Những nguyên tắc đạo đức là cơ sở để nhận thức về “tự do”

Một phần của tài liệu Quan niệm về tự do trong đạo đức học của I KANT (Trang 34)

Trong Chương 1, chúng ta đã nói về những nguyên tắc đạo đức của Kant, đó là sản phẩm thuần túy tiên nghiệm của lý tính, không có bất kỳ sự pha trộn nào với những dữ kiện cảm tính. Chúng được thiết lập với mục đích cưỡng chế ý chí của con người trước sự cám dỗ từ những "ham thích sinh lý" và động cơ cảm tính bên ngoài. Vì thế, mọi người thường hiểu đây là những nguyên tắc giới hạn "tự do" hay trói buộc con người vào những khuôn khổ nhất định nào đó. Song, hoàn toàn ngược lại, Kant coi những nguyên tắc này là phương tiện duy nhất biểu tả về "tự do" vốn không có bất kỳ dữ kiện nào có thể trực quan. Hay, đó chính là cơ sở dẫn dắt con người nhận thức về "tự do". Nếu như vậy, chúng ta hãy tìm hiểu xem ông quan niệm như thế nào về "tự do"?

Để giải đáp câu hỏi này, trước hết, chúng ta hãy quay trở lại với ý tưởng của Kant trong bài viết Câu trả lời cho câu hỏi: thời kỳ Khai Sáng là

gì?

Trong bài viết này, Kant chủ yếu nói đến sự cần thiết phải giải phóng con người ra khỏi sự nô dịch của người khác về trí tuệ hay tinh thần, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo. Ông bắt đầu bài viết bằng việc chỉ ra rằng, hầu hết mọi người đều chưa thực sự trưởng thành về mặt trí tuệ; điều đó thể hiện ở chỗ, họ không thể sử dụng trí tuệ của bản thân mà không có sự chỉ dẫn của người khác. Kant ví con người như những con vật nuôi đã được thuần hóa và sống trong sự bảo hộ của người chủ, họ không cần phải suy nghĩ hay tính toán về bất cứ điều gì trong cuộc đời của mình, bởi vì người chủ đã làm thay công

việc đó cho họ. Ông viết: “… những người bảo hộ đặt con người trong sự giám sát của họ, sau đó họ sẽ thực hiện công việc thuần hóa những con vật nuôi không biết nói và bảo vệ chúng khỏi mọi sự nguy hiểm” [16, pg. 17]. Kant cho rằng, lối sống thụ động như vậy đã trở thành bản chất tự nhiên trong con người và khó có thể thay đổi. Ngay cả khi con người cố gắng để tự bước đi bằng đôi chân của chính mình thì, đó “vẫn chỉ là thực hiện những bước nhảy không chắc chắn qua một con mương nhỏ hẹp mà thôi, bởi vì con người chưa thể quen với sự tự do như vậy” [16, pg. 17]. Vì thế, con người đã phải sống suốt một thời gian dài mà không được làm chủ trí tuệ của bản thân, tức không có "tự do" về trí tuệ hay tinh thần; thậm chí, họ không nhận thức được rằng họ đang sống một cách thụ động. Đó cũng là lý do vì sao Kant khẳng định rằng, con người cần phải được khai sáng. Ông viết: “thời kỳ Khai Sáng là khi con người xuất hiện trong một cộng đồng nhỏ tự trị. Trong cộng đồng đó, con người không có khả năng sử dụng trí tuệ của mình nếu không có sự chỉ dẫn của người khác. Nguyên nhân không phải là ở chỗ thiếu sự hiểu biết mà là ở chỗ thiếu sự quyết tâm và cố gắng để sử dụng trí tuệ của mình mà không cần đến sự chỉ dẫn của người khác” [16, pg. 17]. Theo ông, thời kỳ Khai Sáng bắt đầu là nhờ vào số ít người trong đám đông thụ động đã nhận ra sự cần thiết phải giải phóng bản thân khỏi sự bảo hộ của người khác để tự mình có thể “bước đi một cách tự tin ”, tức là có thể sử dụng trí tuệ để tự quyết định về cuộc đời và số phận của mình. Ông viết: “có một vài nhà tư tưởng độc lập giữa những người bảo hộ đã được định sẵn cho đám đông, đó sẽ là những người mà đưa chính họ thoát khỏi sự ràng buộc với cộng đồng nhỏ bé, và sẽ phổ biến tinh thần của lý trí và kêu gọi mỗi cá nhân hãy tự suy nghĩ về chính bản thân” [16, pg. 18]. Vì thế, “phương châm của thời kỳ Khai Sáng là: hãy cố gắng sử dụng trí tuệ của bản thân mình” [16, pg. 17]. Với phương châm đó, ông còn khẳng định rằng, thời kỳ Khai Sáng đã mang lại

một thành tựu to lớn mà trước đó con người chưa được biết đến - "tự do trí tuệ" hay “tự do tinh thần”. Ông viết: “Thời kỳ Khai Sáng không đòi hỏi cái gì khác ngoài sự tự do, bất cứ cái gì cũng trở nên ít có hại nhất nếu nó được gọi là sự tự do: cụ thể là, sự tự do tạo nên sự sử dụng phổ biến lý trí của con người” [16, pg. 19].

Như vậy, ngay từ bài viết Câu trả lời cho câu hỏi: thời kỳ Khai Sáng

là gì?, Kant đã trực tiếp nói đến "tự do" của con người trong việc sử dụng trí

tuệ của bản thân mà không cần đến sự chỉ dẫn hay sự áp đặt từ những quyền lực bên ngoài. Với ông, đó chính là sự giải phóng con người về mặt trí tuệ hay tinh thần.

Tuy nhiên, Kant không chỉ quan tâm đến việc giải phóng trí tuệ hay tinh thần của con người, mà ông còn bàn luận đến việc con người có thể sử dụng trí tuệ của mình như thế nào? Theo ông, “việc sử dụng phổ biến lý tính của một người nào đó phải luôn luôn là tự do, và chỉ duy nhất nó có thể tạo nên sự Khai Sáng cho con người; còn việc sử dụng riêng tư lý tính của một người nào đó thường là sự giới hạn chặt hẹp nếu không thì nó cũng sẽ cản trở đến sự phát triển của sự Khai Sáng. Tuy nhiên, việc sử dụng công khai lý tính của một người nào đó thì tôi hiểu rằng đó là sự sử dụng khiến cho họ trở thành một học giả trước khi toàn thể công chúng trở thành những người đọc; còn việc sử dụng riêng tư lý tính của một người nào đó thì đó là việc họ bị biến thành những người đảm nhận những công việc mà bản thân họ được giao phó” [16, tr19]. Như vậy, với Kant, con người cần phải sử dụng trí tuệ của mình giống như “một học giả” trước toàn thể công chúng, tức là có khả năng sáng tạo những giá trị phổ quát và có sức sống lâu bền trong lòng công chúng. Với luận điểm này, chúng ta thấy, ông cũng như nhiều học giả khác của thời kỳ Khai Sáng đã cổ vũ nhiệt tình cho sức mạnh sáng tạo của trí tuệ con người; thậm chí, họ còn tin rằng, với sức mạnh sáng tạo đó, con người có thể làm

được tất cả. Vì thế, trong quan niệm của ông, con người của thời kỳ Khai Sáng không còn là con người tuân theo sự chỉ dẫn của người khác, mà là con người có khả năng làm chủ chính mình và chỉ tuân theo những gì do trí tuệ của mình tạo ra. Cũng vì thế, “sự tự do tinh thần” mà ông đề cập đến trong

Câu trả lời cho câu hỏi: Thời kỳ Khai Sáng là gì? không chỉ được hiểu đơn

thuần là việc giải phóng trí tuệ con người ra khỏi sự áp đặt của xã hội, mà đó còn là việc thúc đẩy con người sử dụng trí tuệ để kiến tạo cuộc sống của bản thân cũng như sáng tạo những giá trị phổ quát cho nhân loại.

Ý tưởng về “tự do tinh thần” như vậy đã được Kant kế thừa từ Rousseau. Hay, có thể nói rằng, chính Rousseau đã giúp Kant nhận ra giá trị của “tự do tinh thần” nơi con người.

Bây giờ, chúng ta hãy trở lại với Bàn về khế ước xã hội để tìm hiểu

quan niệm của Rousseau về khái niệm này.

Rousseau bắt đầu tác phẩm bằng việc tìm hiểu về con người và quyền của con người. Ông nhận thấy rằng, “tự do là bản chất của con người”, hay đó là quyền thiêng liêng mà tạo hóa ban cho con người khi con người xuất hiện trên thế gian này. Theo ông, đó trước hết là tự do về thân xác - tự do tồn tại, tiếp đó là tự do về tinh thần - tự do sử dụng trí tuệ của bản thân. Ông viết: “Lần đầu tiên của tự do là mỗi người phải được chăm lo cho sự tồn tại của mình. Những điều quan tâm đầu tiên là quan tâm đến bản thân. Ở tuổi lý trí, con người phải tự mình định đoạt các phương tiện sinh tồn của mình, và

do đó tự mình làm chủ lấy mình” [12, tr. 53]. Vì thế, nếu con người bị tước

đoạt mất quyền thiêng liêng này, con người không chỉ mất tự do về thân xác mà còn bị tước đoạt về “nhân phẩm” hay giá trị làm người của chính mình. Cũng vì thế, Rousseau cho rằng, việc bảo vệ quyền tự do là một việc làm có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với mỗi cá nhân nói riêng, mà còn đối với loài người nói chung.

Với nhận thức đó, Rousseau đã lên án “trạng thái tự nhiên”. Theo ông, đó là trạng thái mà con người bị “nô lệ” về tinh thần, chứ không phải về thể xác. Ông viết: “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích - Có kẻ tưởng mình là ông chủ mà thật ra còn nô lệ hơn cả tôi tớ” [12, tr. 52]. Rousseau cho rằng, sự “nô lệ” về tinh thần này thể hiện ở chỗ, con người không có khả năng sử dụng trí tuệ để tư duy và quyết định về cuộc đời cũng như số phận của mình, mà luôn chịu sự áp đặt từ những quyền lực bên ngoài. Ông cũng cho rằng, toàn thể dân chúng đang phải sinh tồn trong trạng thái bị “nô lệ” như vậy. Nói cách khác, họ đang bị tước đoạt quyền tự do vốn thuộc về bản chất tự nhiên của chính mình. Vì thế, ông kêu gọi mọi người hãy giải phóng bản thân ra khỏi tình trạng “nô lệ” đó. Ông viết: “…khi nhân dân bị cưỡng bức mà lại biết phục tùng, họ làm thế là phải; nhưng nếu có thể hất cái ách áp bức đó thì còn hay hơn nữa; vì thế họ giành lại tự do mà họ vốn có quyền được hưởng” [12, tr. 52]. Tuy nhiên, với Rousseau, con người “trong trạng thái tự nhiên” không chỉ là “nô lệ” của những quyền lực bên ngoài, mà còn là “nô lệ” của “dục vọng” của bản thân. Theo ông, “dục vọng” chính là nguyên nhân của những cuộc chiến tranh giữa con người với con người nhằm thỏa mãn lòng vị kỷ của bản thân. Do đó, con người cũng cần phải được giải phóng khỏi sự chi phối của “dục vọng”.

Nhận thức được tình trạng “nô lệ” của con người trong “trạng thái tự nhiên”, Rousseau đã cố công tìm kiếm cách thức giải phóng con người ra khỏi tình trạng đó. Đó chính là việc mọi người cùng nhau kí kết một bản “công ước xã hội”. Bởi lẽ, ông cho rằng, “công ước xã hội” là sự thể hiện “ý chí chung” của mọi thành viên trong xã hội, nhờ đó, “mỗi thành viên trong khi khép mình vào tập thể, dùng sức mạnh tập thể, vẫn được tự do đầy đủ như trước, vẫn chỉ tuân theo chính bản thân mình” [12, tr. 67]. Về bản chất, “công ước xã hội” chính là việc con người tự “đặt mình và quyền lực của mình dưới sự điều

khiển tối cao của ý chí chung” (Bàn về khế ước xã hội, tr68), nhờ đó, con người không phải phục tùng bất kỳ ai hay bất kỳ thế lực nào, mà chỉ phục tùng những gì do lý tính của chính mình thiết tạo, tức là được tự do. Ông viết: “Con người dân sự còn có tự do tinh thần khiến anh ta trở thành người chủ thật sự của chính mình; vì rằng làm theo kích thích của dục vọng là nô lệ, mà tuân theo quy tắc tự mình đặt ra là tự do” [12, tr. 74]. Như vậy, “công ước xã hội” của Rousseau đã chuyển con người từ “trạng thái tự nhiên” sang “trạng thái xã hội dân sự” và mang lại cho con người “tự do trí tuệ” hay “tự do tinh thần”, tức là việc con người có thể sử dụng trí tuệ để tự kiến tạo cuộc sống của bản thân nói riêng và xã hội loài người nói chung.

Đến đây, chúng ta có thể hiểu về “tự do tinh thần” trong quan niệm của Rousseau như sau: trước hết, đó là việc giải phóng ý chí con người ra khỏi những “dục vọng” của bản thân và sự áp đặt của những quyền lực bên ngoài. Hơn thế, nó còn có nghĩa là việc mang lại cho con người quyền được sử dụng trí tuệ để kiến tạo cuộc đời và số phận của bản thân nói riêng và xã hội loài người nói chung. Ông viết: “Hành vi liên kết” mọi người “sẽ tạo nên một cơ thể tinh thần chung, gồm bao nhiêu thành viên thì có bấy nhiêu tiếng nói trong một hội đồng; mỗi thành viên nhận được sự nhất trí của mình trong hành vi liên kết đó, họ tìm thấy cái tôi tập thể, tìm thấy cuộc sống và ý chí của mình trong tập thể” [12, tr. 68].

Theo đó, chúng ta cũng có thể nói rằng, “sự tự do tinh thần” của Rousseau đã mang lại cho con người “những lợi thế lớn hơn: năng khiếu được vận dụng và phát triển, tư tưởng mở rộng ra, tình cảm cao quý thêm, tâm hồn được nâng lên đến mức mà ví phỏng hoàn cảnh hiện tại có hạ anh xuống kém hơn hoàn cảnh trước kia, thì anh vẫn cứ phải cảm tạ cái thời điểm dứt anh ra khỏi giới động vật ngu muội và hạn chế để vĩnh viễn trở thành loài thông minh, thành một con người” [12, tr. 73], tức là mang lại cho con người quyền được

sống với đầy đủ giá trị làm người của một con người. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan niệm của ông cho rằng, nếu con người “từ bỏ tự do của mình là từ bỏ phẩm chất con người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người” [12, tr. 59].

Kant đã kế thừa toàn bộ quan niệm về “tự do tinh thần” này của Rousseau và vận dụng nó vào trong đạo đức học của ông. Đồng thời, Kant cũng học hỏi ở Rousseau thái độ tôn trọng đối với “nhân cách con người”. Thái độ đó được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm đạo đức học sau này của ông.

Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu xem Kant đã sử dụng những nguyên tắc đạo đức (nguyên tắc luân lý) để biện luận về “tự do tinh thần” như thế nào?

Kant bắt đầu những luận giải của mình về “tự do” bằng việc xét hỏi, cái gì có thể giúp con người nhận thức về “tự do”? Và, ông nhận ra rằng, “chính quy luật luân lý được ta ý thức một cách trực tiếp (khi ta đề ra cho ta các châm ngôn của ý chí) mới là cái đầu tiên xuất hiện ra cho ta và trực tiếp dẫn ta đi đến khái niệm về sự tự do, trong chừng mực lý tính diễn tả nó như một cơ sở quy định không phải bị đè nặng bởi bất kỳ điều kiện cảm tính nào, trái lại hoàn toàn độc lập với chúng” [7, tr. 55]; “… chính luân lý hay đạo đức là cái đầu tiên phát hiện ra cho ta khái niệm về tự do” [7, tr. 55];“sự tự do và quy luật thực hành vô - điều kiện hàm ngụ lẫn nhau một cách tương hỗ” [7, tr. 54]. Trên cơ sở đó, Kant khẳng định rằng, con người hoàn toàn có thể nhận thức về “tự do” mà không cần phải đi ra khỏi bản thân cũng như không cần đến bất kỳ một sự hỗ trợ nào từ những dữ kiện kinh nghiệm. Ông cho rằng, những nguyên tắc đạo đức có thể trở thành cơ sở dẫn dắt con người nhận thức về “tự do” của chính mình là vì, trước hết, những nguyên tắc này có đầy đủ khả năng để đảm nhận nhiệm vụ giải phóng ý chí của con người ra khỏi mọi sự chi phối của những “ham thích sinh lý” và những yếu tố cảm tính bên ngoài, nhờ đó,

con người có thể tự làm chủ bản thân trong mọi tình huống; hơn nữa, đó lại là những nguyên tắc cơ bản chỉ dẫn cho ý chí thực hiện năng lực sáng tạo của nó - tự thiết lập nguyên tắc cưỡng chế chính bản thân nó. Ông còn cho rằng, bản thân những nguyên tắc đạo đức chính là cơ sở biện minh chắc chắn và rõ ràng nhất về “tính thực tại khách quan” (tính hiện thực) của “tự do”, vì thế, “tự do”

Một phần của tài liệu Quan niệm về tự do trong đạo đức học của I KANT (Trang 34)