3 An sinh xã hội: Theo nghĩa chung nhất, là sự bảo đảm thực hiện quyền con người được sống trong hòa bình, tự do làm ăn, sinh sống, đi lại và phát biểu những suy nghĩ của mình trong khuôn khổ pháp luật của
2.3.1. Một số phương hướng chủ yếu nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế với chính sách xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa
kinh tế với chính sách xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trên cơ sở của mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, đồng thời xuất phát từ bản chất của chủ nghĩa xã hội, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và yêu cầu của mô hình kinh tế phát triển theo chiều sâu thì việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội cần tuân thủ các phương hướng sau:
2.3.1.1. Tăng trưởng kinh tế phải hướng tới mục tiêu tạo cơ sở vật chất để thực hiện chính sách xã hội, trong tăng trưởng kinh tế cũng thể hiện các mục tiêu xã hội
Việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mỗi cá nhân là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế. Bởi lẽ, chủ nghĩa xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Chính vì vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở nước ta không chỉ đơn thuần về kinh tế, mà là vì con người, vì đem lại cho con người cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Hơn nữa, chủ nghĩa xã hội mang bản chất nhân đạo nhất, nên việc phát triển kinh tế là tạo ra khả năng khách quan để thủ tiêu tình trạng người bóc lột người; cải thiện không ngừng các điều kiện sống, điều kiện lao động cho nhân dân lao động, tạo tiền đề cho sự phát triển cá
nhân, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội. Mặt khác, lấy việc phục vụ con người, phát triển con người là mục tiêu cao nhất của chính sách xã hội xã hội chủ nghĩa, nhưng mục tiêu tốt đẹp đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện mục tiêu xã hội. Hay nói cách khác, việc thực hiện chính sách xã hội phải lấy sự phát triển kinh tế làm giá đỡ. Chỉ có thực hiện tốt chính sách kinh tế, có tăng trưởng kinh tế bền vững nới có thể nâng cao cơ sở vật chất để thực hiện chính sách xã hội, điều hoà các mối quan hệ xã hội, xây dựng công bằng xã hội. Vì vậy, đối với các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng, vấn đề tăng trưởng kinh tế phải hướng tới mục tiêu tạo cơ sở vật chất để thực hiện chính sách xã hội. Trong tăng trưởng kinh tế cũng phải thể hiện các mục tiêu xã hội.
2.3.1.2. Thực hiện chính sách xã hội phải hướng tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo động lực phát triển bền vững
Để có sự phát triển kinh tế chúng ta phải chú ý đến những nhân tố xã hội tác động đến sự phát triển. Con người không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự phát triển xã hội. Đảng ta khẳng định, động lực chủ yếu để phát triển đất nước là khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà lợi ích tập thể, cá nhân và xã hội, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội. Thực chất của chính sách xã hội là chính sách vì con người. Kết quả cuối cùng của nó được thể hiện ở đời sống nhân dân lao động, mức sống vật chất và tinh thần, chất lượng cuộc sống và môi trường sống, trình độ hoàn thiện toàn diện của các công dân trong xã hội trong mối liên hệ mật thiết với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Bởi vậy, trong đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, con người không hề là thực thể bị động, phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình sản xuất mà còn là chủ thể của quá trình này. Sự tham gia của
con người, sự tích cực và chủ động của con người trong hoạt động sản xuất vật chất quyết định mức độ, hiệu quả của hoạt động đó. Thực hiện chính sách xã hội hợp lý, tiến bộ, sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính sách xã hội vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân của quá trình thực hiện chính sách kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Có thể nói, chính sách xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, tác động tới năng xuất và chất lượng lao động. Vì vậy, việc hoàn thiện các chính sách xã hội có tác dụng khơi dậy, mở đường cho tính tích cực xã hội của người lao động, tạo điều kiện cho họ phấn khởi tham gia vào các hoạt động lao động sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội là vấn đề xã hội phức tạp. Tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân, điều kiện, tiền đề thực hiện chính sách xã hội. Nhưng tăng trưởng kinh tế có thể gây ra những vấn đề xã hội phức tạp đòi hỏi chính sách xã hội phải giải quyết. Như vậy, sẽ không đạt được mục tiêu cuối cùng của tăng trưởng kinh tế là tiến bộ xã hội, vì cuộc sống tốt đẹp hơn của con người nếu chủ thể lãnh đạo quản lý không có phương thức kết hợp tốt giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội. Sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội trong điều kiện lịch sử cụ thể còn tuỳ thuộc vào sự nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế- xã hội khách quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội các cấp của toàn xã hội.