Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội trong quá trình phát triển ở Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 79 - 107)

Chương 2: Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội ở Vĩnh Phúc - thực trạng, phương hướng và giải pháp

2.3. Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới

2.3.1. Một số phương hướng chủ yếu nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế với chính sách xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trên cơ sở của mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, đồng thời xuất phát từ bản chất của chủ nghĩa xã hội, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và yêu cầu của mô hình kinh tế phát triển theo chiều sâu thì việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội cần tuân thủ các phương hướng sau:

2.3.1.1. Tăng trưởng kinh tế phải hướng tới mục tiêu tạo cơ sở vật chất để thực hiện chính sách xã hội, trong tăng trưởng kinh tế cũng thể hiện các mục tiêu xã hội

Việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mỗi cá nhân là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế. Bởi lẽ, chủ nghĩa xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Chính vì vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở nước ta không chỉ đơn thuần về kinh tế, mà là vì con người, vì đem lại cho con người cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Hơn nữa, chủ nghĩa xã hội mang bản chất nhân đạo nhất, nên việc phát triển kinh tế là tạo ra khả năng khách quan để thủ tiêu tình trạng người bóc lột người; cải thiện không ngừng các điều kiện sống, điều kiện lao động cho nhân dân lao động, tạo tiền đề cho sự phát triển cá

nhân, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội. Mặt khác, lấy việc phục vụ con người, phát triển con người là mục tiêu cao nhất của chính sách xã hội xã hội chủ nghĩa, nhưng mục tiêu tốt đẹp đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện mục tiêu xã hội. Hay nói cách khác, việc thực hiện chính sách xã hội phải lấy sự phát triển kinh tế làm giá đỡ. Chỉ có thực hiện tốt chính sách kinh tế, có tăng trưởng kinh tế bền vững nới có thể nâng cao cơ sở vật chất để thực hiện chính sách xã hội, điều hoà các mối quan hệ xã hội, xây dựng công bằng xã hội. Vì vậy, đối với các nước xã hội chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng, vấn đề tăng trưởng kinh tế phải hướng tới mục tiêu tạo cơ sở vật chất để thực hiện chính sách xã hội. Trong tăng trưởng kinh tế cũng phải thể hiện các mục tiêu xã hội.

2.3.1.2. Thực hiện chính sách xã hội phải hướng tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo động lực phát triển bền vững

Để có sự phát triển kinh tế chúng ta phải chú ý đến những nhân tố xã hội tác động đến sự phát triển. Con người không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự phát triển xã hội. Đảng ta khẳng định, động lực chủ yếu để phát triển đất nước là khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà lợi ích tập thể, cá nhân và xã hội, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội. Thực chất của chính sách xã hội là chính sách vì con người. Kết quả cuối cùng của nó được thể hiện ở đời sống nhân dân lao động, mức sống vật chất và tinh thần, chất lượng cuộc sống và môi trường sống, trình độ hoàn thiện toàn diện của các công dân trong xã hội trong mối liên hệ mật thiết với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Bởi vậy, trong đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, con người không hề là thực thể bị động, phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình sản xuất mà còn là chủ thể của quá trình này. Sự tham gia của

con người, sự tích cực và chủ động của con người trong hoạt động sản xuất vật chất quyết định mức độ, hiệu quả của hoạt động đó. Thực hiện chính sách xã hội hợp lý, tiến bộ, sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chính sách xã hội vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân của quá trình thực hiện chính sách kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Có thể nói, chính sách xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, tác động tới năng xuất và chất lượng lao động.

Vì vậy, việc hoàn thiện các chính sách xã hội có tác dụng khơi dậy, mở đường cho tính tích cực xã hội của người lao động, tạo điều kiện cho họ phấn khởi tham gia vào các hoạt động lao động sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội là vấn đề xã hội phức tạp.

Tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân, điều kiện, tiền đề thực hiện chính sách xã hội. Nhưng tăng trưởng kinh tế có thể gây ra những vấn đề xã hội phức tạp đòi hỏi chính sách xã hội phải giải quyết. Như vậy, sẽ không đạt được mục tiêu cuối cùng của tăng trưởng kinh tế là tiến bộ xã hội, vì cuộc sống tốt đẹp hơn của con người nếu chủ thể lãnh đạo quản lý không có phương thức kết hợp tốt giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội.

Sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội trong điều kiện lịch sử cụ thể còn tuỳ thuộc vào sự nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế- xã hội khách quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội các cấp của toàn xã hội.

2.3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm kết hợp tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách xã hội ở Vĩnh Phúc trong thời gian tới

2.3.2.1. Nhóm giải pháp tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện chính sách xã hội

Vĩnh phúc là một địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng thủ đô Hà Nội, vì vậy để giảm tải sức

ép của thủ đô, đồng thời tranh thủ và khai thác các nguồn lực có chất lượng cao của Hà Nội, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Vĩnh phúc. Để thực hiện sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện chính sách xã hội, Vĩnh Phúc cần chú trọng các giải pháp sau:

Thứ nhất, Vĩnh Phúc có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp như:

vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, diện tích để xây dựng các khu công nghiệp, có lực lượng lao động dồi dào. Vì vậy, cần phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại hoá, khai thác tiềm năng, thế mạnh nguồn nội lực để đưa công nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh. Để làm được điều đó Vĩnh Phúc cần:

- Tiếp tục hoàn chỉnh và bổ sung các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các khu công ngiệp hiện đại, thu hút những doanh nghiệp có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, từ đó góp phần giải quyết việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động, tạo nguồn quan trọng cho ngân sách và giải quyết tốt vấn đề môi trường.

- Tập trung phát triển mạnh các ngành chủ yếu như: vật liệu xây dựng, dệt may, giầy da, ôtô, xe máy, chế biến nông sản, đa dạng hoá các ngành nghề nhằm rút ngắn khoảng cách phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, tầng lớp xã hội.

- Xây dựng cơ chế chính sách để huy động vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng cho các khu công nghiệp, qua đó giải quyết vấn đề xã hội, phát triển các loại hình dịch vụ - yếu tố nội sinh của tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, chú trọng phát triển công nghiệp hoá, chuyên môn hoá nông nghiệp nông thôn nhằm giải quyết những vấn đề xã hội của nông dân là nhiệm vụ cấp thiết. Vĩnh Phúc không những là một trong những tỉnh đi đầu trong phát triển công nghiệp, mà trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn cũng đạt được nhiều thành tựu. Triển khai tốt Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh uỷ “Về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân

giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020”, Vĩnh Phúc đã phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao năng suất chất lượng, tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Vĩnh Phúc tập trung quy hoạch lại diện tích đất nông nghiệp, giữ diện tích đất lúa gắn với chính sách hỗ trợ người làm nông nghiệp có thu nhập bình quân không kém những ngành nghề khác. Bởi đất lúa không chỉ đảm bảo anh ninh lương thực góp phần tăng trưởng kinh tế mà còn làm đẹp cảnh quan môi trường của tỉnh. Ngoài ra đối với nông dân, tỉnh còn quán triệt Nghị quyết 09 và 21 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc... về miễn, giảm thuỷ lợi phí đối với các vùng khó khăn về nguồn nước như: Vùng núi Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc... góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện phương châm giảm đóng góp, tăng đầu tư, phát triển nông thôn toàn diện. Đây cũng là động lực tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, tiếp tục phát huy lợi thế so sánh của tỉnh với các tỉnh giáp ranh nhằm tạo nguồn vốn cho phát triển. Lợi thế so sánh của Vĩnh Phúc về:

- Thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tiếp nhận đầu tư, tiếp thu khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến do Vĩnh Phúc cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 50 km, gần sân bay quốc tế Nội Bài và là đầu mối giao thông lớn của cả nước

- Thuận lợi trong phát triển kinh tế du lịch do Vĩnh Phúc có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đa dạng như: Vườn quốc gia Tam Đảo, khu du lich sinh thái hồ Đại Lải, vườn cò Hải Lựu, Đầm Vạc...; sở hữu một kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể, tạo nên nguồn tài nguyên du lịch nhân văn với nhiều danh thắng nổi tiếng như: khu danh thắng Tây Thiên với Thiền Viện Trúc Lâm, cụm đình Hương Canh, đền thờ Trần Nguyên Hãn, khu di chỉ Đồng Nậu, chùa Hà Tiên... ngoài ra Vĩnh Phúc được khách du lịch biết đến bởi nhiều lễ hội đặc sắc như Hội chọi trâu, Lễ hội Tây Thiên... Để lợi thế này được khai thác tốt và bền vững những giá trị đó cần tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hoá”, xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, đơn vị văn hoá. Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá, tạo môi trường văn hoá lành mạnh phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Đặc biệt, một lợi thế mà ít tỉnh có được đó là sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp đã thu hút và có điều kiện thuận lợi cho nâng cao tay nghề và ý thức lao động. Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hoá và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.

Thứ tư, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, lĩnh vực đầu tư nhằm thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh. Để có thể huy động tối đa nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, trước tiên Luật doanh nghiệp phải được triển khai mạnh trên địa bàn tỉnh; đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp với các hình thức thích hợp để tạo ra được một đội ngũ các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích ngày càng tăng cho toàn xã hội.

Tạo sân chơi bình đẳng đối với đầu tư trong nước và ngoài nước cũng như giữa các khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ sự khác biệt về chính sách đất đai, tín dụng, xuất - nhập khẩu.

Để các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn, qua đó nguồn thu của nhà nước từ thành phần này tăng lên, cần khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác liên doanh; mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với những cơ chế thuận lợi; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Nhà nước địa phương cần hoàn thiện khuôn khổ thể chế, pháp lý, nhanh chóng tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để các doanh nghiệp có cơ hội nhiều hơn trong kinh doanh và sản xuất. Đồng thời, rà soát lại các hạng mục thu hút đầu tư với những ngành nghề, sản phẩm đang có sức cạnh tranh

trên thị trường, phù hợp với nhu cầu của tỉnh với các mức khuyến khích đầu tư hấp dẫn. Trong đó, đặc biệt dành ưu tiên cho các dự án thuộc lĩnh vực, ngành nghề mà tỉnh Vĩnh phúc có lợi thế so sánh như: cơ khí chế tạo các loại phụ tùng ô tô và xe máy; các dự án về phát triển các du lịch, khu vui chơi giải trí; các dự án chế biến rau, quả xuất khẩu và các sản phẩm chăn nuôi.

Thứ năm, đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu, ứng dụng và đưa những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Phát triển khoa học và công nghệ cần được thực hiện từ việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, phát triển thị trường công nghệ, chú trọng hợp tác quốc tế, cùng với các giải pháp về vốn đầu tư, tạo ra nhóm giải pháp cơ bản nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Một trong những vấn đề mấu chốt để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh là không ngừng đổi mới công nghệ. Phải coi trọng khoa học công nghệ, trước hết tập trung vào các khâu trọng yếu, các chương trình phát triển và ứng dụng, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển nông thôn.

Trong vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước cần dành một tỷ lệ thích đáng tuỳ theo từng ngành cho đổi mới công nghệ, đảm bảo tốc độ tăng chi cho đổi mới công nghệ cao hơn tốc độ tăng đầu tư cơ bản chung.

Bên cạnh đó cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ. Dành một phần vốn đầu tư cho việc tăng cường các cơ quan làm dịch vụ công nghệ. Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ, chuẩn bị điều kiện để nối mạng với cả nước. Miễn thuế đối với phần vốn dành cho công tác nghiên cứu đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp. Miễn giảm thuế có thời hạn cho các dự án sản xuất thử.

Đẩy mạnh việc áp dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ tin học trong mọi lĩnh vực. Từng bước đưa công nghệ thông tin vào các

lĩnh vực quản lý, kể cả quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Trước mắt, cần dành phần đầu tư nhất định cho việc trang bị hệ thống máy vi tính và đào tạo nhân viên máy tính cho các bộ phận quản lý dữ liệu thông tin kinh tế - xã hội, các bộ phận đầu não quản lý của tỉnh.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp trong giai đoạn tới, các hoạt động khoa học công nghệ cũng cần được triển khai với phương thức tổ chức phù hợp tập trung vào giải quyết các vấn đề của công nghiệp và của các ngành kinh tế khác, theo hướng:

Tổ chức quản lý hoạt động khoa học công nghệ đối với các khu công nghiệp.

Hiện nay, các ban quản lý khu công nghiệp theo sự phân cấp, hoặc thực hiện theo cơ chế ủy quyền đã và đang thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động khoa học công nghệ trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các khu công nghiệp phát sinh nhiều vấn đề về khoa học công nghệ liên quan đến việc chuyển giao công nghệ cũng như các vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Việc quản lý hoạt động khoa học công nghệ đối với các khu công nghiệp phải được hoàn thiện theo hướng đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước song phải tạo ra được môi trường để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường khoa học công nghệ để giải quyết các vấn đề gặp phải.

Nghiên cứu cơ chế để hình thành doanh nghiệp dịch vụ khoa học và công nghệ.

Doanh nghiệp dịch vụ khoa học và công nghệ thực hiện việc tư vấn cho các doanh nghiệp trong công nghiệp nói riêng và trong các hoạt động kinh tế nói chung về các vấn đề liên quan đến lựa chọn công nghệ, chuyển giao công nghệ… Đồng thời, doanh nghiệp dịch vụ khoa học công nghệ chính là một trong những kênh để các doanh nghiệp trong tỉnh có thể nhanh chóng tiếp cận thị trường khoa học và công nghệ.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội trong quá trình phát triển ở Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 79 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)