Được học trong trường 

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khoá cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Nam Định (Trang 44)

- Qua sách báo, tài liệu... - Từ đài, tivi, phim ảnh - Từ mạng Internet - Từ bố, mẹ, người thân - Từ bạn bè, bạn học - Từ các câu lạc bộ - Từ cán bộ dân số - Từ cán bộ y tế - Từ cán bộ đoàn TN 178 237 105 36 96 87 26 26 27 21 59 79 35 12,1 32 29,2 8,6 8,6 9,1 7,1

- Tỷ lệ VTN đánh giá về nguồn cung cấp thông tin SKSS: Qua sách, báo, tài liệu (79,0%), được học trong trường (59%); từ đài, tivi, phim ảnh (35,0%); từ cha mẹ, người thân (32%)...

Biểu đồ 2.1: Ý kiến của VTN về hình thức truyền thông dân số - sức khoẻ sinh sản 67 35 18 12 3 0 10 20 30 40 50 60 70 Gi¸o dôc t¹i tr-êng Gi¸o dôc ngoµi tr-êng C©u l¹c bé VTN TT t- vÊn VTN Kh¸c

40

tại trường (67,0%), giáo dục ngoài trường (34,6%), câu lạc bộ (17,6%), trung tâm tư vấn VTN (12%).

- Nội dung giáo dục về SKSS tại trường được VTN đánh giá là rất tốt và cần thiết (78,3%), tạm được (15,3%), không cần thiết (6,3%).

* Đánh gía kết quả lồng ghép giảng dạy và các kênh truyền thông SKSS VTN.

Biểu đồ 2.2: Ý kiến của VTN về lồng ghép giảng dạy SKSS vào các môn học nội khoá

98.00% 97.00% 97.00%

93.00%

81.00%

72.00%

Sinh vËt GDCD V¨n §Þa lý LÞch sö ThÓ dôc

- Chương trình giảng dạy về SKSS được VTN đánh giá có sự lồng ghép ở nhiều môn học khác nhau: Sinh học (98,00%); Giáo dục công dân (97,00%), Văn (97,00%), Địa lý (93,00%), Lịch sử (81,00%), Thể dục (72,00%).

Để tìm hiểu về mức độ tổ chức GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá trong các trường THPT, thành phố Nam Định, tôi đã đưa ra câu hỏi “Các hoạt động sau đây được tổ chức ở mức độ như thế nào ở trường đồng chí (em)?” với thang đo ở ba mức độ: thường xuyên, thỉnh thoảng và không bao giờ. Câu hỏi này được điều tra trên đối tượng: cán bộ Đoàn, giáo viên (30 người) và học sinh (300 em).

41

Bảng 2.5: Đánh giá của học sinh về mức độ tổ chức các hoạt động ngoại khoá GD SKSS VTN trong trƣờng THPT

Hoạt động Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng %

1. Xây dựng phòng truyền thông Dân

số - SKSS VTN 0 0,0 0 0,0 150 100,0

2. Tổ chức CLB tự quản của học sinh 76 50,7 69 46,0 5 3,3 3. Hòm thư và bảng tin tư vấn 128 85,3 19 12,7 3 2,0

4. Tư vấn trực tiếp 39 26,0 87 58,0 24 16,0

5. Giao lưu giữa giáo viên và cha mẹ

học sinh về các vấn đề SKSS VTN 27 18,0 96 64,0 27 18,0 6. Thảo luận nhóm và trò chơi khám

phá về SKSS VTN 141 94,0 9 6,0 0 0,0

7. Xem băng hình giải đáp thắc mắc 35 23,3 103 68,7 12 8,0 8. Giao lưu với các nhà chuyên môn

về SKSS VTN 38 25,3 112 74,7 0 0,0

9. Giao lưu tiếng nói người trong

cuộc 0 0,0 17 11,3 133 88,7

10. Tổ chức tham quan dã ngoại về

chủ đề SKSS VTN 16 11,7 85 56,7 49 32,6

11. Thi tìm hiểu và giao lưu về SKSS

42

Bảng 2.6: Đánh giá của cán bộ Đoàn và giáo viên về các hoạt động ngoại khoá GD SKSS VTN trong trƣờng THPT

Hoạt động Mức độ Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL %

1. Xây dựng phòng truyền thông Dân số -

SKSS VTN 30 100,0

2. Tổ chức CLB tự quản của học sinh 21 70 9 30,0 0 0,0 3. Hòm thư và bảng tin tư vấn 24 80 6 20,0 0 0,0

4. Tư vấn trực tiếp 16 53,3 14 46,7 0 0,0

5. Giao lưu giữa giáo viên và cha mẹ học

sinh về các vấn đề SKSS VTN 7 23,3 18 60,0 5 16,7 6. Thảo luận nhóm và trò chơi khám phá về

SKSS VTN 19 63,3 11 36,7 0 0,0

7. Xem băng hình giải đáp thắc mắc 7 23,3 20 66,7 3 10,0 8. Giao lưu với các nhà chuyên môn về

SKSS VTN 13 43,3 17 56,7 0 0,0

9. Giao lưu tiếng nói người trong cuộc 0 0,0 20 66,7 10 33,3 10. Tổ chức tham quan dã ngoại về chủ đề

SKSS VTN 4 13,3 25 83,3 1 3,3

11. Thi tìm hiểu và giao lưu về SKSS

VTN 18 60 12 40,0 0 0,0

Từ những số liệu trong 2 bảng trên, cho thấy:

- 4/11 hoạt động có từ 51% - 94% đối tượng đánh giá là được tổ chức thường xuyên, đó là:

+ Thảo luận nhóm và hoạt động trò chơi khám phá về SKSS VTN, hòm thư và bảng tin tư vấn, thi tìm hiểu và giao lưu về SKSS VTN, tổ chức CLB tự quản của học sinh.

- 3/11 hoạt động được đối tượng đánh giá là tổ chức không thường xuyên như: tư vấn trực tiếp, xem băng hình giải đáp thắc mắc, giao lưu với các nhà chuyên môn về SKSS VTN.

43

- 4/11 hoạt động được đánh giá là không tổ chức hoặc thỉnh thoảng mới tổ chức là: Xây dựng phòng truyền thông dân số - SKSS VTN; Giao lưu tiếng nói người trong cuộc, tổ chức tham quan dã ngoại về chủ đề SKSS VTN; Giao lưu giữa giáo viên và cha mẹ học sinh về các vấn đề SKSS VTN.

Như vậy, trong các trường THPT thành phố Nam Định, GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá thường tập trung vào các hoạt động bề nổi như: Thi tìm hiểu và giao lưu, Thảo luận nhóm và trò chơi khám phá. Các hoạt động này thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Các hoạt động được đánh giá là không tổ chức hoặc tổ chức không thường xuyên như những hoạt động gắn với những hiểu biết sâu về SKSS VTN, những kỹ năng sống, gắn với thực tế. Thực trạng này xuất phát từ nguyên nhân khách quan: sự hạn chế về CSVC, kinh phí ngành giáo dục đang tập trung cao độ vào các hoạt động trọng điểm của sự đổi mới giáo dục. Nguyên nhân chủ quan do ảnh hưởng của nền văn hoá phương Đông nên lực lượng tham gia hoạt động GD SKSS VTN còn chưa chủ động, mặt khác các hoạt động này còn mới mẻ nên các nhà tổ chức GD SKSS VTN không lựa chọn.

Nhận định này được làm rõ hơn khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn đại diện học sinh với câu hỏi: “Em hãy kể tên các hoạt động ngoại khoá được tổ chức thường xuyên ở trường em”. Đa số các em có câu trả lời giống nhau “Đó là các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi tìm hiểu theo chủ đề vì các hoạt động này cho phép cùng một lúc nhiều học sinh tham gia và phù hợp với sở thích, nhu cầu của các em”.

Câu trả lời của cán bộ giáo viên, cán bộ Đoàn TN và cán bộ công đoàn trong các trường cũng tương tự: “Trong nhiều năm học, hoạt động ngoại khoá được tổ chức sôi nổi nhưng chỉ tập trung vào các hoạt động bề nổi như văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao... nhân các ngày lễ lớn”.

Từ thực trạng trên chúng tôi nhận thấy rằng cần phải có sự điều chỉnh về nội dung của mỗi hoạt động cũng như mở rộng hơn nữa các hoạt động mang tính chiều sâu gắn với kiến thức, kỹ năng sống cho VTN, có như vậy mới góp

44

phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Đây cũng là nguyện vọng chung của rất nhiều học sinh - VTN vì thực tế không phải em nào cũng có năng khiếu để tham gia các hoạt động bề nổi trong khi nhu cầu được giải đáp các thắc mắc, tìm hiểu về SKSS VTN của các em nảy sinh, diễn ra hàng ngày. Các em đều mong muốn được cung cấp thông tin đầy đủ, những hiểu biết chính xác, kỹ năng sống phù hợp, kịp thời về SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá để không ảnh hưởng đến thời gian học tập văn hoá.

* Thực trạng học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá về GD SKSS VTN

Để nghiên cứu thực trạng học sinh tham gia hoạt động ngoại khoá về GD SKSS VTN như thế nào trong trường THPT, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Em đã tham gia GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá trong nhà trường ở mức độ nào?” (tỉ lệ %) với 4 mức độ đo: thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi và không bao giờ. Câu hỏi được khảo sát ở 300 học sinh. Kết quả như sau:

Biểu đồ 2.3: Thực trạng học sinh tham gia GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá.

12%

39% 41%

8%

Tû lÖ häc sinh kh«ng bao giê tham gia

TØ lÖ häc sinh thØnh tho¶ng tham gia

TØ lÖ häc sinh tham gia th-êng xuyªn

TØ lÖ häc sinh hiÕm khi tham gia

- Có 41% học sinh tham gia thường xuyên vào các hoạt động ngoại khoá GD SKSS VTN, 39% học sinh thỉnh thoảng, 8% học sinh hiếm khi tham gia và 12% học sinh không bao giờ tham gia vào hoạt động này.

Số lượng học sinh tham gia thường xuyên các hoạt động ngoại khoá GD SKSS VTN được đánh giá là những học sinh năng động, nhiệt tình, hiểu được lợi ích của hoạt động đối với bản thân và xã hội. Đa số các em là những học

45

sinh có thành tích khá trong học tập và thích tham gia các hoạt động của nhà trường.

Số lượng học sinh thỉnh thoảng tham gia (39%) hoặc hiếm khi tham gia (8%) vào các hoạt động ngoại khoá về GD SKSS VTN bởi vì các hoạt động này chưa thu hút hết học sinh, đặc biệt là các em không có năng khiếu hoạt động bề nổi, không thích tham gia các hoạt động tập thể. Tâm lý các em còn ngại ngùng, e dè khi nói đến chủ đề SKSS VTN. Bên cạnh đó, các em không được sự ủng hộ từ phía cha mẹ mình.

Một tỉ lệ không nhỏ (12%) học sinh không bao giờ tham gia hoạt động GD SKSS VTN bởi các em cho rằng hoạt động này chưa hấp dẫn và còn chiếm nhiều thời gian học tập.

Như vậy, nhìn vào kết quả khảo sát để đánh giá mức độ tham gia của học sinh vào việc GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá trong các trường THPT thành phố Nam Định còn có nhiều hạn chế về nội dung, hình thức, chưa thu hút được toàn thể học sinh tham gia. Bản thân học sinh là chủ thể của các hoạt động trong nhà trường, nếu các em tham gia đầy đủ và nhiệt tình thì sẽ tác động to lớn đến kết quả học tập và rèn luyện. Thông qua đây chúng tôi thấy rằng cần làm cho học sinh và phụ huynh học sinh có nhận thức đầy đủ hơn nữa về tầm quan trọng của hoạt động GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá đối với việc rèn luyện và hình thành nhân cách, kỹ năng sống.

* Thực trạng nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của công tác GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá.

Để làm rõ thực trạng này, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Theo bạn, GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá có ý nghĩa như thế nào đối với việc học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách” với thang đo ở bốn mức độ sau: rất quan trọng, quan trọng, bình thường và không quan trọng. Câu hỏi này được điều tra trên 300 học sinh. Kết quả thu được như sau:

46

Biểu đồ 2.4: Nhận thức tầm quan trọng của GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá

Kết quả khảo sát cho thấy:

- GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá có ý nghĩa đối với việc học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách là rất quan trọng (63%); quan trọng (32%); chỉ có 5% ý kiến cho là bình thường.

Như vậy, có thể khẳng định rằng hầu hết học sinh đều nhận thấy được ý nghĩa của GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá đối với học tập rèn luyện và phát triển nhân cách.

* Để tìm hiểu hiệu quả GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá trong các trường THPT thành phố Nam Định, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo bạn, việc GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá ở trường THPT tổ chức đạt kết quả như thế nào?” với thang đo ở mức độ: rất tốt, tốt, bình

thường và kém. Câu hỏi này cũng được tiến hành khảo sát trên 300 học sinh. Kết quả thu được như sau:

63% 32%

5% Rất quan trọng

Quan trọng Bình thường

47

Biểu đồ 2.5: Hiệu quả của GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá.

50% 15% 35% RÊt tèt Tèt B×nh th-êng

- 15% học sinh được hỏi cho rằng GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khóa được tổ chức trong các trường THPT thành phố Nam Định đạt kết quả rất tốt. Kết quả này có sự tác động rất lớn đến kết quả hoạt động chung của nhà trường và tạo không khí thoải mái cho học sinh tham gia hoạt động và học tập.

- 35% học sinh được hỏi cho rằng kết quả GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá trong trường THPT là tốt.

- 50% học sinh được hỏi cho rằng kết quả GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá trong trường THPT là bình thường. Kết quả này phản ánh thực tế sự hứng thú khi tham gia GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá của học sinh không cao, GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá chưa tạo được sức lôi cuốn đối với học sinh và do đó ảnh hưởng không tốt đến công tác quản lý GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá.

* Thực trạng các lực lượng tổ chức GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá.

Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Theo bạn, trong trường THPT, lực lượng nào thường xuyên đứng ra tổ chức GD SKSS

48

VTN thông qua hoạt động ngoại khoá cho học sinh?”. Câu hỏi này được tiến hành trên 300 học sinh. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7: Thực trạng các lực lƣợng tổ chức GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá

Các lực lƣợng Mức độ thƣờng xuyên

Số lƣợng %

Đoàn thanh niên 246 82

Công đoàn 15 5

Các tổ chuyên môn 12 4

Giáo viên chủ nhiệm 27 9

- Về lực lượng thường xuyên tổ chức GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá cho học sinh thu được kết quả như sau: Đoàn thanh niên (82%); Giáo viên chủ nhiệm (9%); Công đoàn (5%); Các tổ chuyên môn (4%). Như vậy, từ những số liệu về thực trạng tổ chức GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá cho học sinh các trường THPT thành phố Nam Định, chúng tôi có thể kết luận rằng mức độ tham gia GD SKSS VTN của GVCN, tổ chuyên môn, công đoàn và nhà trường còn quá ít, không thường xuyên, chưa phát huy được vai trò nòng cột của mình trong hoạt động này. Về cơ bản Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong các trường THPT đã thực hiện được vai trò của mình với tư cách là lực lượng tổ chức GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá. Tuy nhiên, GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá mới chỉ tập trung ở một số hoạt động cụ thể mang tính bề nổi, hình thức tổ chức còn đơn điệu, lẻ tẻ; Các lực lượng tham gia tổ chức và phối hợp còn hạn chế, hiệu quả GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá còn chưa cao. Thực trạng này theo tôi có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có nguyên nhân nằm ở khâu quản lý các hoạt động GD SKSS VTN.

49

2.3.2. Vấn đề quản lý giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khoá trong các trường trung học phổ thông thành phố Nam Định

Để nghiên cứu thực trạng quản lý GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp cán bộ lãnh đạo, cán bộ Đoàn, đại diện các đơn vị và học sinh dựa trên các tiêu chí sau:

+ Nhận thức của các lực lượng về sự cần thiết phải sử dụng các biện pháp quản lý trong tổ chức GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá.

+ Mức độ ảnh hưởng (vai trò) của công tác quản lý đến hiệu quả của GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khoá cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Nam Định (Trang 44)