc Việt nói riêng đều có tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận khá cao, điều đó chứng tỏ đây là ngành kinh doanh hấp dẫn và đầy tiềm năng mặc dù còn một số hạn chế về tính ổn định trong tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm in trên địa bàn Hà Nội (Trang 35)

w