7. Kết cấu của luận văn
2.4. Một số đánh giá khái quát về tƣ tƣởng con ngƣời và văn hoá trong
trong phân tâm học Freud
Ngay từ khi xuất hiện, phân tâm học đã gây sự chú ý đặc biệt. Với sự ra đời của hiệp hội phân tâm học quốc tế, chứng tỏ phân tâm học cũng đƣợc mọi ngƣời quan tâm ủng hộ. Tuy nhiên, cũng không ít ngƣời hoặc là hoài nghi, hoặc là không ủng hộ ở điểm này hay điểm khác. Thật ra, trên thế giới, ý kiến đánh giá về Freud rất phức tạp. Nhà tâm lý học hành vi B.F.Skinner đã kịch liệt phản đối phân tâm học, cho nó là thứ huyền thoại siêu hình. Các nhà phân tâm học theo ông, là một lũ “đồng bóng hiện đại”, nói họ đang chữa chạy, nhƣng thực ra là đang dày vò, tàn hại bệnh nhân, không phải bệnh nhân cần đến họ, mà chính quan niệm về nghề nghiệp của họ cần có nhiều con bệnh tâm thần. Có nhà khoa học tự nhiên cho rằng: phân tâm học là “trò bịp bợm điên cuồng và ghê ngƣời nhất của thế kỉ XX”. Có nhiều ngƣời còn đe doạ bắt ông bỏ tù, có ngƣời lên án cho rằng Freud là kẻ phạm tội lớn nhất đối với nền văn minh châu Âu. Bên cạnh đó, có một số ý kiến không nhỏ lại cho rằng,
80
phát minh của Freud có thể đặt ngang hàng với thuyết tƣơng đối của Einstein. Thomas Mann đã từng nói: “Tôi hoàn toàn tin chắc răng có một ngày ngƣời ta phải thừa nhận trong sự nghiệp mà Freud cống hiến cả đời mình có một trong những viên đá tảng quan trọng nhất để xây dựng nên một nền nhân loại học mới... Học thuyết phân tâm học có khả năng biến đổi thế giới. Với học thuyết đó, một tinh thần ngờ vực trong sáng đã đƣợc gieo rắc trên thế giới, một sự ngờ vực với những che dấu và những mƣu mô của tâm hồn, một sự ngờ vực để lột mặt nạ những mƣu mô che dấu nó. Một khi tinh thần ấy đƣợc thức tỉnh thì nó sẽ không bao giờ biến mất đƣợc nữa...” [trích theo: 39]. Phân tâm học là một thuyết hoàn chỉnh, đóng vai trò nền tảng, chìa khoá quyết định đối với các lý thuyết xã hội. Phát minh của ông đã làm đảo lộn quan niệm về bản chất cao quý của con ngƣời, đƣa con ngƣời về với thực tại. Có thể nói, những năm 50, 60, khi mới xuất hiện, các cuộc tranh luận gần nhƣ đƣợc coi là “thánh chiến”. Từ 1960 cuộc tranh luận vẫn sôi nổi nhƣng đỡ gay gắt hơn và dần có sự đánh giá thoả đáng hơn. Thí dụ nhƣ ý kiến của Phrilende: “Xét về quan điểm chính trị - xã hội, S. Freud là một học giả có khuynh hƣớng tự do chủ nghĩa, chứ không hề là một phần tử phản động loại bảo thủ. Freud chỉ muốn chứng minh trong tiềm thức của những con ngƣời tƣ sản cùng thời với ông có bản tính ác, nó dẫn con ngƣời đến những dục vọng ích kỉ vô hạn độ và sùng bái phiến diện nguyên tắc hƣởng lạc. Ông toan xây dựng một con đê ngăn chặn những lối thoát của những tình cảm vô cùng tai hại đối với con ngƣời và xã hội” [26; 326]
Thực ra, Freud không hề là ngƣời theo chủ nghĩa phát xít mà còn là nạn nhân của nó. Chính quyền phát xít từng ra lệnh thiêu huỷ toàn bộ trƣớc tác của ông. Mọi ngƣời gán cho ông theo chủ nghĩa hoan lạc nhƣng thực tế ông lại xem cuộc đời con ngƣời nhƣ chốn đau khổ bởi những nguyện vọng bị cấm đoán, ngăn cản.
81
Các cuộc tranh luận về phân tâm học của Freud luôn sôi nổi là một điều dễ hiểu vì phân tâm học đã đụng đến hai vấn đề xƣa nay vẫn gây nên những xúc động to lớn: tính dục và cái chết. Hai vấn đề này đƣợc coi là cấm kị trong xã hội tƣ bản vì những cấm kị tình dục trong đạo Kito vẫn đƣợc bảo vệ và những thành tựu mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đầu thế kỷ XX mang lại tƣởng nhƣ đã đẩy lùi đƣợc cái chết. Thế mà Freud lại đƣa ra và coi nó là trọng tâm của học thuyết của mình.
Thực ra, mỗi một học thuyết khi ra đời đều có những mặt mạnh, mặt yếu, không có một học thuyết nào có khả năng trở thành bá chủ tất cả, hoặc trở thành chính thống cả. Nghiên cứu quan điểm con ngƣời và văn hoá trong phân tâm học Freud, tác giả mạnh dạn rút ra một số giá trị và hạn chế trong quan điểm của ông.