Trình tự hạch toán NVL:

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT CỬA NHÔM TẠI CÔNG TY TNHH HỮU NGHỊ VIỆT HÀN (Trang 26)

- Thủ quỹ kiêm kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ thu, chi tiền theo hoá đơn, chứng từ hợp lệ, bảo quản các loại tiền mặt và các chứng chỉ có giá của

c.Trình tự hạch toán NVL:

Phương pháp kế toán chi tiết NVL được công ty áp dụng là phương pháp ghi thẻ song song trên cơ sở chứng từ nhập, xuất do phòng kế toán lập.

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu

- Nguyên tắc :

+ Ở kho : Thì mở thẻ kho để ghi chép về mặt số lượng của NVL + Phòng kế toán : Mở sổ chi tiết NVL để theo dõi số lượng và giá trị - Trình tự ghi chép :

+ Ở kho: Hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập, xuất để ghi số lượng NVL thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Thẻ kho được thủ kho sắp xếp trong hòm theo từng loại, nhóm vật liệu. Để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu hàng ngày. Sau khi ghi thẻ kho xong thì thủ kho phải chuyển giao chứng từ nhập, xuất kho cho kế toán. Mỗi thứ NVL được ghi trên một thẻ căn cứ phiếu nhập kho ghi cột nhập, căn cứ phiếu xuất kho ghi cột xuất. Sau mỗi lần nhập xuất thủ kho phải tính ra số tồn kho và ghi vào cột tồn.

Cuối tháng thủ kho tính ra tổng nhập, xuất, tồn của từng thứ NVL trên thẻ kho theo công thức :

Số tồn Số tồn Số nhập Số tồn kho đầu = kho cuối + trong - kho cuối

tháng tháng tháng tháng Thẻ kho

Sổ kế toán chi tiết

Chứng từ xuất Chứng từ nhập

+ Phòng kế toán : Kế toán khi nhận được chứng từ nhập, xuất của thủ kho gửi lên, kế toán kiểm tra lại chứng từ; căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất để ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật tư, hàng hoá, mỗi chứng từ được ghi một dòng.

Biểu số 2.4:

Kế toán ghi sổ chi tiết theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị. Khi nhận được phiếu nhập kho, xuất kho kế toán căn cứ vào số lượng và đơn giá tính ra số tiền và ghi vào sổ chi tiết. Cuối tháng kế toán và thủ kho tiến hành đối chiếu trên sổ chi tiết NVL và thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng. Nếu số lượng khớp nhau thì kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn căn cứ vào số liệu dòng tổng trên sổ chi tiết NVL ( biểu số 2.5)

Biểu số 2.5:

* Kế toán tổng hợp nhập NVL:

Khi có nhu cầu mua NVL, phòng kế hoạch sẽ có KH thu mua đảm bảo quá trình sản xuất liên tục. NVL mua về được thanh toán ngay bằng tiền mặt, tiền gửi, tiền tạm ứng hoặc có thể chưa thanh toán với khách hàng.

Kế toán căn cứ vào chứng từ cụ thể làm phiếu nhập kho và ghi sổ kế toán. Trường hợp cụ thể: Phiếu nhập kho số 10 ngày 09/03/2011 công ty mua kính an toàn đã trả tiền cho nhà máy kính an toàn trên phiếu nhập kho kế toán định khoản:

Nợ TK 1521 : 29.561.600 đ Nợ TK 133 : 2.956.160 đ Có TK 1121 : 32.517.760 đ

Căn cứ vào phiếu nhập kho hoá đơn GTGT kế toán ghi sổ nhật ký mua hàng (biểu số 2.6), sổ cái TK 152 (biểu số 2.7), sổ cái TK 112(biểu số 2.8).

Biểu số 2.6: Biểu số 2.7: Biểu số 2.8:

Khi nhận được các phiếu xuất kho, kế toán tiến hành kiểm tra và định khoản ngay trên phiếu xuất. Kế toán phản ảnh trị giá NVL xuất kho vào bên có TK 152, đối ứng với bên nợ các TK 621, 627, 641, 642 … trị giá NVL xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để ghi sổ nhật ký chung, từ đó ghi sổ cái TK 152, 621, 627…

Trường hợp cụ thể: Phiếu xuất kho 07 ngày 14/03/2011 xuất mã sản phẩm VFG5 để sản xuất cửa nhôm kính theo phương pháp nhập trước xuất trước kế toán tính được trị giá xuất kho là : 14.542.400đ, kế toán định khoản trên phiếu xuất:

+ Nợ TK 621: 14.542.400 đ Có TK 152: 14.542.400 đ

Sau đó kế toán ghi vào sổ nhật ký chung (biểu 2.9), sổ cái TK152 (biểu 2.7) và sổ cái TK 621 (biểu 2.10).

Biểu số 2.9: Biểu số 2.10:

2.4. Sổ kế toán Công ty áp dụng theo hình thức nhật ký chung.

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung (Biểu 2.9) , sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp (Biểu 2.7 + Biểu 2.8 + Biểu 2.10). Đơn vị mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan (Biểu 2.5).

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.

Cụ thể: Tháng 3/2011 Công ty nhập 1 đơn hàng kính an toàn để sản xuất cửa nhôm kính như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HOÁ ĐƠN

GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liên 2: Giao khách hàng

Mẫu số: 01 GTKT-3LL DV/2010B

0020088

Ngày 09 tháng 03 năm 2011

Đơn vị bán hàng: Nhà máy kính an toàn

Địa chỉ: Cụm công nghiệp Quang Minh – Mê Linh – Hà Nội Số tài khoản:

Điện thoại: MS Họ tên người mua hàng:

Tên đơn vị: Công ty TNHH Hữu nghị Việt Hàn

Địa chỉ: 370 Trương Định – Tương Mai – Hoàng Mai – Hà nội Số tài khoản:

Hình thức thanh toán: CK MS

STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị

tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

A B C 1 2 3=1x2

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT CỬA NHÔM TẠI CÔNG TY TNHH HỮU NGHỊ VIỆT HÀN (Trang 26)