Sự hình thành tƣ tƣởng về con ngƣời và văn hóa

Một phần của tài liệu Con người và văn hóa trong phân tâm học Freud (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.Sự hình thành tƣ tƣởng về con ngƣời và văn hóa

Phân tâm học Freud vốn là một phƣơng pháp và kỹ thuật điều trị bệnh tâm thần. Freud cho rằng, có một số nguyên nhân của bệnh tâm thần không do tổn thƣơng cơ thể mà mang tính cơ năng, tức thuộc rối loạn mặt điều hoà của tâm thần. Do đó, đối với những bệnh tâm thần này phải bắt đầu từ chỗ khơi lên những bí ẩn bên trong nội tâm ngƣời bệnh, phát hiện nguyên nhân gây bệnh, làm cho ngƣời bệnh thoát khỏi chỗ bị chi phối bởi tiềm thức mù quáng để chỉ chịu sự chi phối của lý tính tự giác. Ông xây dựng phƣơng pháp chữa bệnh liên tƣởng tự do trên cơ sở kế thừa có phê phán phƣơng pháp thôi miên của các bậc tiền bối. Phƣơng pháp liên tƣởng tự do thực chất là hạt nhân của phƣơng pháp phân tâm học, sự xác lập nó thực sự cũng là xác lập phân tâm học.

Phƣơng pháp phân tâm học của Freud đƣợc xây dựng trên cơ sở lý luận tâm lý độc đáo của ông. Phân tâm học là một học thuyết, và trƣớc tiên nó

39

cũng chỉ là một nhánh của khoa học tâm lý, coi tiềm thức là đối tƣợng nghiên cứu. Qua thực tiễn chữa bệnh cho ngƣời tâm thần, Freud luôn cố gắng tìm ra nguyên nhân sâu xa của bệnh này. Một số khái niệm cơ bản của phân tâm học đƣợc đúc rút qua nghiên cứu Hystêrinhƣ: “tƣởng tƣợng”, “dồn nén”, “chuyển dịch", “ý thức”, “tiềm thức”, “vô thức”. Freud còn đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa của đời sống tình cảm và phân tích tính chất quan trọng của con ngƣời nhƣ vô thức và ý thức. Trong Nghiên cứu Hystêri Freud cho rằng nguồn gốc của bệnh tâm thần có thể là sự chuyển đổi của vô thức với ý thức bình thƣờng. Để hiểu rõ hơn cấu trúc tâm lí của tồn tại ngƣời, Freud còn tiến hành phân tích tự ngã từ chính bản thân mình với tƣ cách là bệnh nhân. Sau khi bố mất, Freud coi đó là một cú sốc lớn về tinh thần, ông thƣờng cảm thấy đằng sau ý thức của mình còn có một sự giằng xé giữa yêu thƣơng tôn kính và sợ hãi, coi thƣờng. "Freud cũng biết rằng rất có thể những chuyện liên quan tới ngƣời bố mà ông luôn nhắm mắt lại để đƣợc nhìn thấy, nhƣng những chuyện này lại cứ nổi lên bề mặt của ý thức vì cái chết của ngƣời bố" [38; 89]. Trong quá trình phân tích, Freud phát hiện những kỉ niệm thời thơ ấu có liên quan đến thói quen và tình cảm trong cuộc sống hàng ngày; do đó tiến hành phân tích đời sống trẻ thơ có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phân tích khái niệm vô thức và nội dung của nó. Freud nhớ lại một số hình ảnh và giấc mơ thời niên thiếu của ông nhƣ đái dầm bị bố phạt, bị xua đuổi nghiêm khắc ra ngoài phòng tối khi nhìn trộm bố mẹ ngủ, thái độ coi thƣờng, sự hèn nhát của bố khi bị tên chống Do Thái xúc phạm trên đƣờng phố... Ông cảm thấy mẹ tốt hơn bố, và dẫn đến nẩy sinh tình cảm đối với mẹ và ghét bố. Lí luận "Mặc cảm Ơdip" đƣợc xây dựng từ thành quả phân tích tự ngã ("mặc cảm Ơdíp" xuất phát từ điển tích trong thần thoại Hy Lạp nói về ngƣời anh hùng Ơdip đã giết cha để lấy mẹ của mình [xem Tôtem và Tabu]). Freud cho rằng "mặc cảm Ơdíp" xuất hiện là do hai nhân tố cơ bản với bố mẹ, một bên yêu, một bên ghét tạo thành. Khi còn bé, con trai khát vọng mẹ, con gái khát vọng cha là

40

hiện tƣợng phổ biến, là nội dung cơ bản của tâm lí trẻ thơ, cũng là nơi bắt đầu mọi hành động tinh thần phức tạp của loài ngƣời. Mƣu sát, loạn luân là tội lỗi xuất hiện sớm nhất của lịch sử và cần phải trừng trị nghiêm khắc. Vì vậy ngƣời ta thƣờng có cảm giác chịu tội đối với vấn đề này. Freud cũng hiểu rõ tội lỗi của mình với bố, ông cảm thấy bị giày vò, day dứt về tinh thần trong suốt thời gian dài. Trong phân tích tự ngã từ những kinh nghiệm của chính bản thân mình và ngƣời bệnh, Freud đã vạch ra bí mật sâu kín của cõi vô thức.

Trong thực tiễn lâm sàng và phân tích tự ngã, Freud rất coi trọng việc nghiên cứu mối quan hệ giữa giấc mơ và vô thức. Freud cho rằng giấc mơ cũng là con đƣờng cơ bản để đi đến vô thức vì nội dung của giấc mơ thƣờng phản ánh những trải nghiệm của cuộc sống ấu thơ đã bị quên lãng. Freud nói "trên thực tế, lí giải các giấc mơ là con đƣờng lớn của sự hiểu biết cái vô thức, là cơ sở vững chắc cho những nghiên cứu của chúng ta và hơn bất cứ cách nào khác, chính việc nghiên cứu giấc mơ sẽ làm cho bạn thấy rõ giá trị của phân tâm học và sẽ giúp các bạn thực hành nó... Thế nhƣng nếu giải quyết đƣợc vấn đề lớn nhƣ giấc mơ thì những vấn đề mới do phân tâm học nêu lên lại không gây ra những khó khăn nào nữa" [38;7]. "Freud khẳng định tất cả các giấc mơ đều có một ý nghĩa mà ý nghĩa của giấc mơ là nguyên nhân của giấc mơ" [38; 85].

Trong Lí giải giấc mơ, Freud đã khái quát sự chuyển hóa của dục vọng bản năng (ẩn ý) bị dồn nén trong vô thức thành sự vận hành của giấc mơ (ý sẽ hiện ra thông qua bốn quá trình: Cô đúc -> sự di chuyển -> kích hoạt -> tƣởng tƣợng và đây cũng là quá trình nhận thức của con ngƣời.

Giấc mơ là một sự diễn đạt trá hình bị bóp méo về một mong muốn bị dồn nén, bị cấm đoán. Toàn bộ sự bóp méo xảy ra là do những cơ chế chế biến của giấc mơ, và đó là cái giá cần phải trả khi chất liệu vô thức cố đạt tới

41

ý thức. Những về mặt tâm lí thì nó sẽ giải toả những căng thẳng bắt nguồn từ mong muốn bị dồn nén, bị cấm đoán.

Freud chỉ rõ, do con ngƣời với tƣ cách tồn tại của xã hội luôn luôn muốn tìm cách che dấu bản thân giống động vật nên họ ít chú ý đến vấn đề vô thức. Nhƣng không chú ý không có nghĩa là không tồn tại, ngƣợc lại nó là hạt nhân của tâm lí con ngƣời.

Hai tác phẩm Lí giải giấc mơBệnh lí học trong đời sống sinh hoạt thường ngày đã bƣớc đầu xây dựng hệ thống lí luận cho thuyết vô thức. Khi nghiên cứu về giấc mơ, Freud phát hiện nó không chỉ tồn tại trong ngƣời mắc bệnh tâm thần mà còn tồn tại trong cả ngƣời bình thƣờng và quy luật hoạt động của nó ở tất cả các trƣờng hợp cơ bản là thống nhất với nhau.

Trong Bệnh lí học trong đời sống sinh hoạt thường ngày Freud ứng dụng học thuyết vô thức để khảo sát đời sống tâm lí hàng ngày của con ngƣời, tập trung chủ yếu phân tích các hành vi quên, nói, đọc, viết, để hoặc lấy nhầm bỏ quên đồ vật....; ông tìm tòi nguồn gốc tâm lí nảy sinh hiện tƣợng ấy, từ đó phát hiện sự tồn tại của vô thức.

Freud cho rằng hoạt động tâm lí hàng ngày của con ngƣời đƣợc biểu hiện dƣới hai hình thức: một là thông qua nguỵ trang che lấp dục vọng vô thức để thành tâm lí hợp pháp phù hợp với tâm lí xã hội, đây là hiện tƣợng phổ biến; biểu hiện khác là sự nhầm lẫn và ông chú trọng nghiên cứu biểu hiện này.

Qua phân tích sự nhầm lẫn, quên, Freud cho rằng đó là kết quả của sự can thiệp giữa ý hƣớng và ý hƣớng bị can thiệp [xem: 46; 196 – 198].

Nói cách khác, trong quá trình hoạt động tâm lí trong con ngƣời thƣờng xảy ra mâu thuẫn giữa vô thức và ý thức, hai lực lƣợng này ràng buộc nhau, xung đột với nhau, kết quả sự thoả hiệp hai xung đột này sinh ra nhầm lẫn.

42

Phân tích sự nhầm lẫn thƣờng ngày vạch rõ hơn nữa sự tồn tại của vô thức, nó chứng tỏ vô thức không chỉ tồn tại trong ngƣời bị mắc bệnh tâm thần, trong giấc mơ, mà còn len lỏi trong trạng thái tâm lí của mọi ngƣời.

Nhƣ vậy, phát hiện ra bên dƣới hoạt động tƣ duy có ý thức của con ngƣời còn có một loại tồn tại gọi là vô thức có vai trò rất quan trọng trong quan niệm về con ngƣời mà phân tâm học của Freud đã cống hiến. Hơn nữa, Freud còn khẳng định: "sự công nhận rằng có những hoạt động tinh thần vô thức sẽ mở cho khoa học một hƣớng đi mới có tính chất quyết định"[44; 11 -

12]. Quan điểm mới, hƣớng đi mới mà Freud đề cập chính là phản đối việc coi con ngƣời là một thực thể duy lí của chủ nghĩa thực chứng.

Freud nhấn mạnh vô thức và cho rằng vô thức là bản năng cơ bản, là sức đẩy bên trong của tâm lí con ngƣời. Động cơ của bản năng ấy là tính dục nguyên thuỷ. Quan niệm về dục tính (Sexvalitê) trong phân tâm học của Freud không đơn giản chỉ nói đến sự giao hợp thông thƣờng về thể xác giữa hai cá nhân, mà nội dung của khái niệm tính dục đƣợc đề cập ở khía cạnh rộng hơn mà chúng ta gọi là tình yêu với tất cả sự phong phú đa dạng của nó. Trong tồn tại ngƣời, tình yêu nam nữ, tình yêu bạn bè, tình yêu thƣơng giữa những ngƣời thân, tình yêu với chính mình, tình yêu, nỗi khát vọng về những lí tƣởng, những đam mê khác nhau của mỗi con ngƣời trong đời sống... Chính vì thế khái niệm dục tính của Freud ngoài là tính dục, còn có thể đƣợc hiểu là dục vọng hay tình dục [xem 8; 46 - 47].

Đặc tính chung nhất, đồng thời cũng là mục đích của mọi hành vi tình dục là những khoái cảm, sự dễ chịu, là giây phút sung sƣớng trong sự thoả mãn. Phân tâm học gọi sự sƣớng trong thoả mãn tình dục là khoái cảm. Nó gồm những cảm xúc đặc biệt, cảm xúc mạnh, đỉnh cao của mọi cảm xúc. Khoái cảm có sức mạnh to lớn, nó tạo cho con ngƣời một trạng thái tinh thần, một trạng thái tâm lí hƣng phấn cao, tạo nên sự thăng hoa trong mỗi tâm hồn, một bƣớc nhảy vọt về nhân cách.

43

Năng lƣợng của tình dục đƣợc Freud gọi là libido. Tất cả những thúc đẩy tâm sinh lí đều quy về một lực duy nhất là năng lƣợng tình dục (libido). Nó là bản năng quan trọng nhất trong số các bản năng, là động lực quan trọng nhất trong số các động lực làm cho con ngƣời hoạt động hƣởng thụ, sáng tạo, truyền chủng... và để duy trì tạo sự cân bằng cho mọi hoạt động của mình.

Freud cho rằng, mỗi giai đoạn phát triển tính dục, năng lƣợng tình dục lại hƣớng vào các vùng khác nhau trong cơ thể con ngƣời. Có 3 vùng nhƣ vậy, vùng thứ nhất là vòm miệng, khu động dục là miệng và môi. Vùng thứ hai là hậu môn, khu động dục là hậu môn, vùng và giai đoạn thứ ba là giai đoạn sùng bái bộ phận sinh dục nam giới, khu động dục là bộ phận sinh dục, chính ở giai đoạn này tuổi nhi đồng đã kinh qua bƣớc chuyển từ "yêu mình" sang "yêu ngƣời khác".

Tập trung phân tích đời sống tình dục của trẻ em và thông qua đó Freud giúp mọi ngƣời hiểu đầy đủ hơn đời sống tình dục của ngƣời trƣởng thành. Những kỉ niệm của đời sống tình dục trẻ em thƣờng bị quên lãng ở tuổi dậy thì do cấm đoán của xã hội, bị dồn vào trong vô thức. Nó quay trở lại vào tuổi trƣởng thành và nhiều khi gây ra tội lỗi mà xã hội không ngờ tới. Đó là tình yêu đối với mẹ đã có ngay từ khi còn bé với lòng ích kỉ ghen tuông kì lạ trong mỗi ngƣời mà phân tâm học gọi là mặc cảm Ơdip hay mặc cảm Elextra [19; 192 - 205]. Loại tình cảm này ảnh hƣởng rất lớn tới sự trƣởng thành của trẻ em, phải giải quyết nó thoả đáng, thì cá tính của trẻ em mới có thể phát triển đƣợc.

Đứng về mặt lí luận, Freud đã đƣa ra 3 nguyên tắc của lí thuyết tình dục: một là nguyên tắc kích động (sự phát động thúc đẩy để hình thành các ƣớc vọng, những ham muốn); hai là nguyên tắc khoái cảm (mong muốn đƣợc đáp ứng, thoả mãn những khát vọng); ba là nguyên tắc thực tại (việc điều tiết ham muốn bản năng của cái tôi với điều kiện sống của xã hội). Freud đã kết hợp miêu tả về các giai đoạn phát triển tính dục với phân tích sự hình thành

44

của nhân cách con ngƣời. Ông thừa nhận sự phát hiện thứ hai này của ông so với sự phát hiện ra cái vô thức càng làm cho mọi ngƣời chán ghét, đó là bộ phận bị chống đối mãnh liệt nhất trong lí luận phân tâm học.

Trong các tác phẩm thời kì sau Freud đã ứng dụng rộng rãi hai phát hiện lớn của ông vào các lĩnh vực lịch sử và xã hội. Một mặt nó còn tác dụng làm cho lí luận của ông ngày càng "triết học hoá"; mặt khác lại làm cho lí luận của ông trở nên hoang đƣờng, thiếu căn cứ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các tác phẩm Tự ngã, bản ngã, Văn minh và bất mãn, Freud đã nghiên cứu quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Từ đó, ông chỉ ra nguồn gốc của văn minh nhân loại. Theo Freud, giữa xã hội và cá nhân tồn tại xung đột tất nhiên, lịch sử của nhân loại chính là lịch sử bản năng bị áp chế, xã hội văn minh bắt nguồn từ sự áp chế đối với bản năng, dục vọng và sự "thăng hoa" vô thức. Xuất phát từ nhu cầu giải thích hiện tƣợng xã hội ở thời kì sau này, Freud tiến hành xem xét bổ sung một số lí luận thời kì đầu của ông. Những sửa đổi và mở rộng quan trọng nhất là xem xét lại kết cấu nhân cách, khái niệm về sự thăng hoa, siêu tôi và ý thức...

Toàn bộ nhân cách đƣợc Freud chia làm 3 phần: cái vô thức (phi Ngã), cái ý thức (Ngã) và siêu thức (siêu Ngã). Phi Ngã chính là cái vô thức, nó là cái nguyên thuỷ chứa đựng đầy bản năng và bị áp chế.

Cái Ngã lại phải chịu trách nhiệm va chạm với thế giới bên ngoài (điều kiện sống bình thƣờng của con ngƣời, nên cái Ngã thƣờng xuyên bị đặt vào một tình thế hết sức dễ bị tổn thƣơng: "bị tác động bởi những xung động bản năng phát ra từ cái ấy, bị chỉ huy bởi cái siêu tôi, thậm chí bởi những ý định vô thức của nó nhằm giải quyết những xung đột bị kiểm duyệt trong cả thời gian khi tỉnh thức, bị buộc phải đối xử với thế giới tàn bạo, hào nhoáng, hấp dẫn nhƣng thƣờng là hung ác mà con ngƣời phải sống trong đó, nên cái tôi thƣờng xuyên bị tổn thƣơng” [38; 202]. Nhƣ vậy phi Ngã luôn muốn dựa vào nguyên tắc khoái lạc để đƣợc thoả mãn.

45

Cái Ngã là bộ phận trong cấu trúc tâm thần để tiếp xúc với thế giới bên ngoài, giữ vai trò điều tiết, sự cấm đoán, kìm hãm của siêu Ngã với bản năng.

Siêu Ngã là những quy tắc, chuẩn mực, thiết chế văn hoá của xã hội. Nó chi phối cái Ngã bằng lý tính và lƣơng tri, khuyến khích cái Ngã áp chế, dồn nén cái phi Ngã.

Freud cho rằng quan hệ lẫn nhau giữa cái phi Ngã, cái Ngã và siêu Ngã là quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Phi Ngã theo đuổi những nhu cầu thƣờng không phù hợp với xã hội và nền văn hoá. Xã hội lại giúp siêu Ngã áp chế bản năng dục vọng riêng của cá nhân. Toàn bộ xã hội là hệ thống những cấm đoán và hạn chế, nó luôn luôn từ bên ngoài gây áp lực đối với việc căn cứ vào nguyên tắc khoái lạc chi phối sự xung đột của bản năng dục vọng vô thức về hoạt động của con ngƣời [xem 4; 19].

Bản năng dục vọng bị áp chế mà không đƣợc thoả mãn sau khi bị chèn ép xuống lĩnh vực phi Ngã, để bảo tồn năng lƣợng tâm lí của mình bằng hình thức bị áp chế, phi Ngã luôn luôn muốn thông qua con đƣờng quanh co để thoả mãn. Một trong những con đƣờng đó là sự thăng hoa và đƣợc biểu hiện

Một phần của tài liệu Con người và văn hóa trong phân tâm học Freud (Trang 40)