Quan điểm về nhân cách của A N Lêônchiep

Một phần của tài liệu Một số vấn đề triết học về nhân cách (Trang 46)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Quan điểm về nhân cách của A N Lêônchiep

Lêônchiep là nhà tâm lý học Nga danh tiếng được giải thưởng Lênin năm 1963, ông đã từng giữ chức Phó chủ tịch hội Tâm lý học thế giới. Ông đưa ra lý thuyết hoạt động để giải quyết các vấn đề tâm lý học, tạo nên một xu hướng nghiên cứu riêng được các nhà tâm lý học đánh giá cao. Về vấn đề nhân cách

ông đã có nhiều quan niệm mới mẻ. Tác phẩm nổi tiếng trực tiếp bàn về vấn đề

này là “Hoạt động, ý thức, nhân cách” - tác phẩm không chỉ được giới tâm lý

học Liên Xô mà cả thế giới biết đến.

Đúng như nhan đề cuốn sách, ba phạm trù nền tảng, căn bản của khoa học tâm lý: “hoạt động”, “ý thức”, “nhân cách” đã được tác giả phân tích chi tiết, cụ thể. Việc phân tích này đã thể hiện rõ toàn bộ tinh thần, ý tưởng và những mục đích ban đầu mà tác giả đặt ra.

Nội dung cơ bản trong quan điểm về nhân cách của Lêônchiep, trước hết

thể hiện ở việc xác định rõ giới hạn và phạm vi của tâm lý học nhân cách

ông có ý định xây dựng. Quyết liệt phản đối những lý thuyết tâm lý học nhân cách chủ yếu dựa vào sự khác biệt về thể tạng của con người, ông cho rằng, sẽ không còn cách hiểu đó nữa nếu xuất phát từ luận điểm Mác-xít cho rằng “nhân cách là một phẩm chất đặc biệt mà cá thể tự nhiên thu được trong hệ thống các quan hệ xã hội”. Theo Lêônchiep, vấn đề cần được hiểu và triển khai như sau: các thuộc tính nhân chủng của cá thể không còn là cái quy định nhân cách hay là cái tham gia vào cấu trúc nhân cách mà là các điều kiện có sẵn về mặt phát sinh để hình thành nên nhân cách, đồng thời không phải là cái quy định các nét tâm lý của nhân cách mà chỉ quy định các hình thái và phương thức thể hiện những nét tâm lý ấy mà thôi” [28, 19].

Vì thế, ranh giới và phạm vi của tâm lý học nhân cách được ông xác định là không “tống cổ” các vấn đề tính khí, các thuộc tính của hệ thần kinh, v.v. ra khỏi lý thuyết nhân cách mà chúng sẽ được xét trên một bình diện khác – tức là xem xét vấn đề ở khía cạnh: nhân cách sử dụng các thuộc tính và năng lực cá thể bẩm sinh như thế nào. Lêônchiep coi đây là vấn đề rất quan trọng đối với các khoa học cụ thể, nhưng cũng giống như một loạt vấn đề khác, vấn đề này không được ông coi là đối tượng nghiên cứu của mình.

Nội dung tiếp theo mà tác giả rất coi trọng là việc tìm tòi phương pháp

rất chú ý đến những vấn đề phương pháp luận. Điểm đáng lưu ý trong phương

con người, về hoạt động, ý thức và nhân cách của nó để luận giải các vấn đề và

từ đó hình thành nên một xu hướng, một cách thức tiếp cận riêng: tiếp cận hoạt

động.

Thực ra, học thuyết về hoạt động của con người, về sự phát triển và các hình thức của hoạt động ấy là đóng góp của chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên, như tác giả nhận định, chủ nghĩa Mác không được đưa vào trong các trung tâm khoa học tâm lý chính thống và trong suốt hơn nửa thế kỷ sau khi những tác phẩm cơ bản của Mác được công bố, tên của Mác hầu như không được nhắc tới trong những công trình của các nhà tâm lý học. Mãi tới đầu những năm 20, các nhà khoa học Liên Xô lần đầu tiên mới đề ra yêu cầu phải xây dựng một cách có ý thức tâm lý học trên nền tảng của chủ nghĩa Mác. Như vậy là chính các nhà khoa học Liên Xô đã khám phá ra Mác cho khoa học tâm lý trên thế giới.

Với phương pháp tiếp cận hoạt động xuyên suốt, nhân cách đã được tác giả đã phân tích trong mối quan hệ với hoạt động ở chương 5, bởi vì theo tác giả “hoạt động” không chỉ là phạm trù xuất phát mà còn là phạm trù quan trọng nhất. Tác giả đã xác định hoạt động là khâu “trung gian” giữa chủ thể và thế giới hiện thực. Trong khi phân tích quá trình hoạt động, chủ thể dường như vẫn nằm ngoài phạm vi nghiên cứu. Bởi vì lúc đó chủ thể chỉ xuất hiện với tư cách là những tiền đề của hoạt động, là những điều kiện của hoạt động. Chỉ khi tiếp tục phân tích sự vận động của hoạt động và phân tích những hình thức sản sinh ra thì mới cần phải đưa vào đây khái niệm về một chủ thể cụ thể - khái niệm

nhân cách – tức là về một khâu có tính chất chủ quan trong hoạt động. Đến lúc

này phạm trù hoạt động được vạch rõ ra trong toàn bộ tính đầy đủ hiện thực của nó, với tư cách là một phạm trù bao trùm cả hai cực – cả khách thể, cả chủ thể.

Theo Lêônchiep đánh giá, nghiên cứu nhân cách như là một khâu của hoạt động và sản phẩm của hoạt động tạo thành một vấn đề tâm lý học chuyên biệt và đây được coi là một trong những vấn đề phức tạp nhất.

Nội dung quan trọng trong quan điểm về nhân cách của Lêônchiep là việc

nhiên, nó còn là khách thể của triết học, sử học, xã hội học,... và theo cách phân tích thông thường thì đến một cấp độ nào đó, nhân cách cũng xuất hiện trên phương diện những đặc điểm tự nhiên, những đặc điểm sinh học của nó như là đối tượng nghiên cứu của nhân chủng học, thể chất học và của di truyền học người. Rõ ràng là bằng trực giác chúng ta cũng có thể phân biệt được sự khác nhau rõ nét giữa các cách tiếp cận và các khuynh hướng này như thế nào. Ấy thế mà trong các học thuyết tâm lý học về nhân cách vào thời Lêônchiep, theo ông nhìn nhận thì lúc bấy giờ vẫn thường xảy ra những sự lẫn lộn thô thiển và sự đối lập thiếu căn cứ giữa những cách tiếp cận khác nhau đó trong việc nghiên cứu nhân cách [Xem 28, 181].

Chính vì thế, sau khi phân tích, phê phán và chỉ rõ những sai lầm và hạn chế của các quan điểm khi đó về nhân cách, ông khẳng định và xác định rõ: “Chúng ta không nghiên cứu nhân cách như một chỉnh thể hoàn chỉnh nào đấy bao trùm tất cả mọi đặc điểm của nhân cách - “kể từ các quan điểm chính trị cho đến sự tiêu hóa các thức ăn” [28, 181]. Đúng là con người với tính cách là một tổng thể kinh nghiệm chủ nghĩa, thường biểu hiện các thuộc tính của nó trong tất cả mọi hình thức tác động qua lại mà nó tham gia. Với từng phương diện đặc trưng ấy của con người thì các khoa học khác nhau tương ứng nghiên cứu về đối tượng này sẽ xem xét từng khía cạnh riêng biệt của nó. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc con người có vô số các thuộc tính và đặc điểm, tuy nhiên, chúng ta không thể đi tới chỗ cho rằng lý luận tâm lý học nhân cách phải tìm cách bao quát trọn vẹn tất cả mọi đặc điểm và thuộc tính ấy.

Vậy thì, với tư cách là đối tượng của tâm lý học nhân cách, nhân cách

được hiểu như thế nào? Giữa cá nhân và nhân cách có sự phân biệt ra sao? Con người với tư cách là thực thể sinh học - xã hội tự nó có phải là nhân cách hay không?

Phê phán các lý thuyết, các quan điểm tâm lý học hiện đại như: thuyết hai nhân tố hình thành nhân cách, thuyết văn hóa luận, quan điểm văn hóa nhân chủng học, quan niệm siêu hình về nhân cách và các yếu tố hình thành nhân

cách, Lêônchiep khẳng định và phân biệt rất rõ: việc xác nhận con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội vốn là điều hiển nhiên không cần phải bàn cãi. Song, điều đó chỉ nêu ra những tính chất khác nhau về tính hệ thống mà con người biểu hiện ra, còn thực chất lại chưa đề cập gì đến bản chất của nhân cách con người. Trong khi đó, nhiệm vụ quan trọng của khoa học là ở chỗ cần phải hiểu được ngọn ngành của “nhân cách”, về “cái gì sản sinh ra nó”. Vì lẽ đó, ông cho rằng: “nhiệm vụ trên đây đòi hỏi phải hiểu nhân cách là một cấu tạo tâm lí mới, được hình thành trong các quan hệ sống của cá nhân, do hoạt động của người đó cải biến mà thành” [28, 197].

Muốn làm được điều này, theo Lêônchiep, ngay từ đầu phải xác định được cách tiếp cận và phương pháp cụ thể. Và ông đã chọn cho nghiên cứu của mình cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Mác-xit. Vì “phương pháp biện chứng Macxit đòi hỏi đi xa hơn nữa và nghiên cứ sự phát triển như là một quá trình “tự thân vận động”, tức là nghiên cứu các quan hệ vận động bên trong của nó, các mâu thuẫn và chuyển biến lẫn nhau của nó, khiến cho các tiền đề của sự phát triển này xuất hiện trong đó như là những khâu của bản thân sự phát triển và biến hoá đi ở trong đó”. Với cách tiếp cận và phương pháp như vậy, nhân cách cần được triển khai trong bản chất lịch sử – xã hội của nó. Điều này có nghĩa là “nhân cách lần đầu tiên nảy sinh ra trong xã hội, con người bước vào

lịch sử (và đứa trẻ bước vào cuộc sống) chỉ mới là một cá nhân (individu) được

phú sẵn một số thuộc tính tự nhiên và năng lực nhất định và cá nhân này chỉ trở thành nhân cách với tính chất là một chủ thể các quan hệ xã hội” [28, 198].

Nói cách khác, không giống với một cá nhân, nhân cách của con người dù trong ý nghĩa nào cũng vậy, cũng không thể có trước hoạt động của nó; cũng

giống như ý thức, nhân cách do hoạt động sản sinh ra. Nghiên cứu quá trình

sản sinh và những biến chuyển của nhân cách con người trong hoạt động của nó diễn ra trong những điều kiện xã hội cụ thể, chính là chìa khoá để hiểu nhân cách một cách thực sự khoa học về mặt tâm lý học.

Trước hết, Lêônchiep làm rõ khái niệm nhân cách qua phân biệt với các

khái niệm cá nhân và cá thể. Khái niệm cá thể dùng để nói tới một con vật hay

nhấn mạnh sự khác biệt giữa nó với các đại biểu khác của loài. Đối với con

người, chúng ta dùng khái niệm cá nhân (cá thể người).

Khái niệm “cá thể” thể hiện tính chất chỉnh thể, tính không thể chia nhỏ về những đặc điểm của chủ thể cụ thể mà những đặc điểm này đã xuất hiện sớm ngay từ những bậc thấp trong quá trình phát triển của sự sống. Cá thể trước hết là một cấu tạo thuộc về kiểu di truyền. Nhưng cá thể không phải chỉ là một cấu tạo bẩm sinh mà trái lại, sự hình thành của nó được diễn ra tiếp tục trong sự tiến hoá cá thể, nghĩa là trong cuộc sống của nó. Nó là sản phẩm của tiến hóa chủng loài và tiến hóa cá thể. Trong bậc thang tiến hóa sinh học, khi những biểu hiện sống của các cá thể và tổ chức của chúng càng trở nên phức tạp, thì sự khác biệt giữa những đặc điểm bẩm sinh của chúng và những đặc điểm tự tạo được trong

cuộc sống càng rõ rệt, tức là các cá thể cũng cá tính hoá nhiều bấy nhiêu.

Như thế, khái niệm cá thể biểu thị tính không thể phân chia, tính chỉnh thể

của chủ thể và sự có mặt những đặc điểm vốn có của nó. Tuy nhiên, dù nó là sản phẩm của sự phát triển về mặt phát sinh loài và phát sinh cá thể trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định, nhưng cá thể hoàn toàn không chỉ đơn giản là “bản sao lại” các điều kiện đó, mà nó là sản phẩm phát triển của sự sống, của sự tác động qua lại với môi trường chứ không phải chỉ là của tự bản thân môi trường.

Cũng giống như khái niệm cá nhân, khái niệm nhân cách biểu hiện tính

chỉnh thể của chủ thể cuộc sống, nhân cách là một cấu tạo trọn vẹn thuộc một loại đặc biệt. Nhân cách không phải là một chỉnh thể được chế định theo kiểu di truyền, có nghĩa là: người ta sinh ra không phải đã là nhân cách mà người ta dần trở thành một nhân cách. Chúng ta thường chỉ dùng từ nhân cách cho con người, và nhất là chỉ dùng đối với con người kể từ một giai đoạn phát triển nhất định của nó mà thôi.

Chính vì thế mà chúng ta không nói về nhân cách của đứa trẻ mới sinh hoặc của đứa trẻ còn ẵm ngửa mặc dầu những nét cá tính biểu hiện ra ở những bước đầu này trong sự tiến hoá cá thể cũng không kém rõ rệt so với sự biểu hiện ở những giai đoạn lứa tuổi về sau. Do vậy, nhân cách là một sản phẩm tương đối muộn của sự phát triển xã hội - lịch sử và của sự tiến hoá cá thể của con người. Nó là kết quả quá trình chín muồi của những nét bẩm sinh dưới tác động của môi trường xã hội. Sự hình thành nhân cách là một quá trình riêng không trùng khớp với quá trình biến đổi các thuộc tính tự nhiên của cá thể.

Là một cấu tạo chuyên biệt, cơ chế hình thành bản chất nhân cách không thể được rút ra từ hoạt động thích ứng của nó, mà cũng giống như ý thức hoặc những nhu cầu của con người, nhân cách được “sản xuất ra”, được tạo ra bởi các quan hệ xã hội mà cá nhân gia nhập vào đó trong hoạt động của mình.

Để làm rõ hơn sự khác biệt giữa nhân cách với các nhân tố khác, thì cùng với việc phân biệt cá nhân và nhân cách, Lêônchiep cũng xem xét và phân tích mối quan hệ giữa những quá trình thần kinh, những thuộc tính hình thái học cơ thể, những đặc điểm tính cách và nhân cách. Ông chỉ rõ, thông thường, ai cũng nhận thấy rõ mối liên hệ gắn bó chặt chẽ giữa những nhân tố này với nhân cách, chúng đều là những tiền đề không thể thiếu được trong việc hình thành nhân cách nhưng trong thực chất của nó, điều nghịch lý là ở chỗ “những tiền đề của sự phát triển nhân cách lại không mang sắc thái nhân cách” [28, 205]. Ông lưu ý điều này bởi vì, trong cuộc sống hàng ngày người ta thường đồng nhất những đặc điểm tính cách, những đặc điểm hình thể, những quá trình thần kinh với nhân cách, cho nên chúng ta cần phải phân biệt rất rõ ràng để tránh nhầm lẫn đáng tiếc.

Đưa ra những ví dụ trực quan thường gặp trong cuộc sống, ông đã chỉ rõ, người ta thường hay gán những đặc điểm hình thể - kiểu như khuôn hình của đôi mắt hay kỹ năng gẩy bàn tính – những đặc điểm “vốn không thuộc về nhân cách” với nhân cách. Đúng là trong những hành động của mình, một cách ý thức, hay vô thức, con người cũng tính đến những đặc điểm về thể tạng của

mình cũng giống như họ tính đến những hoàn cảnh bên ngoài của những hành động ấy và tính đến những phương tiện mà họ đã có để thực hiện chúng. Nhưng những đặc điểm thể tạng ấy chỉ đặc trưng cho con người với tư cách là một thực thể tự nhiên, chứ không thể đóng vai trò là những sức mạnh quy định sự hình thành động cơ hoạt động và sự hình thành mục tiêu của nó, từ đó không hình thành nên nhân cách được.

Còn có những trường hợp, người ta xem những phán đoán kiểu như “một người có tính cách mạnh mẽ”, “một người thiếu cá tính” hay nhận xét về tính cách, về thái độ với mọi người (“tốt bụng”, “lạnh lùng”, “lịch sự”…) là những đặc điểm có tính chất nhân cách. Rõ ràng, những đặc điểm tính cách trong những phán đoán, nhận xét như trên tùy theo trường hợp và tình huống cụ thể mà có thể không liên quan đến nhân cách hoặc tham gia một cách cơ bản vào việc xác định đặc điểm nhân cách chứ không thể đồng nhất với nhân cách được.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề triết học về nhân cách (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)