Quan niệm nhân sinh với sự phát triển xã hội

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu nhân sinh quan Lê Quý Đôn (Trang 53)

2. 2. 1. Xây dựng một nền văn hoá tư tưởng phát triển mang bản sắc dân tộc

Cho đến thời Lê Quý Đôn, cộng đồng người Việt Nam đã trở thành một quốc gia dân tộc vững vàng và quốc gia đó đã có một nền văn hoá phong phú, đậm đà sắc thái phương Nam với lối sống, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật riêng của mình. Nhưng như thế không có nghĩa là nền văn hoá đó đã phản ánh được đầy đủ cuộc sống của dân tộc, đã nói lên được nhu cầu phát triển của

đất nước, đã hoàn toàn mang bản sắc dân tộc. ở đó còn có những non kém, những hạn chế đang cần những bàn tay cải tạo và xây dựng.

Tình hình non kém của văn hoá lúc bấy giờ thể hiện trên các mặt: văn bản của quá khứ chưa được chỉnh lý và hệ thống hoá; tâm lý, nhận thức, ý thức của dân tộc có mặt chưa được phát triển đúng hướng; phong cách văn hoá có chỗ còn ảnh hưởng của Trung Quốc, v.v... và tác hại của những cái đó không phải là nhỏ. Nó làm cho người ta không hiểu được đúng đắn thành tựu văn hoá quá khứ của dân tộc, nó tạo nên tâm lý tự ti, thói quen bắt chước, không có tinh thần sáng tạo, không thực sự là người chủ đất nước ở một số người; nó gây nên sự tách biệt giữa lý luận và thực tế, giữa học tập và hành động, giữa hiểu biết và việc làm, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển xã hội.

Là người học rộng, Lê Quý Đôn nhạy cảm trước tình hình. Ông không thờ ơ. Trái lại, hiện trạng văn hoá lúc bấy giờ khiến ông có những xúc cảm mạnh mẽ. Về việc này, sách Lịch triều hiến chương loại chí có viết: "Nước Việt ta tiếng khen lễ nghĩa đã hơn nghìn năm, vốn có thư tịch đã từ lâu lắm. Kể từ Đinh - Lê dựng nước, đối địch với Trung Hoa, mệnh lệnh từ chương dần dần rõ rệt. Đến Lý - Trần nội trị, văn vật mở mang, về tham định thì có những sách điển chương điều luật, về ngự chế thì có các thể chiếu sắc thi ca. Trị bình đời nối, văn nhã đủ đều. Huống chi, nho sĩ đời nào cũng có, văn chương nảy nở như rừng; sách vở ngày càng nhiều, nếu không trải qua binh lửa mà thành tro tàn, thì hẳn là trâu kéo phải mệt, nhà chất phải đầy. Đến khi nhà Lê dựng nước, văn hóa lại càng thịnh dần, hơn ba trăm năm, chế tác đầy đủ kỹ càng, văn hiến đứng đầu trung châu, điển chương rạng cả triều đại. Trong khi ấy các bực vua sáng tôi hiền cùng bàn bạc, các nhà học rộng tài cao soạn thuật ra, tinh thần ngụ đó, tiếng tăm lẫy lừng. Tóm lại mà xét, há chẳng phải là văn nghệ thịnh vượng sao! Nhưng trải qua bao cuộc bể dâu, nhiều phen binh lửa, như cuối đời Trần bị nạn

giặc Minh, thư tịch đã mất một lần trước (khi nhà Nhuận Hồ thất thủ, tướng Minh là Trương Phụ lấy cả sách vở cổ kim đưa về Kim Lăng), đầu nhà Lê bị loạn Trần Cảo, thư tịch lại tan một lần sau (cuối năm Hồng Thuận3, Trần Cảo làm loạn, kinh thành bị mất, nhân dân tranh nhau vào các nơi cung cấm dinh thự lấy tiền của, văn thư, sách vở ném ra đầy đườmg). Từ Trung hưng về sau, tuy đã cố tìm tòi, nhưng sau khi đã tản mát đi, thu thập lại được cũng khó. Nội các thì không có kho chứa sách riêng, sử thư lại không chép văn tịch khiến cho điển cố các triều đều không còn nữa, người muốn khảo cổ vì thế phải phàn nàn mà rất tiếc.

Than ôi! Sách vở các đời đã từng tản mát, sách mất đã khó sưu tầm, sách còn lại nhiều sai lẫn, đằng đẵng ngàn năm, biết theo vào đâu mà khảo xét?"[6, tr. 63].

Tài liệu văn hoá truyền thống của đất nước bị phong kiến Trung Quốc xâm lược vơ vét, đốt phá, bị thiên tai làm cho hỏng nát, khiến ông phải băn khoăn suy nghĩ; những chỗ trống trong nền văn hoá, khiến ông phải nóng ruột; sự tự ti dân tộc ở một số người, khiến ông phải đau lòng. Bằng hành động cụ thể của người làm văn hoá, Lê Quý Đôn đã giải quyết từng vấn đề. Ông đã chỉnh lý nhiều bài thơ, nhiều sự kiện, nhiều nhận định cho đúng với sự thực lịch sử; đã sưu tập, hệ thống hoá toàn bộ tác phẩm thơ văn từ thời Lý đến thời Lê Trung Hưng; đã điều tra, phân loại, ghi chép hầu như toàn bộ các sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân ta đương thời; đã tìm đọc, ghi chép, đánh giá nhằm mục đích giới thiệu với dân tộc một khối lượng lớn kiến thức của thế giới lúc bấy giờ. Với những việc làm đó, ông đã góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng một nền văn hoá tư tưởng phát triển và mang bản sắc dân tộc.

ý thức dân tộc luôn luôn thôi thúc Lê Quý Đôn suy nghĩ và hành động vì lợi ích của đất nước. Ông rất tự hào và trân trọng nền văn hiến Việt Nam và

3

nhiều lần khẳng định nền văn hiến nước ta là lâu đời không kém gì Trung Quốc, thậm chí có điểm ở Trung Quốc không có: “Bản triều từ lúc trung hưng đến nay, đối với người đỗ khoa tiến sĩ, đãi ngộ rất hậu, bổ dụng rất cao:

1. Ban cho mũ áo và cân đai triều phục, cho vinh qui về quê hương, có đủ các hạng cờ quạt, nghi trượng, phường trống và phường nhạc đón rước;

2. Viên quan có trách nhiệm bắt dân làng trước hết dựng phủ đệ cho tiến sĩ;

3. Không những người đỗ tam khôi hoặc ứng thí chế khoa trúng cách được bổ vào viện Hàn lâm, mà cả người đỗ đồng tiến sĩ cũng được bổ giữ chức quan trong các khoa, các đạo, không phải bổ làm quan ở phủ hoặc huyện;

4. Trong mỗi khoa, một người đỗ trẻ tuổi được bổ dụng chức hiệu thảo;

5. Người nào bổ quan ở ngoài các trấn, thì bổ vào hai ti Thừa chính hoặc Hiến sát, đều trao cho chưởng ấn chính thức, không phải giữ chức tá nhị.

Năm ân điển này, so với việc đặt khoa mục ở Trung quốc từ xưa đến nay chưa từng có’’ [9, tr. 111].

Ông đã kiên quyết phê phán, bác bỏ cái gọi là “Di quan, Di mục” của bọn phong kiến Trung Quốc thường dùng để gọi sứ thần nước ta, vạch ra một cách đanh thép những thủ đoạn và hành vi lấn chiếm biên giới nước ta của kẻ tự xưng là “Thiên triều’’. Mặt khác, ông đã ra sức tuyên dương nhân tài của đất nước như ghi chép với một tinh thần tự hào việc Nguyễn An, một người Việt Nam có công trong việc sắp đặt, xây dựng thành hào Bắc Kinh thời nhà Minh, việc Hồ Nguyên Trừng, một người Việt Nam khác đã phát minh ra súng thần cơ mà nhà Minh phải học tập, việc nhà Tống phải noi theo cách thức tổ chức quân đội chặt chẽ và có hiệu lực của nhà Lý ở Việt Nam. Ngoài ra, ông còn đánh giá cao những sản vật của đất nước, như nêu công dụng của trầm hương, tốc hương, quế nhục của ta mà phương Bắc phải hâm mộ, hoặc nêu công hiệu trị bệnh tốt của sâm Bố Chính, sâm Nghệ An và cho rằng có thể thay thế được nhân sâm Trung

Quốc. Bằng những việc làm đó, ông đã xây dựng được lòng tự hào và tự tôn dân tộc, đã làm tăng thêm lòng yêu con người, yêu đất nước và sản vật thiên nhiên ở mỗi người Việt Nam. Việc làm này của ông rất có ý nghĩa, bởi vì lúc bấy giờ ở một số người Việt Nam có tâm lý coi thường, tự ti dân tộc và sùng bái Trung Quốc một cách mù quáng, thái quá.

Tinh thần ham hiểu biết khiến Lê Quý Đôn một mặt ra sức tìm tòi, nghiên cứu những điều mới lạ, mặt khác luôn tìm cách hệ thống và tổng kết những điều đã tích luỹ được. Sự tìm tòi, học hỏi làm cho kiến thức của ông ngày một phong phú, đồ sộ, sự hệ thống, tổng kết khiến kiến thức của ông ngày một vững vàng, sâu sắc. Bản thân sự tổng kết của ông còn có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển văn hoá - xã hội. Bởi vì tổng kết là điều kiện để có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu, rút được kinh nghiệm và phát hiện được quy luật phát triển văn hoá, vì kết quả tổng kết của một người có thể là cơ sở của sự phát triển hơn lên của nhiều người khác. Phan Huy Chú ở đầu thế kỷ XIX xây dựng được bộ Lịch triều

hiến chương loại chí đồ sộ mà xét về một mặt nào đó thì có giá trị hơn các công

trình biên soạn của Lê Quý Đôn, nhưng một phần cũng là do kế thừa được những công trình mà Lê Quý Đôn đã soạn thảo.

Giai cấp phong kiến lúc bấy giờ mà tiêu biểu là triều đình phong kiến Lê - Trịnh không thấy được sự cần thiết phải xây dựng một nền văn hoá tư tưởng của dân tộc, vì nó đã mất vai trò lịch sử; nhiều nhà nho đương thời cũng không thấy được trách nhiệm trước những vấn đề của lĩnh vực tinh thần dân tộc, vì họ mang nặng tâm lý sùng bái Trung Quốc. Cũng là một vị quan đại thần của triều đình, là nhà tư tưởng của giai cấp phong kiến, cũng là một nho sĩ, nhưng Lê Quý Đôn đã nhận thức được những điều mà người khác không thấy. Cái mà ông quan tâm bậc nhất khi tìm hiểu ở kho tàng văn hóa quá khứ của nhân loại, của dân tộc chính là những bài học kinh nghiệm cho việc tu, tề, trị, bình, thống nhất đất nước trên cơ sở vương đạo. Chí “kinh bang tế thế’’ khiến ông nhìn thẳng vào thời cuộc và do đó, thấy được ít nhiều vấn đề do thời cuộc đề ra. Sự thông minh,

hiểu biết rộng khiến ông đã dễ dàng nhận ra nhiều thiếu sót của nền văn hoá Việt Nam. Đó là những cơ sở vững chắc cho những cống hiến của ông.

2. 2. 2. ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Mặc dù là người tự tôn dân tộc, song Lê Quý Đôn không phải là người theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Cùng với việc đề cao nền văn hóa cũng như các sản vật của dân tộc, ông cũng luôn có tinh thần tiếp thu và phổ biến những tri thức mới của nhân loại trong nhân dân.

Trên con đường phát triển của mình, dân tộc ta luôn luôn tiến hành song song hai chiều hướng của sự phát triển văn hoá, tư tưởng. Một là, phát huy những thành tựu văn hoá của dân tộc mình ra các nước xung quanh; hai là, không ngừng tiếp thu những thành tựu văn hoá, tư tưởng của các nước khác để làm giàu, làm phong phú cho nền văn hoá của dân tộc mình. Nhưng người đầu tiên trong lịch sử nước ta có ý thức tiếp thu kiến thức của toàn nhân loại với nội dung mới nhất của từ này, là Lê Quý Đôn.

Một dân tộc tiếp thu văn hoá, tư tưởng của một dân tộc khác để làm giàu cho dân tộc mình là một việc bình thường, vì văn hoá, kiến thức không có biên giới, là tài sản chung của nhân loại, và giao lưu văn hóa, tiếp biến văn hoá là một quy luật phổ biến của sự hình thành, tồn tại và phát triển của văn hoá và của lịch sử loài người. Cách đây khoảng 2000 năm, dân tộc ta đã có sự tiếp thu nền văn hoá của các nước Nam á, đã là một nước không đóng cửa, vì nước ta ở vào vị trí trên đường giao lưu Bắc - Nam, Đông - Tây, có điều kiện để thường xuyên tiếp xúc , giao lưu với các nền văn hoá - tư tưởng khác nhau và tiếp thu, lựa chọn lấy những điều cần thiết nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá, tư tưởng cho dân tộc mình. Nhưng sự việc bình thường, đáng lẽ không cần phải bàn luận này, lại phải nêu lên, vì do ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Quốc mà dân tộc ta đi đến đóng cửa từ nhiều phía trừ phía Bắc trong nhiều thế kỷ, gây nên tình trạng trì trệ, tạo nên những nhân tố cản trở sự phát triển xã hội. Trong

một thời gian dài, nước ta rơi vào cảnh chỉ quanh quẩn ở kiến thức của á Đông và trong đó chỉ biết có Trung Quốc là trung tâm.

Không thể không thừa nhận, Trung Quốc là một trong những nước có nền văn minh phát triển sớm nhất thế giới. Tri thức của người Trung Quốc, nền văn hoá của Trung Quốc vốn có nhiều mặt. Người Trung Quốc đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự tiến bộ của loài người, như phát minh ra la bàn, thuốc súng, giấy viết, nghề in, thiên văn, lịch pháp, y học v.v… Nhưng giai cấp phong kiến Trung Quốc không coi trọng những văn minh vật chất đó. Họ chỉ chú ý tới kiến thức chính trị - đạo đức và còn hẹp hơn thế nữa là kiến thức chính trị - đạo đức của Nho giáo. Kiến thức mà giai cấp phong kiến Trung Quốc áp đặt cho ta và giai cấp phong kiến Việt Nam chú ý tiếp thụ cũng chỉ chủ yếu là kiến thức chính trị - đạo đức của nhà Nho. Các nhà nho xưa ở nước ta học các sách kinh điển của Nho gia với chú thích của các nhà nho đời Tống, thuộc làu Bắc sử, thuộc lòng “thi thiên, phú bách, văn sách năm mươi” để cùng với lều chõng đến các trường thi, thi đỗ thì ra làm quan hoặc làm thầy (đồ, số, bói toán), làm thơ, phú,…và chỉ có thế. Lê Quý Đôn không tự trói mình trong cái học từ chương, cái học huấn hỗ ấy. Thế kỷ ông sống là thế kỷ “ánh sáng” của nhân loại. Và ở phương Đông, ở Việt Nam những tư tưởng khoa học cũng đang đẩy lùi từng bước những tín điều chết cứng, những lễ giáo khắc nghiệt của Khổng giáo. Sự nghiệp y học vĩ đại, độc đáo và đầy tính dân tộc của Hải Thượng Lãn Ông; sự nghiệp chính trị, quân sự, văn học rạng rỡ của Ngô Thì Nhậm, sự nghiệp khoa học đồ sộ của Lê Quý Đôn… là những bằng chứng hùng hồn của khuynh hướng tư tưởng khoa học không cưỡng nổi của thời đại đó.

Phải khẳng định rằng, trong một lúc nào đó, kiến thức chính trị - đạo đức của giai cấp phong kiến lấy Nho giáo làm trung tâm, làm nền tảng đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, của con người. Nhưng thời gian đó trong lịch sử nước ta không lâu, sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và mâu thuẫn trong

bản thân nó làm cho kiến thức Nho giáo Trung Quốc trở nên bất lực. Một thời gian dài kể từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, dân tộc ta khủng hoảng về hệ thống kiến thức, về thế giới quan. Cùng với quá trình khủng hoảng và suy tàn của chế độ phong kiến Việt Nam, những hạn chế và những mặt tiêu cực của Khổng giáo vẫn chiếm vị trí, ảnh hưởng và có vai trò thống trị. Nhưng sự tồn tại và phát triển của dân tộc đòi hỏi phải vượt qua những giới hạn của kiến thức cũ, và vươn ra để tiếp thụ những kiến thức mới. Đòi hỏi đó ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Lê Quý Đôn là người đầu tiên thực hiện được sứ mệnh của lịch sử, vượt ra khỏi sự bao vây của kiến thức Trung Quốc, tiến lên tiếp thụ kiến thức của toàn nhân loại.

Thế kỷ XVIII, thế kỷ mà Lê Quý Đôn sống, ở châu Âu đã thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Kiến thức của người châu Âu về tự nhiên và xã hội, về nhận thức và cải tạo môi trường đã vô cùng phong phú và đồ sộ. Tất nhiên, người phương Đông lúc bấy giờ không có nhiều điều kiện để biết tới tất cả các kiến thức đó và cũng không thể biết một cách kịp thời, toàn diện và cơ bản. Họ chỉ biết một phần nào và thường là chậm so với kiến thức châu Âu, qua

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu nhân sinh quan Lê Quý Đôn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)