Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chiến lược giá:

Một phần của tài liệu Các sản phẩm cung cấp chủ yếu của Walmart, hình thức kinh doanh (Trang 29)

Số liêụ thống kê cho thấy, GDP bình quân đầu người, thu nhập và mức chi tiêu của người Việt Nam ngày càng tăng nhưng so sánh với mặt bằng chung thì vẫn còn thấp. Mặc dù năm 2008 là năm đánh dấu VN thoát ra khỏi nhóm nước nghèo nhưng theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới tháng 10/2008 thì VN đứng hạng 170 về thu nhập bình quân đầu người tính theo tỷ giá VNĐ/USD, và đứng thứ 156 về thu nhập bình quân tính đầu người theo phương pháp sức mua tương đương (PPP) trong tổng số 207 nước, vùng lãnh thổ. Như vậy người Việt Nam vẫn cóthu nhập còn thấp và khả năng chi tiêu còn hạn chế. Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng kinh tế cuối 2008 đầu 2009 đã và đang tạo ra những hậu quả nghiêm trọng, làm trì trệ quá trình phát triển kinh tế và làm cho kinh tế các nước trở nên ảm đạm hơn. Đặc biệt là khi Việt Nam đã tham gia một cách tích cực vào kinh tế quốc tế nên khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng rõ nét hơn. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam liên tục tăng và tăng vọt trong năm 2008 (xem bảng) đồng nghĩa với việc giá cả leo thang, đặc biệt là nhiều mặt hàng tiêu dùng và hàng hóa thiết yếu đã có thời điểm tăng vọt.

Theo Tổng cục Thống kê, 7 tháng đầu năm 2008, mức chi dùng hàng hoá - dịch vụ đạt bình quân 886 nghìn đồng/người/ tháng, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, vì so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 27% nên lượng hàng hóa tiêu thụ có thể coi như không thay đổi. Song, từ tháng 8-2008, chỉ số CPI bắt đầu chững lại và giảm liên tục cho đến các tháng cuối năm. Trong 3 tháng đầu năm 2009 CPI tăng 14,47% so với 3 tháng đầu năm 2008. Tuy nhiên, sức mua vẫn còn dè dặt. Và 40% số người Việt Nam được khảo sát cho biết họ quan tâm tới giá cả hơn

so với trước.

Theo một cuộc khảo sát đầu năm 2009,1/3 người dân chi tiêu giảm xuống đối với những ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) ngoại trừ thực phẩm và nói rằng họ giảm chi tiêu ở tất các các kênh mua sắm siêu thị, chợ và tiệm tạp hóa và yếu tố giá cả đã vượt qua phân phối để chiếm vị trí thứ hai. Như vậy, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đã thể hiện rõ qua lựa chọn của người tiêu dùng (xem bảng).

( Nguồn : Báo Sài Gòn Tiếp Thị)

Như vậy việc tiếp cận thị trường với lượng sản phẩm phong phú có chất lượng cao mà giá cả thấp sẽ thu hút được người tiêu dùng và trở thành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Về mặt xã hội, mặc dù đời sống của người dân được cải thiện, tỷ lệ nghèo giảm, nhưng chỉ số bất bình đẳng về thu nhập (Gini) ở VN còn cao, và tăng qua các năm (năm 2004 Gini là 0,423, năm 2006 hệ số này là 0,425). Hệ số Gini cao thể hiện phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo cao giữa các tầng lớp dân cư. Như vậy chỉ một bộ phận nhỏ người dân có thu nhập cao có đủ khả năng chi tiêu cho những mặt hàng cao cấp hay thích ứng được với sự biến động về giá cả, phần lớn còn lại là những người có thu nhập trung bình và thấp nhạy cảm hơn với giá. Chính sách giá thấp và ổn định sẽ duy trì được lòng tin và sự trung thành của nhóm khách hàng này.

Thuế thu nhập cá nhân được ban hành và đưa vào thựch hiện cũng có những ảnh hưởng nhất định. Mặc dù hiện nay khoản thuế này còn được tạm hoãn thu để kích cầu nhưng trong tương lai gần sẽ chính thức trở thành một khoản làm giảm thu nhập của người dân. Đề án của bộ tài chính về thu phí môi trường trên mỗi lít xăng dầu tiêu thụ ( 6000-8000 đồng/ lít) cũng trở thành một khoản chi phí. Thu nhập bị giảm sẽ làm người tiêu dùng có xu hướng cân nhắc và cẩn trọng hơn trong tiêu dùng. Bài toán tiết kiệm có thể sẽ được đặt lên trên hết.

Bên cạnh đó có thể thấy một số siêu thị lớn và có thị phần lớn trên thị trường như Coopmart, Big C đều đang đẩy mạnh chiến lược giá rẻ với nhiều đợt khuyến mãi giảm giá lớn. Tong khi hàng bán ở siêu thị là hàng tiêu dùng nên lượng cầu lớn và khá ổn định. Đặc bịêt là nhiều mặt hàng tiêu dùng ít đồi hỏi sự cân nhắc về nhãn hiệu hay xuất xứ thì giá cả trở thành yếu tố then chốt.

Một phần của tài liệu Các sản phẩm cung cấp chủ yếu của Walmart, hình thức kinh doanh (Trang 29)