Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Năng lượng Việt Nam (Trang 30)

BẢNG 3: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA VỐN CỐ ĐỊNH

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. VLĐ bình quân 16,608,270,914 21,815,007,725 24,199,371,885 5,206,736,811 31.35 2,384,364,161 10.93 2. VCĐ bình quân 77,100,926,756 116,701,647,736.5 138,084,337,929.5 39,600,720,981 51.36 21,382,690,193 18.32 - Tài sản cố định 3,699,808,038 10,387,606,750 32,932,450,158 6,687,798,712 180.7 6 22,544,843,408 217.04 - Các khoản đầu

tư tài chính dài hạn 73,341,272,228 106,222,289,096 101,651,063,915 32,881,016,869 44.83 -4,571,225,181 -4.30 - Tài sản dài

hạn khác 119,692,981 91,751,891 3,500,823,857 -27,941,091 -23.34 3,409,071,966 3715.5 VKD bình quân 93,709,197,670 138,516,655,461 162,283,709,815 44,807,457,792 47.82 23,767,054,354 17.16

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên ta thấy qua 3 năm 2007, 2008, 2009, tổng vốn kinh doanh tăng nhanh từ 93,709,197,670 đồng năm 2007 lên 138,516,655,461 đồng năm 2008 và 162,283,709,815 đồng năm 2009. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến năm 2009 thì vốn lưu động chỉ tăng từ 16,608,270,914 đồng đến 24,199,371,885 đồng, trong khi vốn cố định tăng từ 77,100,926,756 đồng đến 138,084,337,929.5 đồng. Như vậy, vốn kinh doanh của Công ty tăng lên chủ yếu là do vốn cố định tăng. Cơ cấu này là hợp lý khi Công ty hoạt động tập trung vào mảng đầu tư tài chính, chủ yếu là đầu tư dài hạn vào các dự án lớn.

Đi sâu phân tích biến động của vốn cố định ta thấy: So với năm 2007, vốn cố định năm 2008 tăng 39,600,720,981 đồng, tỷ lệ tăng 51.36%. Còn so với năm 2008, VCĐ năm 2009 tăng 21,382,690,193 đồng, tỷ lệ tăng 18.32%. Như vậy, năm 2009 VCĐ tăng nhưng mức tăng ít hơn so với mức tăng của năm 2008. Sở dĩ năm 2008 VCĐ của Công ty tăng mạnh là do năm 2008, Công ty đẩy mạnh đầu tư vào dự án Trường Trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật công nghiệp Hòa Bình. Khác với các dự án thủy điện mà Công ty góp vốn, đây là dự án mà công ty đóng góp 100% vốn đầu tư. Năm 2009, Công ty vẫn tiếp tục tăng mức VCĐ đầu tư cho dự án, tuy nhiên nhu cầu vốn đầu tư vào xây dựng và các thiết bị là ít hơn. Mặt khác, năm 2008 giá trị đầu tư của công ty vào dự án nhà máy thủy điện Văn Chấn là 10.840.422.044 đồng, nhưng đến năm 2009, công ty đã bán lại toàn bộ cổ phần cho công ty khác và rút về vốn đầu tư dài hạn từ dự án này.

3.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Đầu tư và Pháttriển Năng lượng Việt Nam: triển Năng lượng Việt Nam:

BẢNG 4: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu (đồng) 14,722,781,814 4,575,192,117 17,026,889,227 -10,147,589,697 -69 12,451,697,110 272 2. Lợi nhuận sau thuế

(đồng) 1,095,176,641 -2,438,843,711 1,214,093,439 -3,534,020,352 -323 3,562,937,150 150 3.VCĐ bình quân (đồng) 77,100,926,756 116,701,647,736. 5 138,084,337,929.5 39,600,720,981 51 21,382,690,193 18 Hệ số phục vụ VCĐ = 1/3 0.191 0.039 0.123 -0.15 -79 0.084 215 Hàm lượng VCĐ = 3/1 5.237 25.507 8.110 20.27 387 -17 -68 Hệ số sinh lợi VCĐ = 2/3 0.014 -0.021 0.009 -0.04 -247 0.03 142

Qua bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ ta thấy:

Doanh thu năm 2008 giảm so với năm 2007 là 10,147,589,697 đồng, tỷ lệ giảm đến 69%, làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 3,534,020,352 đồng, tỷ lệ giảm đến hơn 300%. Doanh thu và lợi nhuận năm 2008 của công ty giảm mạnh là do chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm kinh tế nói chung, đặc biệt là sự suy giảm mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên, năm 2009 công ty đã khôi phục lại tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu 12,451,697,110 đồng, tỷ lệ tăng 272% so với năm 2008, dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng 3,562,937,150 đồng, tỷ lệ tăng 150% so với năm 2008. Bên cạnh đó, VCĐ bình quân cũng có sự thay đổi lớn. Năm 2008 VCĐ tăng 39,600,720,981 đồng, tỷ lệ tăng 51% so với năm 2007. Năm 2009 VCĐ tăng 21,382,690,193 đồng, tỷ lệ tăng 18% so với năm 2008.

Sự thay đổi của doanh thu, lợi nhuận và VCĐ bình quân kéo theo sự thay đổi của hiệu quả sử dụng VCĐ:

- Hệ số phục vụ VCĐ: Năm 2008, một đồng VCĐ tham gia tạo ra 0.039 đồng doanh thu thực hiện trong kỳ, giảm tới 79% so với năm 2007. Còn năm 2009 thì một đồng VCĐ tham gia tạo ra 0.123 đồng doanh thu thực hiện, tăng 215% so với năm 2008.

- Hàm lượng VCĐ: Năm 2008, để tạo ra một đồng doanh thu, công ty phải sử dụng đến 25.507 đồng VCĐ, tăng tới 387 % so với năm 2007. Sang năm 2009, chỉ tiêu này giảm xuống còn 8.11 đồng, tỷ lệ giảm 68% so với năm 2008.

- Hệ số sinh lợi VCĐ: Năm 2009, một đồng VCĐ đầu tư tạo ra 0.009 đồng lợi nhuận. Con số này còn thấp nhưng cũng đã tăng lên 142% so với năm 2008.

BẢNG 5: BẢNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1.Tổng doanh thu trong

kỳ (đồng) 14,722,781,814 4,575,192,117 17,026,889,227 -10,147,589,697 -69 12,451,697,110 272 2.Lợi nhuận trong kỳ

(đồng) 1,095,176,641 -2,438,843,711 1,214,093,439 -3,534,020,352 -323 3,652,937,150 150 3.Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ (đồng) 2,387,105,975. 5 2,446,122,315 9,474,121,942. 5 59,016,339.5 2 7,027,999,627. 5 287 Hệ số phục vụ của TSCĐ = 1/3 6.17 1.87 1.80 -4.30 -70 -0.07 -4

Hệ số sinh lợi của TSCĐ

Từ bảng 5 ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ trong 3 năm vừa qua của công ty có sự biến động lớn do chịu ảnh hưởng từ sự biến động của doanh thu, lợi nhuận và nguyên giá TSCĐ.

Năm 2008, chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm kinh tế nên hoạt động kinh doanh của công ty sụt giảm tương đối nhiều. So với năm 2007, tổng doanh thu năm 2008 giảm 69%; lợi nhuận giảm đến 323%; và nguyên giá TSCĐ tăng 59,016,339.5 đồng, tỷ lệ tăng 2%. Nguyên giá TSCĐ tăng nhẹ, trong lúc doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh kéo theo hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm mạnh. Năm 2007, một đồng vốn đầu tư cho TSCĐ tham gia tạo ra 6.17 đồng doanh thu, nhưng chỉ tiêu này năm 2008 chỉ đạt 1.87 đồng, giảm 4.3 đồng và tỷ lệ giảm 70 %. Cùng xu hướng đó, hệ số sinh lợi của TSCĐ năm 2008 so với năm 2007 giảm 1.46 đồng, từ 0.46 xuống còn -1, tỷ lệ giảm 317%.

Năm 2009, mặc dù công ty đã khôi phục lại tình hình hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu 272%, tăng lợi nhuận 150%; nhưng nguyên giá TSCĐ bình quân cũng tăng lên nhiều (7,027,999,627.5 đồng), tỷ lệ tăng 287%, cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu và lợi nhuận. Do đó, số sinh lợi của TSCĐ tăng 113% nhưng hệ số phục vụ của TSCĐ lại giảm 4%. Sở dĩ doanh thu và lợi nhuận tăng nhưng hệ số phục vụ TSCĐ vẫn giảm là do năm 2009 công ty đầu tư mua thêm nhiều TSCĐ mới phục vụ cho hoạt động đầu tư dài hạn, đặc biệt là việc đầu tư mua xe ô tô tập lái các loại và các thiết bị giảng dạy khác để phục vụ hoạt động của Trường Trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật công nghiệp Hòa Bình. Việc đầu tư này làm nguyên giá TSCĐ bình quân tăng nhưng chưa đem lại hiệu quả sử dụng cao trong năm 2009.

3.4.4. Hiệu quả đầu tư dài hạn của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triểnNăng lượng Việt Nam: Năng lượng Việt Nam:

Hiện nay, công ty đang đầu tư dài hạn vào các dự án như dự án Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Hòa Bình, dự án nhà máy B.O.T thủy điện Bảo Lộc, dự án nhà máy thủy điện Nậm Chiến, dự án nhà

máy thủy điện Nậm Xe, dự án thủy điện Nậm Xây Nọi. Trong đó, riêng dự án Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Hòa Bình là công ty đầu tư toàn bộ vốn. Ngoài ra, công ty còn góp vốn cổ phần vào Công ty cổ phần Lai Châu và Công ty cổ phần Lào Cai – là hai công ty chủ yếu hoạt động trong ngành xây dựng. Trong đề tài này, em xin phép chỉ phân tích dự án đầu tư vào Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Hòa Bình.

BẢNG 6: BẢNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ DÀI HẠN

(Dự án Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Hòa Bình) Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện

So sánh TH/KH Chênh lệch Tỷ lệ (%) Doanh thu 2009 10,951,000 10,184,100 766,900 -7.00 - Thu từ học phí 9,810,000 9,092,000 -718,000 -7.32 - Thu từ ký túc xá 1,000,000 1,000,000 - 0 - Thu khác 141,000 92,100 -48,900 -34.68 Chi phí 2009 4,306,920 4,863,800 556,880 12.93

Thu nhập trước thuế 2009 6,644,080 5,320,300 -1,323,780 -19.92 Dự án Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Hòa Bình là dự án mà công ty đầu tư 100% vốn. Công ty đã chuẩn bị cho hoạt động đầu tư từ đầu năm 2006. Dự án bắt đầu thời gian xây dựng từ đầu năm 2007 tại khu công nghiệp Lương Sơn với tổng diện tích 74,086m2, được đánh giá là phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu cấp bách về đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật cao phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Theo kế hoạch, tổng mức vốn

đầu tư vào dự án là 81,872,353,000 đồng, và thời gian thu hồi vốn là 8 năm 7 tháng. Năm 2009, trường trung cấp nghề đã đi vào hoạt động và đem lại doanh thu cho công ty. Theo dự kiến, từ năm 2010 trở đi, dự án này sẽ đem lại nguồn doanh thu ổn định lâu dài cho công ty khoảng 14,5 tỷ đồng mỗi năm.

Năm 2009 là năm đầu tiên dự án này đem lại doanh thu cho công ty. Từ bảng 6 ta thấy: Doanh thu của dự án không đạt như dự kiến ban đầu, còn chi phí thì vượt mức dẫn đến thu nhập trước thuế của dự án cũng thấp hơn kế hoạch.

- Là năm đầu tiên đi vào hoạt động, dự án này đem lại cho công ty doanh thu 10,184,100,000 đồng, thấp hơn kế hoạch 766,900,000 đồng, tương ứng tỷ lệ 7%. Sở dĩ như vậy là do nguồn thu từ học phí và từ khoản doanh thu khác không đạt như dự kiến.

+ Về nguồn thu từ học phí: do mới đi vào hoạt động, công tác xây dựng chưa kịp hoàn thiện nên trường trung cấp nghề chưa thực hiện Đào tạo chứng chỉ tin học, ngoại ngữ; Giáo dục văn hóa phổ thông; Thợ bảo trì và sửa chữa máy tính. Đây là nguyên nhân dẫn đến doanh thu từ học phí chỉ đạt 9,092,000,000 đồng, thấp hơn 718,000,000 đồng, tương ứng tỷ lệ thấp 7.32% so với kế hoạch.

+ Về nguồn doanh thu khác: Năm 2009 khoản doanh thu này chỉ đạt 92,100,000 đồng, chêch lệch thấp hơn 48,900,000 đồng, tỷ lệ thấp 34,68% so với kế hoạch. Nguyên nhân là do chỉ thu được từ việc cho thuê xe và mặt bằng cho học viên tập lái, chưa có doanh thu từ các hoạt động như cho thuê mặt bằng khác, dịch vụ ...

- Về chi phí: Năm 2009 chi phí cho hoạt động của trường nghề theo dự

kiến là 4,306,920,000 đồng, bao gồm tiền lương, thưởng cho giáo viên và các khoản chi phí khác như điện, nước, sửa chữa, xăng dầu... Thực tế, khoản chi phí này lên đến 4,863,800,000 đồng, cao hơn 556,880,000 đồng và tỷ lệ cao hơn 12.93% so với kế hoạch. Nguyên nhân của việc chi phí tăng là do năm

2009 giá xăng dầu đã bị tăng lên nhiều so với thời điểm lập kế hoạch cho dự án, đồng thời mức lương tối thiểu của người lao động cũng đã được tăng lên.

Do doanh thu thấp hơn mà chi phí lại bị tăng lên so với kế hoạch nên thu nhập trước thuế cũng chỉ đạt 5,320,300,000 đồng, giảm 1,323,780,000 đồng, tỷ lệ thấp hơn 19,92% so với dự kiến.

Năm 2008, nền kinh tế bị khủng hoảng và suy giảm mạnh mẽ, lạm phát tăng ảnh hưởng đến hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam nói riêng. Dự án Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp Hòa Bình triển khai trong thời kỳ nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng.

CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CP

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn cốđịnh của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam: định của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam:

Qua quá trình thực tập nghiên cứu về tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam, đồng thời thông qua các phiếu điều tra đã được thu về, em tổng hợp những thành công đạt được và những mặt còn tồn tại trong công tác sử dụng vốn cố định của công ty như sau:

Thành công:

Trong những năm qua, công ty luôn chú trọng việc hoàn thiện thệ thống thông tin kế toán, đặc biệt là ở mảng đầu tư tài chính và đầu tư vào các dự án. Hoạt động trọng điểm của công ty trong 3 năm gần đây là tập trung vào dự án Trường Trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật công nghiệp Hòa Bình. Công ty hoàn thiện ngay từ khâu chứng từ, sổ sách, bảng biểu kế toán... theo dõi chi tiết mọi mặt của hoạt động đầu tư. Từ đó, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho công tác quản trị.

Cuối năm, quý, tháng, công ty đều tiến hành phân tích để đánh giá kết quả đạt được cũng như những mặt còn tồn tại trong hoạt động đầu tư, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo các hoạt động của công ty.

Công ty đã khẩn trương triển khai và tập trung nguồn vốn, nhân lực để hoàn thành dự án trọng điểm là xây dựng Trường Trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật công nghiệp Hòa Bình. Dự án đang trong thời gian hoàn thiện và trường Trung cấp nghề bước đầu đã đem lại doanh thu cho công ty. Theo dự kiến, khi trường Trung cấp nghề đi vào hoạt động ổn định, từ năm 2011 trở đi sẽ

đem lại cho công ty doanh thu khoảng 14,5 tỷ đồng/ năm. Đây sẽ là nguồn thu ổn định lâu dài cho công ty trong tương lai.

Tồn tại:

Số dư nợ ngân hàng của công ty đang ở mức cao. Hiện nay công ty đang vay và nợ dài hạn ngân hàng 59,684,443,798 đồng. Số dư nợ lớn kết hợp với lãi suất cao dẫn đến chi phí lãi vay cũng cao. Điều này làm giảm hiệu quả đầu tư của công ty.

Công ty đã không hoàn thành kế hoạch trả nợ và lãi vay ngân hàng như dự kiến, gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả đầu tư.

Việc huy động vốn của công ty từ các đối tác vào dự án đầu tư cũng như huy động vốn từ nguồn tín dụng đang gặp khó khăn. Năm 2008, công ty đã không hoàn thành được kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng.

Công ty không trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Do đó, khi thị trường chứng khán sụt giảm mạnh thì hoạt động đầu tư tài chính dài hạn của công ty gặp khó khăn.

Nguyên nhân của những tồn tại:

Tình hình kinh tế khó khăn, đặc biệt, do khủng hoảng kinh tế diễn ra trong năm 2008 nên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đã không được thực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Năng lượng Việt Nam (Trang 30)

w