Giới thiệu
76. Bia không cồn xuất hiện tại Mỹ từ năm 1917, khi chính phủ lúc bấy giờ cấm sản xuất và buôn bán thức uống có cồn. Theo nhà sản xuất, bia không cồn cũng được làm từ lúa đại mạch, gạo, hoa bia như nhiều loại bia khác trên thị trường. Chỉ có một điểm khác là trong quá trình sản xuất, phần lớn chất cồn đã được tách ra khỏi bia thành phẩm nhờ quá trình chưng cất nên người uống sẽ không bị say.
Quy trình sản xuất bia không cồn
77. Quá trình sản xuất bia không cồn bắt đầu giống bia truyền thống. Thực tế nó là sự lặp lại của toàn bộ các bước, từ việc nghiền đại mạch, nấu bia, cho thêm hoa bia (hoa
houblon) và thậm chí cả lên men. Nhưng trong khi bia có cồn sẽ được đóng chai ngay khi quá trình trên kết thúc, thì bia không cồn sẽ phải bắt đầu quá trình loại bỏ cồn.
78. Cách thông dụng nhất để loại bỏ cồn khỏi bia là dùng nhiệt. Như chúng ta đã biết, cồn có nhiệt độ sôi thấp hơn nước (ở độ cao bằng với mực nước biển là khoảng 80oC). Bia đã lên men sẽ được đun nóng và giữ ở nhiệt độ đó cho tới khi dung dịch chỉ còn độ rượu là 0.5 độ. Tuy nhiên, nhiệt sẽ làm biến đổi đáng kể mùi vị của bia, bởi vì khi đó các nguyên liệu sẽ bị nấu thêm một lần nữa. Để hạn chế điều đó, một vài nhà sản xuất sử dụng phương pháp chưng cất chân không. Nhờ việc thay đổi áp suất không khí, nhiệt độ sôi của rượu có thể giảm xuống tới mức 50oC, mức nhiệt không làm ảnh hưởng nhiều tới mùi vị bia.
Lợi ích từ bia không cồn
79. Đặc điểm khác biệt của bia không cồn chính là hàm lượng cồn thấp, không gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh và sức khỏe người tiêu dùng. Đó là lý do mà các loại bia không cồn và bia có nồng độ cồn thấp đang ngày càng được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là ở các nước phát triển, nơi mà người tiêu dùng có đời sống vật chất và văn hóa cao. Các loại bia này thích hợp với phụ nữ, những người cần sự tỉnh táo, chẳng hạn những người điều khiển các phương tiện giao thông.
80. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, bia không cồn dù được tách cồn nhưng vẫn mang giá trị dinh dưỡng cao. Có thể kể đến như chất silic trong bia là thành phần quan trọng giúp tăng cường khoáng chất cho xương, giúp ngăn ngừa loãng xương; hay chất acid folic và sắt rất tốt cho phụ nữ mang thai. Bia không cồn còn có thể giúp giảm mức cholesterol, đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ tích tụ mỡ gây nghẽn mạch máu. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2010 trên 38.000 người Mỹ đã kết luận bia có cồn giúp giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2, nếu được dùng đều đặn.
Thị trường sản phẩm bia không cồn
Tình hình tiêu thụ bia không cồn trên Thế giới
81. Theo tờ The Economist (Mỹ), lượng tiêu thụ bia không cồn trên thế giới đã tăng mạnh trong những năm gần đây nhờ sức mua từ thị trường Trung Đông, sau khi người đạo Hồi bắt đầu được phép sử dụng loại sản phẩm này. Bên cạnh đó, bia không cồn cũng bắt đầu được nhiều thị trường ở châu Âu và châu Á tiêu thụ mạnh nhờ tốt cho sức khỏe mà người uống lại không bị ảnh hưởng bởi chất cồn.
Hình 13: Sản phẩm bia không cồn
82. Ở các nước phát triển, xu hướng chung cũng đang giảm dần tiêu thụ thức uống có cồn. Theo một báo cáo do Tổ chức Y tế Thế giới công bố năm ngoái, mức tiêu thụ thức uống có cồn bình quân đầu người tại châu Âu đã giảm 12,4% trong giai đoạn 1990 - 2010. Trong khi đó, theo The Economist mức tiêu thụ bia không cồn toàn thế giới đạt 2.2 tỷ lít, tăng 80% trong vòng 5 năm qua. Năm 2012, thị trường sản xuất bia nồng độ cồn thấp và bia không cồn nhiều nhất là Tây Ban Nha khoảng 584 triệu lít/năm, kế tiếp là Đức 348.9 triệu lít/năm. Tốc độ tăng trưởng doanh số bán bia không cồn và bia có nồng độ cồn thấp ở Mỹ giảm dưới 0%, Úc và Pháp giảm < -10%, của Nhật Bản tăng mạnh khoảng 35%, kế tiếp là Canada 19%, Anh 9%.
83. Ngành sản xuất bia không cồn mang lại doanh thu hàng tỷ đôla cho Đức và đây cũng là quốc gia sở hữu nhiều tên tuổi bia nổi tiếng nhất như Beck's, Ottingger, Clausthaler, Erdinger...
84. Buckler là đại diện nổi tiếng nhất của Hà Lan, vì đây là một trong những thương hiệu thuộc hãng Heniken.
Thị trường bia không cồn hiện nay tại Việt Nam
85. Tại Việt Nam, bia không cồn đã xuất hiện một thời gian dưới dạng các sản phẩm nhập khẩu hoặc xách tay và được gọi thông dụng bằng cái tên “bia chay”. Có thể kể đến như bia Bavaria 0% cồn của Hà Lan; bia OeTTinger 0.5% cồn của Đức có giá từ 20.000 - 32.000 đồng/lon hoặc chai nhưng phần lớn vẫn chưa được nhiều người biết đến.
Tiềm năng thị trường tiêu thụ và sản xuất bia không cồn tại Việt Nam
86. Tần suất uống bia có cồn tại Việt Nam chủ yếu ở lứa tuổi 20 – 40 (khoảng 31 triệu dân). Tần suất uống bia thấp nhất là nhóm dân số có độ tuổi từ 18 - 19 chiếm khoảng 5 - 7% dân số và độ tuổi này được phép sử dụng đồ uống có cồn (như bia có cồn). Tuy nhiên đang trong lứa tuổi học tập, việc uống bia có cồn thường xuyên có ảnh hưởng lớn đến học tập. Người cao tuổi (> 65 tuổi) chiếm khoảng 18% dân số là đối tượng không uống bia có cồn vì lí do sức khỏe. Trong khi đó, trẻ em dưới 18 tuổi chiếm khoảng 28% dân số là đối tượng cấm sử dụng đồ uống có cồn nhưng hoàn toàn có thể sử dụng bia không cồn. Vì vậy, một thị trường cho sản phẩm bia không cồn có lợi cho sức khỏe là hoàn toàn khả thi tại Việt Nam.
Hình 14: Sản phẩm bia Sagota
bia Sài Gòn - Bình Tây đã cho ra mắt Sagota – loại bia uống không say mới, đóng lon 330ml và dự kiến được bán với mức giá 12.000 đồng/lon.
88.
Tóm lại, muốn khai thác được tiềm năng tiêu thụ bia không cồn tại Việt Nam, các hãng sản xuất bia ở Việt Nam nên đặc biệt quan tâm cho định hướng phát triển đa dạng hóa sản phẩm và tại thời điểm này việc lựa chọn sản xuất bia không cồn mang đặc trưng hương vị người Việt là chiến lược đúng đắn cho các doanh nghiệp vừa bắt kịp xu hướng phát triển công nghệ sản xuất bia không cồn trên thế giới vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh. 89. 90. 91. 92. 93. KẾT LUẬN
94. Công nghiệp sản xuất bia đang là ngành tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và có hiệu quả kinh tế, vì vậy trong mấy năm qua sản xuất bia đã có những bước phát triển khá nhanh do mức tăng trưởng, mức tiêu dùng bia ngày càng cao. Tuy nhiên, ở nước ta nguyên liệu cho quá trình sản xuất bia chiếm đến 60 - 70% phải nhập ngoại, trong đó có malt. Với điều kiện khí hậu của các vùng cao vào mùa đông của nước ta có thể trồng đại mạch để thay thế được 30 - 40% malt bia ngoại nhập, nhằm làm giảm giá thành sản phẩm.
95. Việc uống bia hoàn toàn không có hại cho sức khỏe nếu chúng ta biết sử dụng đúng cách. Vì vậy chúng ta phải biết sử dụng bia một cách hợp lý - đừng lạm dụng, để bia trở thành một loại thức uống bổ dưỡng tốt cho sức khỏe.