Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khoá cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Nam Định (Trang 84)

9. Cấu trúc luận văn

3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp

80

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định rằng giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt, các quá trình trong bản thân một sự vật hiện tượng vừa có sự tồn tại độc lập tương đối vừa có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại và quy định, chuyển hoá lẫn nhau. Cơ sở lý luận trên giúp chúng ta có thể khẳng định rằng các biện pháp quản lý hoạt động nói chung cũng như biện pháp quản lý GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá được đề cập ở trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các biện pháp được thể hiện như sau:

Trước hết, việc thực hiện các biện pháp không thể tách rời mà phải được thực hiện trong sự thống nhất về mục đích, nằm trong kế hoạch chung. Khi thực hiện các biện pháp sẽ hỗ trợ, tác động, bổ sung và quy định lẫn nhau. Chỉ có thực hiện tốt các biện pháp mới đem lại hiệu quả cao cho hoạt động và ngược lại nếu một trong các biện pháp đó không được thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung của hoạt động. Cụ thể:

+ Biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức và bồi dưỡng động cơ tham gia GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá cho học sinh là biện pháp đầu tiên và giữ vị trí rất quan trọng. Vì khi xác định được động cơ đúng đắn thì các học sinh sẽ có ý thức và nhiệt tình tham gia các hoạt động ngoại khoá về GD SKSS VTN. Do đó có thể khẳng định rằng biện pháp bồi dưỡng động cơ tham gia GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá cho học sinh là tiền đề, điều kiện để thực hiện tốt các biện pháp còn lại.

Ví dụ khi thực hiện biện pháp quản lý các thành phần tham gia GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá, nếu các thành viên không tự giác, không xác định đúng đắn cho mình động cơ tham gia thì dù cán bộ đoàn, giáo viên có quản lý, có theo dõi sát sao như thế nào chăng nữa cũng không thể đem lại hiệu quả như ý muốn được. Khi thực hiện biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá, nếu học sinh không có động cơ tham gia GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá một cách đúng đắn thì họ sẽ tham gia một cách bị động, đối phó và như vậy họ cũng sẽ coi thường việc kiểm tra, đánh giá.

81

+ Biện pháp quản lý các điều kiện tổ chức GD SKSS VTN cũng là biện pháp rất quan trọng vì chỉ có thực hiện tốt biện pháp này thì mới có thể góp phần thành công trong việc thực hiện các biện pháp khác vì trên thực tế không có hoạt động quản lý cũng như tổ chức GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá nào mà không cần có những điều kiện cơ sở vật chất như tài chính, tài liệu tuyên truyền, băng zôn, khẩu hiệu, sân chơi...

+ Biện pháp quản lý xây dựng và triển khai kế hoạch GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá sẽ tạo ra bản kế hoạch khoa học, phù hợp và do đó mới đảm bảo điều kiện thực hiện các biện pháp quản lý khác như quản lý nội dung hoạt động, quản lý thành phần tham gia hoạt động.

+ Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá, khen thưởng trong quá trình tổ chức GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá là vô cùng quan trọng. Khi thực hiện tốt biện pháp quản lý này thì sẽ làm tốt công tác thi đua khen thưởng, đánh giá, kiểm tra và do đó tạo ra sự công bằng, tạo ra động lực để có thể thực hiện tốt các biện pháp quản lý khác.

Tóm lại, tất cả các biện pháp quản lý đã đề cập ở trên đều quan trọng và rất cần thiết đối với tổ chức GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THPT ở thành phố Nam Định nói riêng. Trong quá trình tổ chức và quản lý GD SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khoá, các cán bộ đoàn trường, giáo viên không được bỏ biện pháp quản lý nào, không được xem nhẹ hay tuyệt đối hoá biện pháp quản lý nào mà cần thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ.

82

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp.

Sơ đồ trên giúp cho chúng ta hiểu được bản chất, logic, cấu trúc của các biện pháp quản lý làm cho hệ thống các thành tố, động cơ, thái độ, kế hoạch, nội dung, phương pháp, việc kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo và công tác xã hội hoá giáo dục, vận động và kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua quản lý ở nhà trường. Nhằm tạo ra cho người học thực hiện được mục tiêu giáo dục của cấp học đề ra.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khoá cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Nam Định (Trang 84)