Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ nhân viên

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 60)

Để có thể thực hiện được mục tiêu phát triển ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng, nguồn lực quan trọng nhất cần được quan tâm đó chính là đội ngũ cán bộ nhân viên. Công tác đào tao, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế là điều tất yếu để có thể phát triển dược dịch vụ thanh toán quốc tế một cách toàn diện cả về số lượng lẫn chất lượng.

Trong phương hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội, dịch vụ thanh toán quốc tế sẽ được mở rộng và phát triển, các sản phẩm dịch vụ mới sẽ dần được đưa vào cung cấp cho khách hàng. Để làm được điều đó thì các nguồn lực phải được chuẩn bị thật kĩ lưỡng mà trong đó nguồn nhân lực chính là cơ sở cho việc phát triển dịch vụ này. Dịch vụ thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ thực tế đồi hỏi phải có nhiều kinh

nghiệm, ngoài ra người cán bộ thanh toán quốc tế không chỉ yêu cầu phải giỏi về chuyên môn thanh toán quốc tế mà còn có thêm các kỹ năng mềm khách như giao tiếp, phân tích, đàm phán ký kết hợp đồng để có thể biết được các điều khoản nào có lợi cho khách hàng, cho ngân hàng và ngược lại, từ đó tư vấn cho khách hàng nên rút kinh nghiệm cho những lần giao dịch sau. Như vậy sẽ tạo tâm lý tin tưởng hơn từ phía khách hàng, một lần nữa khẳng định được khẩu hiệu “Vững vàng - tin cậy” của ngân hàng.

Với mục tiêu đã được đề ra như trên, một số chính sách phát triển nguồn nhân lực đã được đề ra và trong những năm tới nên tiếp tục tăng cường hơn nữa đó là:

Thứ nhất, đạo tạo nghiệp vụ chuyên sâu. Kinh nghiệm làm việc của các cán bộ sẽ được tích lũy dần dần qua thời gian làm việc, tuy nhiên để phát triển được dịch vụ thanh toán quốc tế một cách nhanh chóng thì đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu là điều hết sức cần thiết. Ngoài ra, những kiến thức bổ trợ khác cho công tác nghiệp vụ thanh toán quốc tế như kiến thức liên quan tới INCOTERMS, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm v.v… cũng nên được bồi dưỡng liên tục cho các nhân viên thanh toán quốc tế.

Thứ hai là công tác tuyển chọn cán bộ, Ngân hàng TMCP Quân Đội nên có nhiều chính sách để thu hút những cán bộ giỏi chuyên môn từ chính các đối thủ khác trên thị trường. Điều này vừa giúp Ngân hàng TMCP Quân Đội giải quyết được công tác thiếu hụt nhân sự, vừa làm giảm được chất lượng nhân lực của đối thủ, thậm chí còn có thể lôi kéo được những khách hàng đã quen làm việc với những nhân viên này. Không chỉ vậy, khi có một nhân viên mới có trình độ về làm việc, nó sẽ tạo ra một không khí mới tích cực hơn trong môi trường làm viêc, mọi nhân viên khác sẽ cố gắng hơn để không đánh mất vị trí của mình hay nhân viên mới đó có thể đem tới, chia sẻ những kinh nghiệm làm việc mà mình từng gặp phải mà ở Ngân hàng TMCP Quân Đội chưa từng xảy ra trước đây. Trong số những bộ phận có liên quan tới dịch vụ thanh toán quốc tế thì có thể nhận thấy, khối Treasury – khối kinh doanh ngoại tệ, dường như

là bộ phận cần có những nhân viên năng động nhạy bén và có kinh nghiệm nhất với thị trường, đây chính là bộ phận cần tuyển chọn nhân viên một cách gắt gao nhất.

Thứ ba, các hội thảo nên được tổ chức thường xuyên hơn. Hiện nay các hội thảo thường được tổ chức hàng năm, tổng kết lại những tình huống thành các case study, nghiên cứu các tình huống cụ thể. Tuy nhiên, để có thể giúp cho các cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế có thể hiểu biết nhiều hơn nữa về các tình huống thanh toán quốc tế trong và ngoài nước, rút kinh nghiệm cho mình, hạn chế tối đa rủi ro thì các hội thảo này có lẽ nên được tổ chức nhiều hơn, có thể là hai hoặc ba lần trong năm.

Thứ tư, suy cho cùng thì thanh toán quốc tế cũng là một dịch vụ. Mà đã dịch vụ thì luôn có tương tác trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên cung cấp dịch vụ. Chất lượng dịch vụ cũng do đó phụ thuộc rất nhiều vào quá trình giao tiếp giữa khách hàng và nhân viên. Từ đó trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên thanh toán quốc tế, một chương trình đào tạo về thái độ phục vụ khách hàng là vô cùng cần thiết. Nhân viên phải được đạo tạo từ cách giao tiếp, cách giữ vững tâm lý phong cách phục nhiệt tình, tận tâm tận lực với khách hàng trước và sau mỗi thương vụ giao dịch. Môi quan hệ với khách hàng phải ngày càng bền chặt hơn nữa, có như vậy nó sẽ trở thành một tài sản vô giá của ngân hàng. Sau mỗi lần giao dịch, sự hài long của khách hàng sẽ là thước đo cho chất lượng của dịch vụ, là cơ sở để họ tiếp tục sử dụng sản phẩm của ngân hàng và lôi kéo thêm nhiều khách hàng khác nữa. Nhờ đó doanh thu sẽ được ổn định và phát triển từng ngày.

2.4. Một số đề xuất và kiến nghị với Nhà nước và Ngân hàng nhà nước

2.4.1. Kiến nghị với Nhà nước

2.4.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng khung pháp lý quản lý hoạt động thanh toán quốc tế. thanh toán quốc tế.

Hiện nay, nước ta chưa có bộ luật để quản lý loại hình dịch vụ thanh toán quốc tế. Do vậy, các ngân hàng thương mại trong nước buộc phải sử dụng những quy tắc và

thông lệ quốc tế như UCP, INCOTERMS, ULB, v.v… để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của mình. Những thông lệ tập quán này không mang tính chất bắt buộc như các văn bản pháp lý. Vì thế cho nên, nếu trong trường hợp không may có xuất hiện rủi ro, tranh chấp, các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng thương mại cũng gặp nhiều khó khăn. Điều này đang tạo nên một yêu cầu rất cấp bách cho nhà nước cần phải nhanh chóng ban hành một bộ luật hay ít nhất cũng là những văn bản pháp quy khác để kịp thời điều tiết, và là cơ sở cho những công tác thanh toán quốc tế tại Việt Nam hiện nay.

2.4.1.2. Xây dựng chính sách thương mại quốc tế lâu dài và ổn định, đảm bảo đúng theo lộ trình gia nhập WTO theo lộ trình gia nhập WTO

Trong những năm tiếp theo, chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam sẽ có nhiều bước thay đổi để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tạo nền tảng để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai. Các điều chỉnh trong hệ thống chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam cần phải tuân thủ đúng theo lộ trình của cam kết gia nhập WTO. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước định hướng được các chiến lược kinh doanh trong trung và dài hạn của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó công tác mở cửa thị trường, mở rộng các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng tác động không nhỏ tới nhu cầu xuất nhập khẩu cũng như thanh toán quốc tế. Để đảm bảo được sự phát triển ổn định lâu dài của dịch vụ thanh toán quốc tế cho Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng và hàng loạt các ngân hàng thương mại khác trong nước, các chính sách về thương mại quốc tế cần phải có được sự ổn định cần thiết, tránh những thay đổi đột ngột bất ngờ như những năm qua. Như đã nói ở trên, thanh toán quốc tế gắn chặt với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Khi những hoạt động xuất nhập khẩu được phát triển bền vững, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này được tạo điều kiện thuận lợi đề phát triển thì đó sẽ là cơ sở vững chắc cho dịch vụ thanh toán quốc tế ngày càng lớn mạnh hơn. Các ngân hàng thương mại cũng không muốn những khách hàng

sử dụng dịch vụ của mình gặp những bất trắc trong kinh doanh, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng chi trả của doanh nghiệp cũng như nguồn thu lâu dài từ dịch vụ của ngân hàng.

2.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

2.4.2.1. Xây dựng chính sách quản lý ngoại tệ và tỷ giá một cách hợp lý, ổn định

Năm 2009 là một năm đầy áp những biến động trên thị trường ngoại tệ của Việt Nam. Trong những tháng đầu năm khi mà bất ngờ Việt Nam xuất hiện xuất siêu thì nhu cầu về đồng USD xuống thấp kỷ lục khi mà tỷ giá ở thị trường không chính thức trong những tháng 3 và tháng 4 có những thời điểm ngang bằng với tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên cũng chỉ sau vài tháng tình hình lập tức thay đổi, khi mà các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước dần được khôi phục, lượng hàng hóa nhập khẩu liên tục gia tăng khiến cho cả năm 2009, nhập siêu cả nước lên tới 17 tỷ USD. Cũng vì vậy nhu cầu đồng USD tăng đột biến, trong khi đó, các chính sách thắt chặt tỷ giá đồng USD đã khiến cho nhu cầu về USD lại càng tăng cao hơn. Nhu cầu USD không chỉ để phục vụ nhập khẩu hàng hóa mà còn do tâm lý của người dân tích trữ đồng USD, các doanh nghiệp xuất khẩu thu được ngoại tệ cũng cố gắng dự trữ nên khiến cho tình hình khan hiếm đồng USD ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trước tình hình đó nhà nước đã 2 lần phải điều chỉnh mức tỷ giá USD bám sát cung cầu thị trường hơn nên cuối cùng cũng đã làm cho thị trường ngoại tệ ở Việt Nam có phần nào ổn định hơn. Trong những năm tới, Việt Nam cần tránh để lặp lại những sự việc kiểu như vậy, điều này ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trở nên rất khó khăn. Từ đó lại làm cho dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại cũng bị kìm hãm và khó có cơ hội phát triển. Ngân hàng nhà nước, cần phải có những biện pháp chủ động hơn trong điều hành thị trường ngoại hối, cần phải linh hoạt hơn, nhạy bén hơn trước những thay đổi của cung cầu ngoại tệ, đảm bảo sự ổn định thị trường giúp cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động.

2.4.2.2. Xây dựng một lộ trình, tìm kiếm khả năng đưa đồng VND tham gia vào thanh toán quốc tế

Sau những biến cố xảy ra trong năm vừa qua trên thị trường ngoại tệ, có một câu hỏi đặt ra là chúng ta phải lệ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế tới khi nào, và tại sao lại chưa thể tăng thêm vai trò của những đồng tiền khác trong thanh toán quốc tế. Có rất nhiều các đồng tiền mạnh khác để chúng ta có thể sử dụng trong thanh toán quốc tế với các đối tác như EUR, JPY, và gần đây mới nổi lên đồng RMB. Nhờ vào những ảnh hưởng kinh tế mạnh mẽ của mình, Trung Quốc đã đưa đồng RMB vào thanh toán quốc tế và càng ngày càng tăng thêm vai trò của đồng tiền này. Việt Nam cũng nên học tập Trung Quốc, chúng ta cần xây dựng một lộ trình, một kế hoạch đúng đắn để có thể sớm đưa được đồng VND vào thanh toán quốc tế. Và theo định hướng của chính phủ và ngân hàng nhà nước, trong năm 2010 này cơ chế đưa đồng tiền Việt nam tham gia vào thanh toán xuất nhập khẩu sẽ được xây dựng.

Hiện nay, tính chuyển đồi của VND còn rất hạn chế trên thế giới nên việc đưa vào thanh toán xuất nhập khẩu hay vay nợ, trả nợ nước ngoài là một mục tiêu khá khó khăn. Cơ chế xây dựng sắp tới sẽ phải tập trung giải quyết khó khăn này bằng nhiều giải pháp khác nhau. Trong giai đoạn đầu của đề án này, cần có những biện pháp nhằm nâng cao tính chuyển đồi của VND. Theo đó, ngân hàng nhà nước Việt nam xây dựng hệ thống lãi suất chủ đạo để định hướng thị trường, tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt, tương đối ổn định, hướng vào mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa nhiều hơn và tăng dự trữ ngoại hối. Trong vấn đề, khắc phục tình trạng USD hóa nền kinh tế, đề án phải đưa ra được lộ trình từng bước và đặt yêu cầu nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định về quản lý ngoại tê, tiếp tục cứng rắn xử lý mạnh tay để xóa bỏ việc niêm yết, định giá, thanh toán bằng ngoại tệ trong nước và kinh doanh ngoại tệ trái phép. Nhìn chung chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng những gì Trung Quốc đã và đang thực hiện, nên tìm ra những biện pháp hợp lý và Việt Nam có thể áp dụng bởi

cách thức phát triển kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc tuy gần giống nhau nhưng vẫn có sự chênh lệch lớn về sức mạnh kinh tế và mức độ ảnh hưởng trên thế giới. Nếu đề án thành công thì điều này sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước cũng như khả năng phát triển của dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại.

KẾT LUẬN

Trong năm 2009 xu hướng bảo hộ đã manh nha trỗi dậy khi mà các nền kinh tế lớn đều có nhiều biện pháp để kích thích tiêu dùng hàng hóa nội địa để giúp nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, các dấu hiệu khả quan về những phục hồi kinh tế toàn cầu đã xuất hiện trở lại trong những tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010. Nhờ đó, toàn cầu hóa, mở cửa nền kinh tế sẽ trở lại là xu hướng hàng đầu của nền kinh tế thế giới trong thế kỉ 21. Tại Việt Nam, mở cửa thị trường, mở cửa nền kinh tế vẫn là mục tiêu hàng đầu được đặt ra cho những năm sắp tới. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ lên mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Cũng vì vậy, nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế cũng ngày càng tăng lên, không chỉ thanh toán phục vụ xuất nhập khẩu mà còn nhiều hoạt động khác của nền kinh tế. Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế trở thành một yêu cầu không thể bàn cãi của các ngân hàng thương mại. Không chỉ vậy, phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế cũng chính là một bước để phát triển kinh tế nước nhà. Với vai trò là trái tim của nền kinh tế, những dịch vụ của ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng không ngừng đóng góp vào sự phát triển phồn thịnh của đất nước. Và để có thể phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại, không chỉ cần đến sự đầu tư lâu dài, chiến lược đúng đắn của nhà quản trị mà cũng cần phải có những sự hỗ trợ tích cực từ phía những nhà quản lý kinh tế vĩ mô, từ Nhà nước và từ Ngân hàng nhà nước.

Qua những phân tích và đánh giá trong bài viết này, em đã cố gắng giải quyết những vấn đề chính sau:

• Cơ bản đưa ra những lý thuyết chung về thanh toán quốc tế và những vấn đề có liên quan tại các ngân hàng thương mại.

• Phân tích thực trạng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội trong những năm từ 2004 tới 2009. Thông qua đó, đưa ra những nhận xét và đánh giá một cách khách quan về những thành công, những hạn chế còn tồn tại và tìm ra những nguyên nhân của chúng trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.

• Đề xuất một số các biện pháp để khắc phục những hạn chế tồn tại, củng cố

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w