Lễ là những quy định về nghi thức tế lễ

Một phần của tài liệu Phạm trù lễ của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam hiện nay (Trang 28)

Lễ bái là việc mang ý nghĩa tôn giáo nhưng nó không chỉ là những nghi thức có tính hình thức như tế lễ phải có lễ vật hương hoa khấn bái “Lễ ư, phải đâu ngọc và lụa” mà thông qua tế lễ biểu hiện tấm lòng, tình cảm của người

đang sống, của thế hệ sau với những người đã khuất như tổ tiên, ông bà, cha mẹ, quỷ thần tế lễ thể hiện tình cảm thương xót nhớ nhung sự kính trọng biết ơn của những người đang sống thừa hưởng những gì mà người đã khuất để lại. Tế lễ phải thể hiện được những thái độ và tình cảm ấy cho nên “tế thần như thần tạ” thái độ đó phải thật sự xuất phát từ tấm lòng chứ không chỉ là hình thức bên ngoài. Tế lễ là lấy bụng thành thực cung kính đối với tổ tiên quỷ thần: “phù tế giả, phi vật tự ngoại trí giả dã, tự trung suất, sinh ư tâm giã: nghĩa là tế là không phải cái vật ở ngoài đến, tự trong bụng ra, ở tâm sinh ra vậy” (Lễ ký: tế thống, XX ). Trong khi tế tự cha mẹ tổ tiên lúc nào người ta cũng tưởng nghĩ đến luôn trước ba ngày tế đã trai giới để bụng chăm chăm vào việc tế, đến ngày tế thì thật hình như đã trông thấy cha ông tổ tiên. Sách “Lễ ký” thiên Tế nghĩa nói rằng: trai tri nhật, tư kỳ cư sử, tư kỳ tiếu ngữ, tư kỳ chí ý, tư kỳ sở lạc, tư kỳ sở thị. Trai tam nhật nãi kiến kỳ sở vi trai giả. Tế tri nhật, nhập thất, ái nhiên tất hữu kiến hồ kỳ vị, chu hoàn xuất hộ, túc nhiên tất hữu văn hồ kỳ dung thanh, xuất hộ nhi thính, khái nhiên tất hữu văn hồ kỳ thán tức chi thanh: người trai giới thì nghĩ đến cách cư xử, nghĩ đến cách cười nói, nghĩ đến ý chí, nghĩ đến cái vui, nghĩ đến cái muốn của cha ông tổ tiên. Trai giới được ba ngày mới thấy rõ được thế nào là trai giới. gày tế, bước vào đến nhà thì mình phảng phất hình như trông thấy ở ngai thờ, lúc thong thả đi ra ngoài cửa thì mình kính cẩn hình như nghe thấy tiếng, trông thấy dáng điệu, lúc ra ngoài cửa rồi thì mình băn khoăn hình như nghe tiếng than thở”. Sau này do có ảnh hưởng của các tôn giáo khác như đạo giáo, đạo phật và tín ngưỡng cổ truyền mà việc tế lễ còn mang tính chất của các tôn giáo khác, nó đã không còn mang ý nghĩa nguyên thủy.

Tăng tử nói “Thận trung truy viễn, dân đức quy hậu” nghĩa là thận trọng trong tang lễ cha mẹ và tế tự tổ tiên thì đức của dân sẽ thuần hậu. Thái độ kính cẩn trong tế lễ tổ tiên nó thể hiện tình cảm tốt đẹp của con người của

nghĩa tình xây dựng lên truyền thống đạo đức quý báu cho muôn đời con cháu mai sau. Chính vì ý nghĩa đó mà ho giáo quan tâm tới thái độ mỗi người trong tế lễ.

ới Khổng Tử, khi tế lễ phải kính cẩn nghiêm túc ông nói “Cư thượng bất khoan, vi lễ bất kính, lâm tang bất ai, ngô hà dĩ quan tri tạng” nghĩa là ở bậc trên mà không khoan nhượng, làm lễ mà không nghiêm túc sẽ gặp việc tang mà không bi thương hạng người đó còn gì cho ta xem xét nữa. Khổng Tử coi việc tế lễ như một hành vi thiêng liêng, nếu trong tế lễ có thái độ nghiêm túc kính cẩn đó là hành vi tốt thể hiện con người nhân nghĩa, đức độ. ếu trong tế lễ thái độ không nghiêm túc là con người không có nhân đức coi như bỏ đi không xét đến làm gì.

goài ra Khổng Tử còn quan tâm tới cả nghi thức, nghĩa vụ, bổn phận của mỗi con người khi tế lễ. Điều đó nghĩa là khi tế lễ phải đúng danh phận của mình, đúng những nghi thức, quy định mà xã hội đã đặt ra thì không được vi phạm nếu vi phạm thì sẽ là người thất lễ, tiếm lễ, tiếm quyền. ề việc này Khổng Tử nói đến Quý Thị là người dùng vũ “bát dật”, vũ của triều đình, trong khi đó đáng lý ra ông ta chỉ được dùng lễ “tứ dật” vì ông ta chỉ là quan đại phu nước Lỗ. Khổng Tử coi hành vi đó của Quý Thị là trái phép là tiếm lễ làm càn. Ông cho rằng Quý Thị làm được việc đó thì những việc khác kể cả những việc trong triều đình ông ta cũng có thể làm càn được. Một ví dụ khác vẫn là hành động tiếm lễ nhưng nó được biểu hiện bằng một việc làm khác của Quý Thị mà Khổng Tử coi đó là không được là hành vi phạm Lễ. úi Thái Sơn cao nhất nước Lỗ, việc tế thần núi là công việc của vua nước Lỗ nhưng Quý Thị chỉ là một quan đại phu nước Lỗ nhưng ông ta dám tế thần núi Thái Sơn. Thực ra sự quy định quyền hạn trong việc tế lễ chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của bản chất bên trong, đó là chế độ phân biệt đẳng cấp trong xã hội phong kiến đương thời sự phân biệt đẳng cấp được thể hiện trong mọi mặt của đời sống con người nó không chỉ biểu hiện về địa vị của mỗi con

người về chế độ bổng lộc đãi ngộ mà con người đó được hưởng mà nó còn thể hiện ra biết bao nhiêu sự phân biệt trong mọi sinh hoạt của cuộc sống đời thường cả về trang phục, phương tiện đi lại chế độ kẻ hầu người hạ iệc tế lễ là một hoạt động nhỏ trong muôn vàn hoạt động của con người.

Khổng Tử không chỉ quy định địa vị cho mỗi con người khi tế lễ mà còn quy định cả cách ăn mặc khi tế lễ. Cách ăn mặc trong lúc tang chế, ở chỗ triều đường hay khi đi trận mạc phải theo Lễ cũng là có ý để gây nên những tình cảm cho xứng đạo nhân. Một hôm Ai công nước Lỗ hỏi Khổng Tử: “Thân ủy chương phủ hữu ích ư nhân hồ: giải mũ và áo trương phủ có ích cho đạo nhân không? Khổng Tử nghiêm sắc mặt mà thưa: “Quân hồ nhiên yên! Thôi ma thư trượng giả, chí bất tồn hồ lạc, phi nhĩ phất văn, phục sử nhiên giã, phủ phất cổn miệng giả, dung bất tập mạng, phi tính căng trang, phục sử nhân giã, giới trụ chấp qua giả, vô thoái nọa chi khí, phi thể thuần mãnh, phục sử nhân giã: sao vua lại nghĩ thế! gười mặc áo sô gai chống gậy trí không để đến sự vui, không phải là tại không nghe thấy, vì y phục khiến như thế, người mặc cái phủ cái phất, áo cổn mũ miện, dáng điệu không nhờn, không phải là nguyên tính vốn trang nghiêm, vì y phục khiến như thế, người đội mũ trụ mặc áo giáp, cầm cây giáo, không có cái khí nhút nhát, không phải là thần thể vốn mạnh bạo, vì y phục khiến như thế” (Khổng Tử gia ngữ: Hiếu sinh, X). hững quy định không những có tính đẳng cấp mà còn trở thành không khí lễ nghĩa giúp cho việc xây dựng lên tập quán đạo đức để làm điều lành điều phải một cách tự nhiên. Sách Lễ ký thiên Đàn cung hạ chép chuyện Chu Phong thưa với Ai công nước Lỗ rằng: “Khư mộ chi giả, vị thi ai ư dân nhi dân ai, xã tắc tông miếu chi trung, vị thi kính ư dân nhi dân kính: ở chỗ mồ mả, chưa dạy dân phải thương mà dân tự nhiên có lòng thương ở chỗ xã tắc tông miếu chưa dạy dân phải kính mà dân tự nhiên có lòng kính”. Ở chỗ mồ mà thì có cái không khí bi ai, ở chỗ tông miếu thì có cái không khí tôn kính, ai đã hô

hấp cái không khí ấy thì rồi tự hóa theo mà không biết. Khổng Tử dùng Lễ để gây ra thành cái không khí đạo đức ấy.

Trong những quy định của Lễ trong việc tế lễ tang ma còn có cả thời gian để tang và cư tang. ề việc này sự quy định đó trong quan niệm lễ của Khổng Tử cho đến nay đã trở thành tập quán và có nhiều quy định mà mọi người chỉ cần bắt chước nhau mà làm còn nếu không làm thì sợ không đúng lễ, trái với tập quán và như vậy là trái với đạo đức cổ truyền sẽ bị nhân dân dị nghị chê cười như con phải để tang cha mẹ là ba năm vì Khổng Tử quan niệm cha mẹ đã có công nuôi dưỡng bồng bế ba năm lúc còn non nớt bởi vậy con cái phải để tang ba năm là để nhớ lại công ơn của cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng mình. goài việc đối với cha mẹ, Lễ còn quy định việc tang tế với các thành viên khác trong gia đình họ hàng.

goài thời gian cư tang còn quy định cách thức cư tang nhất là đối với cha mẹ, nhưng khi cha mẹ chết phải làm nhà tạm ở nơi chôn cất và ở đó ba năm. Ba năm này là ba năm chịu đựng không được tham gia bất cứ cuộc vui nào không được dự cưới không được nghe nhạc, không được uống rượi, không được ăn ngon, không được mặc đẹp không được đi giày dép. Dù là ở cương vị nào cũng phải chịu đựng như vậy kể cả việc quan cũng phải về nhà chịu tang cha mẹ. Đây là ba năm sầu muộn nghiêm khắc với bản thân, rộng lượng với kẻ dưới, cung kính với kẻ trên, để tỏ lòng thành kính với cha mẹ người đã sinh dưỡng ra mình. goài những tính chất trên Lễ của Khổng Tử còn có mục đích xây dựng cho con người một tình cảm tốt đẹp, một sự kính trọng biết ơn những người quá cố, những thần linh đã có nhiều ơn nghĩa với mình. Đây là thể hiện một nhân sinh quan giàu tính nhân đạo của Khổng Tử. Tuy nhiên, những quy định đó còn mang những khía cạnh tiêu cực.

Một phần của tài liệu Phạm trù lễ của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam hiện nay (Trang 28)