Quan điểm về nhân cách của Luyxiêng Sevơ (Lucien Seve)

Một phần của tài liệu Một số vấn đề triết học về nhân cách (Trang 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Quan điểm về nhân cách của Luyxiêng Sevơ (Lucien Seve)

L. Sevơ là nhà tâm lý học và triết học tiêu biểu cho khuynh hướng Mácxit

ở phương Tây. “Chủ nghĩa Mác và lý luận về nhân cách” là tác phẩm nổi tiếng

gắn liền với tên tuổi của ông. Công trình này là kết quả quá trình nghiên cứu và suy ngẫm lâu dài của tác giả. Về cơ bản, những quan điểm, tư tưởng của L. Sevơ về nhân cách được hình thành trên cơ sở nghiên cứu công phu những di sản tư tưởng của Mác.

Nội dung quan điểm về nhân cách của L. Sevơ thể hiện trước hết ở cách thức, phương pháp ông nghiên cứu về vấn đề này. Bắt đầu từ việc tìm hiểu lịch sử vấn đề nhân cách, ông nhận thấy trong thời kỳ hoạt động khoa học của mình có nhiều bài viết về nội dung môn sinh lý học của Paplôp và khẳng định nó là cơ sở của tâm lý học duy vật đích thực [Xem 42, I, 3]. L. Sevơ thông qua nhiều bài viết đã nêu lên những ý kiến bất đồng, trong đó ông đã cố gắng vạch ra ranh giới giữa khoa học về hoạt động thần kinh cấp cao của Paplôp và một khoa học

về nhân cách cần có chỗ dựa ở chủ nghĩa duy vật lịch sử. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, L. Sevơ đã nghiên cứu kỹ lưỡng lại toàn bộ di sản của Mác, đặc

biệt là bộ Tư bản. Trong khi đọc, ông thường đặt ra những câu hỏi về tâm lý

học, và trong nhiều bút ký, ông đã bắt đầu cảm nhận thấy môn tâm lý học nhân cách được định hình trên chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Đầu tiên, L. Sevơ nghiên cứu chi tiết các tác phẩm thời kỳ Mác trẻ, chủ

yếu là tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học 1844, kế đó, ông đã lần lượt phân

tích đối chiếu, so sánh với những tác phẩm thời kỳ trưởng thành sau này như

Hệ tư tưởng Đức, Các bản thảo kinh tế 1857 – 1859, Lời nói đầu góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị học, Tư bản... để trước hết tìm hiểu và giải đáp

nhiều vấn đề liên quan đến quan niệm Mác-xit về con người, từ đó chỉ ra bước

phát triển về mặt tư tưởng và lý luận trong từng thời kỳ của Mác. Không phủ

nhận những giá trị và thành tựu của tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học 1844

nhưng rõ ràng trong tiến trình phát triển tư tưởng, nhiều quan niệm, nhiều vấn

đề trong Bản thảo về sau này đã bị chính Mác vượt qua.

Ông cho rằng, lý luận về tha hóa, vốn ở vị trí trung tâm của Bản thảo năm

1844, là một lý luận tiền Mác-xit. Theo phân tích của ông, về phương diện triết học, đây là lý luận dựa trên quan niệm tư biện về bản chất con người dưới dạng “con người tộc loại”, là “cá thể trừu tượng” mà sự phát triển lịch sử và những quan hệ xã hội dường như chỉ là biểu hiện khách quan của nó. Đồng thời, lý luận này còn dựa trên sự nhìn nhận chưa rõ ràng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử (đặc biệt là vấn đề tính chất của các lực lượng sản xuất quyết định hình thức của các quan hệ xã hội) và những khái niệm cơ bản của kinh tế chính trị học (giá trị, sức lao động, giá trị thặng dư. v.v.). Ông nhận

xét, trong Bản thảo năm 1844, mặc dù có đánh dấu một giai đoạn quan trọng

trong sự chuyển biến từ quan điểm nhân đạo tư biện cũ đến quan điểm mới khoa học hơn về lịch sử và kinh tế, song phần lớn sự phân tích của Mác vẫn còn lộn đầu xuống chân, chúng chưa đứng thẳng theo quan điểm duy vật [42, II, 7- 8]. Để minh chứng cho những nhận định trên, tác giả đã trích dẫn các đoạn văn

cụ thể trong tác phẩm Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844 làm ví dụ minh họa. Từ đó, ông đi đến kết luận về tác phẩm thời kỳ đầu này của Mác như sau: “Bản thảo năm 1844 không bao giờ có thể đưa lại cho người ta những tri thức thật sự khoa học, nó chỉ là cái hóa thân cuối cùng của tâm lý học tư biện, thứ tâm lý học đó tưởng rằng mình đã có một sự khám phá trong khi thực ra nó chỉ nêu lên một nhận xét theo chủ nghĩa kinh nghiệm trong những khái niệm triết học vốn có từ trước”. Rằng, “cái “phong phú” của những phân tích năm 1844, về mặt văn học cho phép người ta đi tới những trình bày đặc sắc, song với tinh thần nói trên, thì về căn bản nó đưa người ta đến những sự hiểu lầm: đó là một thứ ma trơi về lý luận. Điều đó cho phép khẳng định rằng Bản thảo năm 1844 – hoặc những tác phẩm của Mác trong thời kỳ này – không tạo nên sự ăn khớp giữa tâm lý học và chủ nghĩa Mác. Thực ra, đấy không phải là sự ăn khớp mà là điểm mù mờ trong học thuyết của Mác trẻ, điểm mù mờ đó nói lên sự chưa chín muồi của ông lúc đó trong quan niệm về xã hội. Vì vậy, không nên hình dung rằng có thể xây dựng một cái gì đó vững vàng ở đấy, mọi thứ lý luận về “nhân vị” hay “tính chủ thể” đi theo con đường ấy đều sẽ rơi lại ở phía bên này chủ nghĩa Mác, rơi vào chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng” [42, II, 11 - 12].

Do vậy, L. Sevơ giải thích đó là lý do vì sao người ta có thể hiểu được Mác đã từ bỏ những quan niệm kiểu như vậy và tại sao những quan niệm đó chỉ tồn tại như một “thứ không tưởng vô hiệu lực” và thứ “tâm lý học” năm 1844 là một “con đường ảo tưởng” nhằm đi tới quan niệm về nhân cách cũng như để tìm hiểu nhân cách con người. Còn con người, chủ thể người - đối tượng của tâm lý học năm 1844, theo nhận xét của ông, về thực chất đều mang tính chất tư tưởng hệ, cũng như chủ nghĩa nhân đạo của Mác lúc bấy giờ mang đậm màu sắc tư biện.

Phải đến tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, theo L. Sevơ, Mác mới cắt

đứt triệt để về mặt lý luận với giai đoạn trước đó, vì từ đây, Mác mới thay đổi toàn bộ lĩnh vực phân tích của mình: từ bản chất con người chuyển sang những quan hệ xã hội. Và, thông thường, theo lối giải thích này thì L. Sevơ nhấn mạnh

và phân tích rõ: “bản thân khái niệm con người không còn có vị trí trong chủ nghĩa Mác trưởng thành. Tất nhiên không phải là chủ nghĩa Mác “bỏ quên” sự tồn tại và vai trò của những “con người” “hiện thực”, “cụ thể”. Nhưng khi nói “không quên” những con người hiện thực thì không nhất thiết buộc người ta

chấp nhận khái niệm con người xem như một khái niệm khoa học – cũng như là

kinh tế học không hề cho rằng nói đến những người “nghèo” mà chưa có khái niệm khoa học thì quên mất cái nghèo đói hiện thực” [42, II, 12].

Tiếp tục phân tích nội dung của Luận cương thứ VI về Phoiơbắc, chỉ ra những bước phát triển tiếp theo trong Tư bản, L. Sevơ đã đề cập đến những mâu thuẫn mà người ta thường nhắc tới trong những khám phá cơ bản của Mác đó là “Thế nhưng về những phương diện lý thuyết mà nói thì không có con người, mà chỉ có những quan hệ xã hội, không có cái chủ thể, mà chỉ có những cấu trúc của lịch sử, không có cái tri giác con người về sự tiến bộ lịch sử mà chỉ có sự kế tiếp lẫn nhau của các hình thái xã hội, không có sự thực hiện bản chất con người mà chỉ có sự giải quyết những mâu thuẫn các cấu trúc xã hội. Nếu như vậy thì tất nhiên khó mà có sự ăn khớp vào nhau ở đâu giữa chủ nghĩa Mác và tâm lý học. Cái điểm mù mờ tồn tại trong lý luận năm 1844 đã được cứu bằng chủ nghĩa duy vật lịch sử, bằng chính trị kinh tế học” [42, II, 13-14]. Tiếp theo luận đề thứ VI về Phoiơbắc trong đó những quan hệ xã hội được xem là

“cơ sở hiện thực” của bản chất con người thì theo tác giả đến Hệ tư tưởng Đức

đã là một minh chứng rõ ràng cho việc hiểu “lịch sử những lực lượng sản xuất” cũng là “lịch sử phát triển những lực lượng của bản thân các cá nhân”.

Tác phẩm Hệ tư tưởng Đức được L. Sevơ coi là “đánh dấu sự kết thúc

đoạn tuyệt với cái mà người ta có thể gọi là cặp đôi nhân bản học tư biện – chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng”. Trong tác phẩm này, bằng các dẫn chứng cụ thể, L. Sevơ đã khẳng định, ở đây, Mác đã trình bày có hệ thống những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử mà “lịch sử xã hội của những con người bao giờ cũng chỉ là lịch sử của sự phát triển cá nhân họ”, đồng thời đó cũng là “một sự chứng minh hết sức rõ ràng về tính chất phong phú của các quan điểm mới

nhằm hiểu rõ về những con người hiện thực”. Theo suy nghĩ của tác giả thì “trong những trang sâu sắc tuyệt vời và theo ý tôi đặc biệt có ý nghĩa đối với ai muốn suy nghĩ về nhân cách, Mác và Ăngghen tuy chưa phân tích kỹ, song đã

chỉ ra rằng cái mà hai ông gọi là sự phân công lao động – nghĩa là một tổng hòa

các quan hệ xã hội - đã làm mất như thế nào ở lao động của con người cái ý thức về một sự “tự biểu hiện bản thân mình” và trong xã hội tư bản, đưa đa số con người đến cái chỗ “họ bị lừa dối về cái nội dung thật sự về cuộc sống của họ”. Hai ông cũng chỉ ra, không phải là dựa theo một sự phát triển thần bí của bản chất con người, mà dựa theo sự phát triển cụ thể của những lực lượng sản xuất đạt đến một mức mà nó đòi hỏi “sự phát triển của một tổng thể những năng khiếu trong bản thân những “cá nhân” và dựa theo sự phát triển của các quan hệ giai cấp. Những quan hệ giai cấp đó, trong khi loại trừ hoàn toàn những người vô sản ra khỏi mọi biểu hiện về bản thân mình, lại đưa họ tới “cái khả năng biểu hiện bản thân mình một cách toàn diện chứ không còn là hạn chế nữa” [42, II, 25].

Từ tác phẩm Hệ tư tưởng Đức đến những tác phẩm sau này và đặc biệt là

Tư bản, theo như L. Sevơ nhận định thì Mác đã xây dựng nên lý luận về những cá nhân cụ thể. Khi ấy, “thì người ta thấy rằng theo ý nghĩa nào mà chủ nghĩa duy vật lịch sử – chính vì nó là cơ sở của khoa học về quan hệ xã hội, tức là về bản chất cụ thể của con người - đồng thời còn là hơn thế rất nhiều; chủ nghĩa

duy vật lịch sử là cơ sở của mọi khoa học về con người – chắc chắn là bắt đầu

từ môn kinh tế chính trị học, nhưng cũng chớ quên môn tâm lý học về nhân

cách cá nhân – là lý luận chung về quan niệm khoa học về con người, lý luận

này hoàn thành về phía trên chủ nghĩa duy vật, coi như là lý luận chung về quan niệm khoa học về tự nhiên, lý luận này do đó là bộ phận hợp thành của triết học Mác-xít” [42, II, 109-110]. Từ đó tác giả kết luận rằng: “chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng là một nhân học khoa học, hay đúng hơn là phần xã hội – lịch sử của nhân học khoa học, đi đôi với phần sinh học của nó” [42, II, 109-110]. Triết học Mác-xít, do vậy, không còn là một thứ triết học thuần túy tư biện mang tính

chất tư tưởng hệ nữa mà nó trở thành một triết học khoa học và khi đó “chủ nghĩa nhân đạo đối với chủ nghĩa xã hội khoa học có ý nghĩa như thế nào thì nhân học đối với chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng có ý nghĩa như thế ấy” [42, II, 117]

Trên cơ sở nghiên cứu những di sản của Mác, trong khi xây dựng tâm lý

học về nhân cách, xác định đối tượng nghiên cứu của nó, L. Sevơ đã vạch rõ

phạm vi, phân định ranh giới giữa tâm lý học về nhân cách với các khoa học

khác, đặc biệt là với tâm sinh học (sinh lý học thần kinh cấp cao). Ông phê

phán kịch liệt những quan điểm muốn quy khoa học về nhân cách được hiểu là “khoa học về các quan hệ”, “khoa học về các cách cư xử” vào những vấn đề thần kinh – sinh lý học. Điển hình của trường hợp này là Páplốp mà theo tác giả

là không chấp nhận được vì ôngta “nhân danh nhà sinh lý học tuyên bố rằng sự

sát nhập tâm lý vào sinh lý nếu có thể thực hiện được đối với con chó thì nó cũng có thể thực hiện đối với mọi sinh vật, kể cả người” [42, III, 8]. L. Sevơ chỉ ra rằng “một bản chất tuyệt nhiên không phải là một vật, là cái gì, đó là một quan hệ. Trong sự khẳng định đơn giản này, có tất cả cái bí quyết của một tâm lý học về nhân cách thực sự tách khỏi những khoa học tâm – sinh vật và có khả năng đạt được trưởng thành. Nghĩa là trước hết có khả năng đạt tuổi trưởng thành. Nghĩa là trước hết có khả năng, có ý thức đúng về bản chất đối tượng của nó. Khoa học về nhân cách không có nhiệm vụ là khoa học của một vật gì riêng mà là khoa học về các quan hệ” [42, III, 9].

Để chứng minh rằng khoa học về nhân cách có một địa bàn đặc trưng, theo L. Sevơ ngoài việc phân biệt rõ ràng với bộ môn sinh lý học (tâm sinh học) thì

cũng cần phải vạch ra đường ranh giới phân biệt với các khoa học xã hội khác

trong đó có tâm lý học xã hội. Ông đã phát hiện ra những mâu thuẫn trong cách đặt vấn đề của tâm lý học xã hội rồi chỉ ra chính Mác là người đã mở cho loại tìm tòi đó một con đường thực sự khoa học bằng cách chỉ rõ rằng một hình thái

xã hội nhất định thường bao hàm như thế nào những hình thức lịch sử chung

thuyết nhân cách: các hình thức cá tính thì khái quát và trừu tượng, chung cho nhiều cá thể và không phải là khảo cứu về phương diện nghiên cứu nhân cách;

ngược lại, nhân cách là hệ thống hoạt động trọn vẹn của một cá thể, cá thể này

chỉ là nó trong chừng mực nó khác với các cá thể khác. Chính vì vậy nên khi

tâm lý học xã hội định nghiên cứu không phải dạng này hay dạng khác của tinh

thần, mà là nghiên cứu thẳng vào nhân cách, thì do đó đứng trước một bắt buộc

kéo dài và trái ngược với nhau là phải đề cập tới cá thể cụ thể; nhưng lại là đối

tượng chung và trừu tượng: lúc đó giữa danh từ tâm lý học với những gì bao

hàm trong chỉ định từ xã hội, đã nói lên một mâu thuẫn mà hiện tại người ta

không thấy là khoa tâm lý xã hội nhìn chung đã vượt qua nổi, và cũng không thấy là nó có thể vượt qua được bằng cách nào [Xem 42, III, 88-89].

Do phân định ranh giới, xác định phạm vi giữa tâm lý học nhân cách và các khoa học khác tương đối rõ ràng, nên khi xem xét và phân tích toàn bộ những tiêu chí để xác định mức trưởng thành của một khoa học tác giả đã

khẳng định tâm lý học nhân cách chưa trưởng thành đầy đủ. Tính chất chưa trưởng thành thể hiện ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau của khoa học

này. Trước hết, ở những vấn đề liên quan đến định nghĩa khái niệm nhân cách

mà theo tác giả phân tích thì còn rất nhiều những ý kiến bất đồng và thậm chí còn chưa xác định được đối tượng là gì. Theo tác giả, đây là tình hình chung của các nhà khoa học thuộc lĩnh vực này trên khắp thế giới, kể cả ở Liên Xô và Pháp, “ngay cả những người tự xem là Mác-xit”, tác giả nhận định: “Trên thế giới, đúng là trong vòng nhiều chục năm nay, có một đặc điểm hết sức đáng

Một phần của tài liệu Một số vấn đề triết học về nhân cách (Trang 36)