0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Trận động đất Quan Sơn – Thanh Hóa

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH CƠ CẤU CHẤN TIÊU MỘT SỐ TRẬN ĐỘNG ĐẤT MIỀN BẮC VIỆT NAM BẰNG SỐ LIỆU ĐỊA CHẤN DẢI RỘNG (Trang 55 -55 )

Các thông số ban đầu của trận động đất được đưa ra trong bảng 4.1 (TH). Trận động đất xảy ra ngày 19 tháng 09 năm 2010 lúc 08 giờ 58 phút (GMT) vị trí tọa độ: 20.217 độ vĩ Bắc, 104.937 độ kinh Đông, độ sâu 15km, độ lớn Magnitude ML=4.2. Chúng tôi lựa chọn và sử dụng số liệu của năm trạm (MCVB, THVB, BGVB, BCVB, CBVB) để thực hiện quá trình nghịch đảo ten-xơ moment.

Hình 4.15. Sự tương quan giữa băng ghi lý thuyết (màu đỏ) và băng ghi thực tế

46

Kết quả nghịch đảo ten-xơ moment đưa ra băng sóng lý thuyết (đường màu đỏ) và đem so sánh với băng sóng thực tế (đường màu đen) thu được kết quả khá khớp nhau (hình 4.15). Sự khớp nhau về kết quả nghịch đảo này đưa ra hàm tương quan khá cao được minh họa bởi hình 4.16. Hàm tương quan giữa lý thuyết và thực tế 70%.

Hình 4.16. Kết quả xác định cơ cấu chấn tiêu của trận động đất Quan Sơn – Thanh

Hóa (TH) theo phương pháp lựa chọn lưới (grid-search). Cơ cấu chấn tiêu màu đỏ là kết quả cuối cùng với hệ số tương quan cao nhất.

Hình 4.17. Các tham số cơ cấu chấn tiêu của trận động đất Quan Sơn – Thanh Hóa (TH) được tổng hợp trên bảng (phía phải) và nghiệm của cơ cấu chấn tiêu được vẽ (phía trái).

47

Kết quả lựa chọn lưới (grid-search) cho thấy, cơ cấu chấn tiêu màu đỏ là giá trị cuối cùng tìm được sau quá trình nghịch đảo. Các giá trị cụ thể của nghiệm cơ cấu chấn tiêu màu đỏ tìm được thể hiện trên hình 4.17 bên phải với các tham số như: đường phương (strike), góc dốc (dip) và góc trượt (slip)... Bảng 4.5 dưới đây đưa ra các tham số của nghiệm cơ cấu chấn tiêu trận động đất Quan Sơn – Thanh Hóa.

Bảng 4.5: Nghiệm cơ cấu chấn tiêu động đất Quan Sơn – Thanh Hóa

NP1 NP2 ID Số trạm sử dụng Vĩ độ [0] Kinh độ [0] Độ sâu [km] DC [%] CLVD

[%] Mw Strike Dip Slip Strike Dip Slip

TH 5 20.217 104.937 7.0 63.6 36.4 3.7 304 82 162 36 72 08

Cơ cấu chấn tiêu động đất Quan sơn – Thanh hóa xảy ra theo cơ chế trượt bằng. Trục ứng suất nén ép theo hướng Bắc – Nam, tách giãn theo hướng Đông – Tây. Góc dốc lớn cắm về hướng bắc một góc 820 so với mặt phẳng nằm ngang. Kết quả tính toán bằng nghịch đảo ten-xơ moment này sẽ được kết hợp với kết quả điều tra thực địa ảnh hưởng của động đất tác động lên bề mặt. Dựa vào kết quả điều tra thực địa chúng tôi xây dựng bản đồ đường đẳng chấn cho trận động đất Quan Sơn – Thanh Hóa, sau đó chúng tôi sẽ so sánh hai kết quả với nhau.

Quá trình điều tra thực địa đã thực hiện 4 tuyến khảo sát với 36 điểm điều tra, mỗi điểm điều tra thu thập thông tin động đất với nhiều người dân khác nhau. Sau khi có thông tin về ảnh hưởng của động đất tại các điểm điều tra chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá độ xác thực của các thông tin này, đây là bước quan trọng nó cho phép sàng lọc, lựa chọn các thông tin về động đất của nhiều người dân tại cùng một điểm điều tra thành một thông tin chính xác, rõ ràng và cô đọng nhất có thể kết nối với một thang cường độ cụ thể trong thang cường độ MSK-64. Kết quả điều tra được đánh giá và xây dựng bản đồ đường đẳng chấn minh họa bởi hình 4.18 dưới đây:

48

Trận động đất này xảy ra trên khu vực đồi núi, giáp với biên giới Việt –Lào do đó gây khó khăn trong quá trình điều tra thực địa. Bản đồ đường đẳng chấn trên hình 4.18 của trận động đất Quan Sơn – Thanh hóa không phản ánh được tính đầy đủ của số liệu điều tra xung quanh chấn tâm động đất một cách hoàn thiện. Tuy nhiên, số liệu điều tra trong phần gần chấn tâm (vòng tròn màu xanh nhỏ nhất) có trục chính của đường đẳng chấn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam trùng với hướng của đứt gãy tính theo phương pháp nghịch đảo ten-xơ moment.

Như vậy, kết quả nghịch đảo ten-xơ moment một lần nữa khá khớp nhau với kết quả điều tra thực địa. Cơ cấu chấn tiêu của trận động đất Quan Sơn - Thanh Hóa xảy ra theo cơ chế trượt bằng, có ứng suất nén ép theo phương Bắc - Nam và tách giãn theo hướng Đông - Tây. Góc dốc lớn cắm về hướng bắc một góc 820 so với mặt phẳng nằm ngang. Kết quả này phù hợp với đặc điểm kiến tạo của khu vực Tây Bắc Việt Nam.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH CƠ CẤU CHẤN TIÊU MỘT SỐ TRẬN ĐỘNG ĐẤT MIỀN BẮC VIỆT NAM BẰNG SỐ LIỆU ĐỊA CHẤN DẢI RỘNG (Trang 55 -55 )

×