Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 47)

Trên đây là những hạn chế còn tồn tại trong dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội những năm vừa qua. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, có nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân ngân hàng, nhưng cũng có những

nguyên nhân khách quan khó tránh khỏi. Hãy cùng xem xét từ những tác động bên ngoài, những nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, hiện nay ở việt nam chưa có một hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế. Cho tới nay, pháp lệnh ngân hàng đã ra đời được 20 năm. Tuy nhiên trong suốt 20 năm nay, tuy đã có nhiều thay đổi và bước phát triển mới của hệ thống ngân hàng từ quy mô kinh doanh sản xuất tới các sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường, đặc biệt là dịch vụ thanh toán quốc tế nhưng vẫn chưa hề có một văn bản pháp luật nào để điều chỉnh hoạt động này. Các ngân hàng buộc phải dựa vào các văn bản, quy ước và thông lệ quốc tế trong lịch vực thanh toán quốc tế để thực hiện các giao dịch cho khách hàng như UCP 600, URC, eUCP …

Thứ hai, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, đặc biệt là từ phía các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có hàng chục các ngân hàng thương mại nội địa lớn nhỏ, ngân hàng nào cũng có bộ phận thanh toán quốc tế của mình. Không những thế, kể từ sau năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì lĩnh vực ngân hàng cũng dần được mở cửa hơn đối với các ngân hàng nước ngoài, trong số các dịch vụ được phép mở rộng kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài có dịch vụ thanh toán quốc tế. Đây chính là cơ hội cho các ngân hàng lớn trên thế giới đang có mặt tại Việt Nam như HSBC, ANZ, Standard & Chartered Bank mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Trước khi họ chỉ cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế chủ yếu cho các khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam thì hiện nay họ đã được phép cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp trong nước. Với một tiềm lực tài chính mạnh mẽ, uy tín lớn trên quốc tế cũng với hàng loạt các sản phẩm thanh toán quốc tế truyền thống cũng như các sản phẩm thanh toán quốc tế chuyên biệt của từng ngân hàng, đây quả là mối đe dọa lớn cho các ngân hàng tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng.

Thứ ba, nhiều vướng mắc từ chính khác hàng đã ảnh hưởng tới dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội .Trình độ hiểu biết nghiệp vụ quy trình thanh toán quốc tế của khách hàng vẫn còn hạn chế. Khách hàng nhiều khi chưa hiểu biết được quy trình thực hiện nghiệp vụ, thậm chí còn thực hiện sai quy trình, khai báo không chính xác và thường phó mặc cho ngân hàng. Điều này gây không ít khó khăn cho ngân hàng để phải sửa chữa cũng như thông báo lại cho doanh nghiệp gây mất thời gian cho cả hai phía. Bênh cạnh đó, khách hàng của Ngân hàng TMCP Quân Đội có rất nhiều các doanh nghiệp còn non trẻ, với ít kinh nghiệp giao dịch quốc tế cũng như nguồn vốn không được vững chắc, thường xuyên phải sử dụng vốn vay của ngân hàng. Không chỉ có vậy, ngân hàng còn phải đắn đo giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của khách hàng, nhiều lần do vì muốn giữ chân khách hàng, bảo vệ lợi ích của khách hàng mà Ngân hàng TMCP Quân Đội phải từ chối thanh toán cho đối tác nước ngoài, gây ảnh hưởng tới mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài.

Bên cạnh đó, nguyên nhân thứ tư là tình hình kinh tế trong nước và quốc tế trong năm vừa qua có nhiều biến động. Một mặt đồng USD liên tục mất giá so với các ngoại tệ khác do gói kích thích kinh tế khổng lồ từ Hoa Kỳ, mặt khác tại thị trường Việt Nam liên tục có những cơn sốt và gây nên tình trạng khan hiếm USD tại thị trường Việt Nam. Điều này cản trở phần nào việc thanh toán quốc tế của toàn bộ các ngân hàng thương mại trong nước chứ không riêng gì Ngân hàng TMCP Quân Đội. Rất may là qua hai lần điều chỉnh tỉ giá của ngân hàng nhà nước, thì hiện nay cung cầu USD đã cân bằng trở lại và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế.

Những nguyên nhân khách quan trên là một phần nguyên nhân cho những hạn chế của dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, tuy nhiên không thể nào đỗ lỗi hết cho khách quan mà quên mất những nguyên nhân từ chính cách thức hoạt động của ngân hàng. Dưới đây là những nguyên nhân chủ quan gây ra những hạn chế này.

Nguyên nhân chủ quan :

Thứ nhất, hiện nay thì với số vốn điều lệ đạt 5300 tỷ đồng, chưa thể coi Ngân hàng TMCP Quân Đội là một ngân hàng lớn ở Việt Nam. Với nguồn lực tài chính có hạn, cộng thêm việc hạn chế tối đa rủi ro nên mức yêu cầu kí quĩ của ngân hàng vẫn còn ở mức cao làm giảm sức hấp dẫn với khách hàng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay thì các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kí quĩ ở mức quá cao thì có thể sẽ gây lãng phí vốn cho các doanh nghiệp này. Cũng vì vậy mà nhiều doanh nghiệp tìm tới các ngân hàng khác như Vietcombank, Techcombank …

Thứ hai, như đã nói ở trên, marketing cho dịch vụ thanh toán quốc tế hầu như chưa có gì nổi bật, chưa mang bản sắc riêng của ngân hàng. Ngoài ra thì hoạt động marketing chung của ngân hàng cũng chưa được quan tâm đúng mức, hoạt động marketing vẫn còn thụ động, chưa lôi kéo được nhiều khách hàng.

Thứ ba, hiện nay với mạng lưới chi nhánh là 103 điểm trên cả nước, như vậy chỉ trung bình 1,6 điểm một tỉnh thành thì con số này quả thật quá nhỏ bé. Nhìn vào mạng lưới hoạt động của hàng loạt các ngân hàng khác chúng ta có thể thấy được một sự chênh lệch vô cùng lớn: Agribank với 2230 điểm, Vietcombank với 145 điểm, Techcombank với hơn 200 điểm giao dịch.

Thứ tư, đội ngũ nhân viên viên của Ngân hàng TMCP Quân Đội với tuổi đời còn rất trẻ, năng động, giỏi ngoại ngữ. Tuy nhiên về mặt kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng hạn chế, ít cọ xát trên thị trường thanh toán quốc tế.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w