Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ NHBL

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển Ngân hàng bảo lãnh tại chi nhánh Thanh Trì ngân hàng TMCP Sacombank (Trang 77)

Đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ NHBL, trong đó, tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh.

Phát triển hơn nữa sản phẩm tín dụng tiêu dùng, cho vay tín chấp

Thị trường tín dụng tiêu dùng, cho vay tín chấp ở Việt Nam hiện nay vẫn còn rất sơ khai. Nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân ngày càng gia tăng do mức thu nhập và trình độ dân trí đang ngày một phát triển. Do đó, nhu cầu về vay vốn ngân hàng phục vụ cho mục đích tiêu dùng rất lớn. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng mới chỉ cung cấp các dịch vụ cho vay có tài sản đảm bảo, cầm cố, thế chấp. Cho vay tín chấp còn hạn chế. Để phát triển việc cung cấp sản phẩm tín dụng tiêu dùng đến với khách hàng, Sacombank cần mạnh dạn mở rộng sang các sản phẩm cho vay tín chấp, cho vay tiêu dùng trả góp theo mức lương.

Hiện nay, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán lương qua tài khoản của Sacombank tương đối lớn. Nếu áp dụng chính sách linh hoạt cho vay cán bộ nhận lương qua tài khoản tại Sacombank, hạn mức vay căn cứ theo mức lương hiện hưởng của mỗi cán bộ, thì sẽ phát triển tốt sản phẩm cho vay bán lẻ, đồng thời thu hút một lượng lớn khách hàng doanh nghiệp, các đơn vị hưởng lương Ngân sách Nhà nước thực hiện thanh toán lương qua tài khoản, tăng các cơ hội bán chéo sản phẩm.

Phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dùng, cho vay tín chấp là một hướng đi tất yếu của các ngân hàng cung cấp dịch vụ NHBL, đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập WTO, khi các ngân hàng nước ngoài cũng đang nhắm tới thị trường này.

Gia tăng tiện ích sản phẩm thẻ

Sản phẩm thẻ là một trong những sản phẩm ngân hàng bán lẻ thể hiện hàm lượng ứng dụng công nghệ cao và là một trong những sản phẩm thể hiện thế mạnh cạnh tranh của các ngân hàng bán lẻ. Tiện ích của thẻ, chất lượng dịch vụ thẻ được coi là một tiêu chí đánh giá về chất lượng dịch vụ bán lẻ, đồng thời cũng thể hiện trình độ ứng dụng công nghệ hiện đại của mỗi ngân hàng hiện nay.

Kinh doanh thẻ là một trong những thế mạnh của Sacombank trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay do tác động của thói quen thanh toán tiền mặt nên thẻ chủ yếu được sử dụng như một công cụ rút tiền mặt tại các máy ATM, các giao dịch thanh toán chuyển khoản giữa các tài khoản trong nội bộ hệ thống Sacombank chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng trị giá giao dịch thực hiện tại máy ATM, các giao dịch thanh toán hóa đơn cước sử dụng điện thoại, hóa đơn sử dụng nước còn hạn chế phạm vi sử dụng. Các giao dịch thanh toán hóa đơn hiện chỉ áp dụng ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Còn đại bộ phận ở các tỉnh, thành phố khác, thẻ chỉ được sử dụng như công cụ rút tiền mặt.

Trong thời gian tới Sacombank cần nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ nhằm gia tăng tiện ích của thẻ như: tiện ích thanh toán, đặc biệt là thanh toán, chi tiêu qua mạng phục vụ cho các giao dịch thanh toán online, hướng tới các khách hàng trong lĩnh vực thương mại điện tử, mua bán hàng qua mạng. Mở rộng tiện ích thanh toán hoá đơn điện nước, hoá đơn dịch vụ viễn thông trên toàn quốc. Cần liên

kết với các NHTM khác để phạm vi thanh toán bằng thẻ ATM tại các điểm chấp nhận thẻ được mở rộng, tạo sự thuận tiện cho khách hàng.

Để phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm phát huy hiệu quả và tính năng kỹ thuật của công nghệ mới, góp phần hạn chế giao dịch tiền mặt, Sacombank cần đẩy mạnh hợp tác sâu rộng với các đối tác nhằm triển khai các dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động bằng thẻ qua mạng lưới máy ATM trên toàn quốc. Bên cạnh đó là hợp tác với những đối tác cung cấp dịch vụ, hàng hoá qua mạng nhằm mở rộng cung cấp phương tiện thanh toán là sản phẩm thẻ trong thương mại điện tử tới khách hàng.

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Hoàn thiện quy trình các dịch vụ Internet banking, Home banking, đảm bảo an toàn cho khách hàng và ngân hàng, giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ. Nghiên cứu để hoàn thiện các dịch vụ thanh toán, gửi tiền, tất toán tài khoản... qua kênh Internet banking, cung cấp các tiện ích thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử. Cung cấp dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Cung cấp đầy đủ các sản phẩm ngân hàng điện tử.

Mở rộng dịch vụ kiều hối

Tăng cường thu hút nguồn kiều hối trên cơ sở phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động, các công ty dịch vụ kiều hối, tổ chức chuyển tiền ở nước ngoài, các ngân hàng đại lý nước ngoài. Có chính sách khai thác và tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua hệ thống ngân hàng như tặng quà khách hàng khi chuyển tiền kiều hối qua Sacomabank, ưu đãi về phí nhận tiền kiều hối. Triển khai dịch vụ chuyển tiền kiều hối tới tận nhà khách hàng.

Một chính sách hiệu quả nhất để có thể thu hút nguồn kiều hối là hợp tác trực tiếp với các công ty chuyên về hoạt động xuất khẩu lao động đi nước ngoài, ngân hàng tổ chức những buổi giới thiệu, tư vấn và hướng dẫn trực tiếp cho những người đi lao động về các hình thức chuyển tiền, thủ tục chuyển tiền, cách thức liên hệ với hệ thống ngân hàng tại nước ngoài, thủ tục nhận tiền của người hưởng tại Việt Nam. Cung cấp thông tin về dịch vụ và thủ tục sử dụng dịch vụ là yếu tố quan trọng để thu hút khách

hàng, đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền kiều hối, khi đối tượng khách hàng là lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hình thức xuất khẩu lao động.

Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới

Bên cạnh việc phát triển các dịch vụ truyền thống, cần triển khai cung cấp các dịch vụ mới, nhằm hướng tới đối tượng khách hàng hiện đại, năng động như dịch vụ uỷ thác đầu tư dành cho khách hàng cá nhân, dịch vụ quản lý kế hoạch hưu trí, dịch vụ cho thuê két sắt...đặc biệt là các dịch vụ tư vấn tài chính.

Các dịch vụ bảo hiểm: tăng cường bán chéo sản phẩm dịch vụ giữa ngân hàng và bảo hiểm, vì có tới 50% khách hàng sử dụng một sản phẩm duy nhất là tài khoản nhận lương.

Gói sản phẩm dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: bao gồm các dịch vụ cho vay, dịch vụ thanh toán, dịch vụ thanh toán lương, dịch vụ ngân quỹ...

3.2.5. Mở rộng mạng lưới và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối

Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có một trong những đặc tính là nhanh tàn lụi, không thể lưu trữ, nên việc xây dựng các kênh phân phối (mạng lưới bán hàng) trở thành một vấn đề hết sức trọng yếu trong kinh doanh ở các ngân hàng. Kênh phân phối là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng nắm bắt chính xác và kịp thời nhu cầu của khách hàng, qua đó, ngân hàng phải chủ động trong việc cải tiến, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.

Để mở rộng thị phần bán lẻ, ngân hàng cần phát triển các hình thức phân phối cùng nhiều tiện ích:

Kênh phân phối truyền thống. Bao gồm:

Hệ thống các chi nhánh, các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm… Xây dựng kênh phân phối truyền thống trở thành những trung tâm tài chính hiện đại, thân thiện với khách hàng, được tổ chức theo thiết kế không gian giao dịch chuẩn phục vụ khách hàng bán lẻ.

Kênh phân phối hiện đại. Bao gồm:

toàn do máy móc thực hiện, dưới sự điều khiển của các thiết bị điện tử. Nó có những ưu thế to lớn về chi phí giao dịch và tốc độ thực hiện nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Chi nhánh ít nhân viên: Chi nhánh ít nhân viên có vị trí quan trọng trong hệ thống ngân hàng, nhất là các chi nhánh lưu động. Ưu điểm của chúng là chi phí thấp, hoạt động linh hoạt.

Ngân hàng điện tử (E Banking): Phương thức phân phối này thông qua đường điện thoại hoặc máy vi tính. Nó cung cấp cho khách hàng rất nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí và thời gian, hoạt động được ở mọi lúc, mọi nơi. Các giao dịch được thực hiện thông qua các phương tiện giao dịch điện tử bao gồm: máy POS, cho phép khách hàng thực hiện thanh toán bằng thẻ một cách nhanh gọn ngay tại nơi mua hàng; máy ATM, hoạt động 24/24 giờ, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ như rút tiền mặt, chuyển khoản, vấn tin số dư và nhiều dịch vụ khác; ngân hàng qua điện thoại (Phone Banking), thông qua các nhân viên trực máy hoặc hộp thư thoại, khách hàng có thể thực hiện giao dịch dễ dàng với ngân hàng.

Ngân hàng qua mạng: Được chia làm 2 loại : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngân hàng qua mạng nội bộ: hệ thống này hoạt động dựa trên cơ sở khách hàng có tài khoản tại ngân hàng, có máy tính cá nhân nối mạng với ngân hàng và đăng ký thuê bao với ngân hàng để được cấp mã số truy nhập và mật khẩu. Khách hàng có thể dùng máy tính của mình truy nhập vào máy chủ của ngân hàng để thực hiện các giao dịch, tìm kiếm thông tin.

- Ngân hàng qua mạng internet: Đây là loại hình ngân hàng ở cấp cao hơn. Khách hàng chỉ cần có máy tính cá nhân nối mạng Internet là có thể giao dịch được với ngân hàng mà không cần phải đến ngân hàng. Ngoài chức năng kiểm tra tài khoản, khách hàng có thể sử dụng hàng loạt dịch vụ trực tuyến khác như vay, mua hợp đồng bảo hiểm, đầu tư chứng khoán, chuyển ngân, mở L/C, mở thư bảo lãnh,… Bên cạnh đó, ngân hàng cần rà soát đánh giá lại hiệu quả của hệ thống ATM để bố trí, khai thác một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động và thực sự là điểm

cung cấp dịch vụ bán lẻ. Tiếp tục phát triển mạnh các kênh phân phối điện tử (Internet, ATM, POS, Mobile, phone, SMS banking, Contact center) đồng bộ, có tính bảo mật cao, có khả năng tích hợp và hỗ trợ các hoạt động ngân hàng truyền thống, dễ tiếp cận mọi lúc, mọi nơi và dễ sử dụng, thân thiện nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng cá nhân và các nhóm khách hàng mục tiêu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển Ngân hàng bảo lãnh tại chi nhánh Thanh Trì ngân hàng TMCP Sacombank (Trang 77)