Năng lượng Việt Nam:
Hiện nay, công ty đang đầu tư dài hạn vào các dự án như dự án Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Hòa Bình, dự án nhà máy B.O.T thủy điện Bảo Lộc, dự án nhà máy thủy điện Nậm Chiến, dự án nhà
máy thủy điện Nậm Xe, dự án thủy điện Nậm Xây Nọi. Trong đó, riêng dự án Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Hòa Bình là công ty đầu tư toàn bộ vốn. Ngoài ra, công ty còn góp vốn cổ phần vào Công ty cổ phần Lai Châu và Công ty cổ phần Lào Cai – là hai công ty chủ yếu hoạt động trong ngành xây dựng. Trong đề tài này, em xin phép chỉ phân tích dự án đầu tư vào Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Hòa Bình.
BẢNG 6: BẢNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ DÀI HẠN
(Dự án Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Hòa Bình) Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện
So sánh TH/KH Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh thu 2009 10,951,000 10,184,100 766,900 -7.00 - Thu từ học phí 9,810,000 9,092,000 -718,000 -7.32 - Thu từ ký túc xá 1,000,000 1,000,000 - 0 - Thu khác 141,000 92,100 -48,900 -34.68 Chi phí 2009 4,306,920 4,863,800 556,880 12.93
Thu nhập trước thuế 2009 6,644,080 5,320,300 -1,323,780 -19.92 Dự án Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Hòa Bình là dự án mà công ty đầu tư 100% vốn. Công ty đã chuẩn bị cho hoạt động đầu tư từ đầu năm 2006. Dự án bắt đầu thời gian xây dựng từ đầu năm 2007 tại khu công nghiệp Lương Sơn với tổng diện tích 74,086m2, được đánh giá là phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu cấp bách về đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật cao phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Theo kế hoạch, tổng mức vốn
đầu tư vào dự án là 81,872,353,000 đồng, và thời gian thu hồi vốn là 8 năm 7 tháng. Năm 2009, trường trung cấp nghề đã đi vào hoạt động và đem lại doanh thu cho công ty. Theo dự kiến, từ năm 2010 trở đi, dự án này sẽ đem lại nguồn doanh thu ổn định lâu dài cho công ty khoảng 14,5 tỷ đồng mỗi năm.
Năm 2009 là năm đầu tiên dự án này đem lại doanh thu cho công ty. Từ bảng 6 ta thấy: Doanh thu của dự án không đạt như dự kiến ban đầu, còn chi phí thì vượt mức dẫn đến thu nhập trước thuế của dự án cũng thấp hơn kế hoạch.
- Là năm đầu tiên đi vào hoạt động, dự án này đem lại cho công ty doanh thu 10,184,100,000 đồng, thấp hơn kế hoạch 766,900,000 đồng, tương ứng tỷ lệ 7%. Sở dĩ như vậy là do nguồn thu từ học phí và từ khoản doanh thu khác không đạt như dự kiến.
+ Về nguồn thu từ học phí: do mới đi vào hoạt động, công tác xây dựng chưa kịp hoàn thiện nên trường trung cấp nghề chưa thực hiện Đào tạo chứng chỉ tin học, ngoại ngữ; Giáo dục văn hóa phổ thông; Thợ bảo trì và sửa chữa máy tính. Đây là nguyên nhân dẫn đến doanh thu từ học phí chỉ đạt 9,092,000,000 đồng, thấp hơn 718,000,000 đồng, tương ứng tỷ lệ thấp 7.32% so với kế hoạch.
+ Về nguồn doanh thu khác: Năm 2009 khoản doanh thu này chỉ đạt 92,100,000 đồng, chêch lệch thấp hơn 48,900,000 đồng, tỷ lệ thấp 34,68% so với kế hoạch. Nguyên nhân là do chỉ thu được từ việc cho thuê xe và mặt bằng cho học viên tập lái, chưa có doanh thu từ các hoạt động như cho thuê mặt bằng khác, dịch vụ ...
- Về chi phí: Năm 2009 chi phí cho hoạt động của trường nghề theo dự
kiến là 4,306,920,000 đồng, bao gồm tiền lương, thưởng cho giáo viên và các khoản chi phí khác như điện, nước, sửa chữa, xăng dầu... Thực tế, khoản chi phí này lên đến 4,863,800,000 đồng, cao hơn 556,880,000 đồng và tỷ lệ cao hơn 12.93% so với kế hoạch. Nguyên nhân của việc chi phí tăng là do năm
2009 giá xăng dầu đã bị tăng lên nhiều so với thời điểm lập kế hoạch cho dự án, đồng thời mức lương tối thiểu của người lao động cũng đã được tăng lên.
Do doanh thu thấp hơn mà chi phí lại bị tăng lên so với kế hoạch nên thu nhập trước thuế cũng chỉ đạt 5,320,300,000 đồng, giảm 1,323,780,000 đồng, tỷ lệ thấp hơn 19,92% so với dự kiến.
Năm 2008, nền kinh tế bị khủng hoảng và suy giảm mạnh mẽ, lạm phát tăng ảnh hưởng đến hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam nói riêng. Dự án Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Hòa Bình triển khai trong thời kỳ nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng.
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM