Chiến lược giá và phương thức thực hiện

Một phần của tài liệu Các sản phẩm cung cấp chủ yếu của Walmart, hình thức kinh doanh (Trang 31)

Do đặc thù là một doanh nghiệp bán lẻ, bên cạnh một số sản phẩm tự sản xuất thì hầu hết là sản phẩm lấy từ các nhà sản xuất bên ngoài nên giá cả sản phẩm phụ thuộc nhiều vào nhà sản xuất, nhà cung cấp nên việc định giá sản phẩm khá phức tạp và

khống chế giá gặp nhiều khó khăn. Nhưng chính sách giá của Wal-mart trên toàn cầu luôn thống nhất đó là: Giá thấp nhất và luôn ổn định.

Để có được giá rẻ bán cho khách hàng W-M sẽ phải thực hiện một số biện pháp cụ thể: cắt giam chi phí, cộng dồn giá khuyến mãi và tạo áp lực W-M lên các nhà sản xuất và cung ứng.

Thứ nhất để cắt giảm chi phí cần quy trình quản trị khoa học. Đây là thế mạnh bởi kinh nghiệm mà W- M tích lũy được từ nhiều năm, thể hiện ở việc sử dụng nhân sự hợp lý và hiệu quả, chi phí quảng cáo ít,… Không chỉ có vậy, W-M còn can thiệp sâu vào quá trình sản xuất. Mở các nhà máy hay ký hợp đồng trực tiếp với các nhà sản xuất để sản xuất các sản phẩm của chính mình như quần jean hay các hàng tiêu dùng khác. Việc nay có khá nhiều thuận lợi khi mà ở Việt Nam chi phí nhân công và nguyên liệu thấp hơn nhiều nước khác, trong nước cũng có sẵn nhiều doanh nghiệp gia công hàng may mặc, chế biến. Kinh nghiệm quản lý và sản xuất chuyên nghiệp sẽ là một lợi thế để giảm chi phí trong khâu này khi mà một số siêu thị như Coopmart hay Big C cũng đã thử nghiệm mô hình này nhưng không thành công.

Sam Walton - người sáng lập Wal-mart đã đưa ra phát kiến quan trọng đối với ngành bán lẻ đó là phá bỏ chu kì cao thấp kéo dài hàng chục năm trong giá bán các sản phẩm tiêu dùng. Bất kỳ ai thường mua sắm đều quen thuộc với những đợt khuyến mãi chỉ kéo dài trong vài ngày. Những đợt giảm giá khuyến mại này được lên lịch trước từ lâu nhưng chúng vẫn tạo ra những chu kì tiêu thụ không ổn định. Người tiêu dùng đâm nghiện với giá bán rẻ hơn và chống lại giá bán tiêu chuẩn và các hãng cung cấp cũng đâm nghiện với những đợt bùng nổ sản lượng do việc giảm giá khơi mào. Tuy nhiên, cũng cần phải bán với giá tiêu chuẩn để duy trì một biên độ lợi nhuận hợp lý. Còn các cửa hàng thì “phát khùng” vì trữ hàng cho những đợt khuyến mại, vì bày trí lại kiểu trưng bày, và đối phó với hàng đống sản phẩm không chịu nhúc nhích khi đợt giảm giá kết thúc. Để trừ khử những chuyện đó, W-M yêu cầu các hãng bán hàng choW-M cộng hết tất cả các khoản giảm giá của các đợt khuyến mại trong năm và trừ vào trị giá sản phẩm của nguyên một năm. Thế là hiện ra cái giá bán lẻ thấp và cố định của từng ngày.

Việc bán với giá thấp đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn trong thương lượng với nhà sản xuất, cung ứng. Với tầm vóc và sức mạnh của mình W-M tạo áp lực lên các nhà sản xuất, cung ứng buộc họ phải “chơi theo luật của mình”. Sự kiên định của W-M trong chuyện hàng phải “luôn luôn giá thấp” khiến các hãng cung cấp gần như phải tự phát huy năng lực, phải do dự không dám bàn chuyện tăng giá bán. Với các nhà sản xuất nước ngoài W-M đã có quan hệ và hợp tác tôt. Còn với các nhà sản xuất Việt Nam thì việc khiến họ phải bước theo nhịp của Wal – Mart không quá khó khăn khi mà sản xuất và quản lý của các công ty Việt Nam chưa đạt tính chuyên nghiệp cao. W-M có thể dùng ảnh hưởng của mình can thiệp sâu vào quy trình sản xuất, hỗ trợ họ chuyên nghiệp hóa, đồng thời tạo áp lực để họ giảm giá cũng như duy ttrì giá ổn định.Và bởi vì Walmart là một nhà phân phối khổng lồ, đến nỗi các thương hiệu sản phẩm không thể để mình bị loại bỏ khỏi các kệ hàng của Walmart. Kết quả là, một nhà sản xuất của một thương hiệu nổi tiếng có thể phải chịu sự nhượng bộ về giá cả cho dù ảnh hưởng đến lợi nhuận chỉ để được có mặt trong chuỗi cửa hàng Walmart.

5.Tổ chức thực hiện

Sau khi đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thâm nhập thị trường thì một phần không thể thiếu đó là sự tổng hợp các bước cho sự thâm nhập này một cách cụ thể phù hợp với mục đích đưa ra ban đầu.Hay về cơ bản đây là công việc thiết lập các phương án bán , mở rộng sản phẩm và dịch vụ của mình, nói ngắn gọn hơn là để “phát triển thương hiệu”.

Đây là lịch trình cụ thể các công việc và nhiệm vụ của từng manager, từng bộ phận: (Các công việc được sắp xếp theo mức độ quan trọng, hoàn thành công việc 1 rồi mới thực hiện công việc 2,...)

Mức độ ưu tiên

Công việc Phân công bộ

phận

1. Tìm hiểu thị trường Việt Nam( các yếu tố chung, cụ thể như đã nêu)

...

2. Ước tính chi phí , lợi ích, rủi ro và quyết định đầu tư thông qua dự toán ngân sách sử dụng vốn

Financial Manager 3. Tiến hành thiết lập cơ sở vật chất, làm các thủ tục cần

thiết và xây dựng nhà máy sản xuất

.... 4. Quảng bá,định vị sản phẩm và thương hiệu .Đồng thời

lựa chọn kênh phân phối phù hợp.(cần lựa chọn phương tin truyền thông phù hợp)

R&D

5. Định giá sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu và theo mục đích ban đầu của công ty.

Plan staff

6.

Lựa chọn đối tác và tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm đối tác cung ứng

... 7. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên ( chỉ ở bộ phận bán

hàng hoặc các bộ phận sản xuất...) và phát triển đội ngũ quản lý (người của công ty mẹ)

Human Resources Manager 8. Xúc tiến bán hàng, thông tin với khách hàng và lấy phản

hồi từ khách hàng.

Marketing and Customer care Services

6.Ước tính chi phí và dự kiến nguồn vốn thực hiện:

Ước tính chi phí và dự kiến nguồn vốn thực hiện là việc không thể thiếu trong tiến trình thâm nhập thị trường của công ty đầu tư. Khi thâm nhập một thị trường mới, công ty gặp phải rất nhiều khó khăn về thủ tục,nhân sự,các rào cản văn hóa,...điều đó đồng nghĩa với việc công ty phải bỏ ra rất nhiều công sức và chi phí để được phát triển và tồn tại lâu dài trên mảnh đất đang đầu tư. Và một trong những yếu tố tiên quyết xác định mức độ khả thi của dự án đó là chi phí và nguồn vốn bỏ ra như thế nào.Ở đây, khi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tập đoàn Walmart vào Việt Nam, thì các chi phí cần nói đến đó là :chi phí thuê mặt bằng, xây dựng cơ sở vật chất, chi phí bán hang, thuê nhân công, chi phí quản xây dựng và chi phí thiết bị, chi phí mua NVL trực tiếp sản xuất, chi phí bảo hiểm công trình, Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, Các khoản thuế, phí và lệ phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;chi phí vận chuyển, nhập khẩu hàng hóa,…Nhưng rất khó để ước tính được một cách chính xác tất cả các chi phí phải bỏ ra.

Do có phần hạn chế về nhiều mặt nên chúng tôi xin dừng tại đây.Việc triển khai hoạt động như thế nào sẽ được bổ sung sau.

V. Kết luận

Với đặc thù của ngành phân phối bán lẻ , chiến lược marketing quốc tế Wal-Mart ưu tiên lựa chọn là chiến lược thích nghi, thể hiện ở việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ, phân phối, xúc tiến và định giá phù hợp với đặc tính của người tiêu dùng Việt Nam.

Để thành công tại thị trường Việt Nam ,thị trường tiềm năng trong hoạt động bán lẻ ,Walmart cần tỉnh táo và linh hoạt hơn nữa trong xây dựng và thực hiện chiến lược marketing tổng hợp sao cho phù hợp với những khác biệt về văn hóa, điều kiện kinh tế, điều kiện cạnh tranh, tiêu chuẩn kĩ thuật ,quy định pháp luật tại nước sở tại.Những khác biệt này đòi hỏi phải có điều chỉnh về các chi tiết hay đặc điểm trong khâu phân phối ,xúc tiến hàng hóa. Trong đó ,chiến lược nghiên cứu phát triển (R&D) quốc tế đặc biệt quan trọng đối với công ty quốc tế như Walmart.Những bài học từ sự thất bại tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc minh chứng cho sự chủ quan của Walmart. Trong tương lai với xu hướng toàn cần hóa, hy vọng tiến trình thâm nhập Việt Nam của Walmart sẽ đạt được thành công như các quốc gia khác.

Một phần của tài liệu Các sản phẩm cung cấp chủ yếu của Walmart, hình thức kinh doanh (Trang 31)